1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. 7 dấu hiệu sắp sinh cần nhập viện ngay mẹ cần biết!

7 dấu hiệu sắp sinh cần nhập viện ngay mẹ cần biết!

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

7 dấu hiệu sắp sinh cần nhập viện ngay mẹ cần biết!gif5

Sau khoảng 9 tháng mang thai, mẹ và gia đình sẽ chuẩn bị đến với thời khắc quan trọng nhất là chuyển dạ để đón em bé chào đời. Những dấu hiệu sắp sinh mà Ecolife sắp chỉ ra trong bài viết này sẽ giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất!

1. Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần đến 2 ngày

Em bé đạp nhiều có phải sắp sinh hay chảy sữa non có phải sắp sinh không đều là những câu hỏi mẹ bầu thường thắc mắc. Sự hoạt động của em bé trong bụng và tiết sữa non thường diễn ra vào trong tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ, cũng có thể là một trong những dấu hiệu dự báo mẹ sắp sinh nếu mẹ có thêm những dấu hiệu sau:

1.1 Sa bụng dưới

Là hiện tượng thai nhi di chuyển xuống khu vực xương chậu của người mẹ để dễ dàng ra đời hơn. Sa bụng dưới có thể xảy ra trước cả 1 tuần so với lúc bắt đầu chuyển dạ thật sự.

7-dau-hieu-sap-sinh-can-nhap-vien-ngay-me-can-phai-biet_1 

Hiện tượng thai nhi di chuyển xuống khu vực xương chậu của người mẹ 

1.2 Cổ tử cung mở và mỏng hơn

Để em bé chào đời, cổ tử cung sẽ tự động giãn ra và mỏng đi để tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi chào đời. Tốc độ giãn nở nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Đến khi mở được 10cm thì mới được coi là mở trọn vẹn, thuận lợi nhất.

>>> Xem thêm: Cách Pha Sữa Aptamil Anh Sao Cho Đúng Chuẩnicon_car_2

1.3 Đi tiểu nhiều lần, tiêu chảy nhiều hơn 

Thai nhi lọt xuống khung chậu sẽ kích thích bàng quang, tạo cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn. Đồng thời, các hormone được tạo ra trong cơ thể nhằm hỗ trợ quá trình đưa em bé ra ngoài cũng có thể gây ra tiêu chảy. Vì vậy, nếu mẹ có thắc mắc buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh không thì câu trả lời là có nhé!

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Anh Số 1 (Aptamil Advanced) 800g - Sản Phẩm Nhập Khẩu Chính Ngạch icon_car_2

1.4 Chuột rút và đau vùng xương chậu

Những cơn chuột rút có thể xảy ra thường xuyên hơn trước khi sinh. Kèm theo đó là những đơn đau ở vùng xương chậu và lưng. Càng đến gần ngày chuyển dạ, những cơn đau này sẽ xảy ra nhiều hơn.

7-dau-hieu-sap-sinh-can-nhap-vien-ngay-me-can-phai-biet_3 

Những cơn chuột rút có thể xảy ra thường xuyên hơn trước khi sinh

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Organic Số 3 -  Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng icon_car_2

2. Dấu hiệu sắp sinh nhập viện ngay trong 24 giờ cần

2.1 Xuất hiện cơn gò tử cung (cơn co thắt chuyển dạ)

Cơn gò tử cung được xem là dấu hiệu sắp sinh rõ ràng nhất mà hầu như mẹ bầu nào cũng phải gặp. Hiện tượng này có thể tạo ra những cơn đau, làm nhiều mẹ bầu thắc mắc đau bụng như đau bụng kinh có phải sắp sinh không thì câu trả lời là có.

Tuy nhiên trong quá trình mang thai, đôi khi cũng xuất hiện những cơn co thắt tử cung với tần suất không đều, khiến mẹ hiểu nhầm đó là dấu hiệu sắp chuyển dạ nhưng thật ra là không phải. Chúng thường được gọi là cơn gò sinh lý.

Hai loại co thắt tử cung này có biểu hiện khá giống nhau nên có thể gây ra nhầm lẫn. Vì vậy, mẹ cần hiểu đúng bản chất và sự khác nhau để phân biệt kịp lúc xem có phải em bé sắp ra đời không.

>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đứcicon_car_2

Cơn gò sinh lý

Cơn co thắt chuyển dạ

Xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, tần suất thất thường không thể dự báo trước.

Xuất hiện từ tuần thai 37 trở đi, nếu sớm hơn thì sẽ là chuyển dạ sinh non

Cường độ cơn gò diễn ra lúc mạnh lúc yếu, không đồng đều, kéo dài từ khoảng 30 - 60 giây nhưng đôi khi có thể hơn 2 phút. 

Cơn gò mạnh, tạo cảm giác càng lúc càng đau, có thể đi kèm với chuột rút. Kéo dài lâu, khoảng cách giữa cơn đau rút ngắn trong khi cường độ càng đau hơn.

Đau ở phía trước bụng hoặc xương chậu.

Đau ở phần lưng dưới, rồi dần lan ra trước bụng, đau cả trong bụng và sau lưng.

Cảm giác đau do cơn gò gây ra có thể thuyên giảm khi mẹ bầu thay đổi tư thế, uống nước hoặc vận động nhẹ nhàng.

Cơn đau tăng dần, dồn dập, mẹ cần phải nhập viện sớm vì sắp chuyển dạ.

2.2 Mất nút nhầy cổ tử cung 

Ở cổ tử cung sẽ xuất hiện nút nhầy tử cung, đóng vai trò là hàng rào bảo vệ những tác nhân gây hại có thể xâm nhập vào buồng tử cung qua âm đạo khi mang thai. Khi đó, nút nhầy sẽ bịt kín cổ cung. Vào lúc sắp chuyển dạ, cơn gò tử cung sẽ đẩy nút nhầy ra ngoài, tạo thành dịch nhầy màu sẫm hoặc màu hồng, có thể có lẫn một ít máu chảy ra. Đây cũng chính là máu báo sắp sinh.

7-dau-hieu-sap-sinh-can-nhap-vien-ngay-me-can-phai-biet_2 

Mất nút nhầy cổ tử cung là dấu hiệu báo sắp sinh

Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu chắc chắn cho thấy em bé sắp chào đời ngay. Bởi thông thường, thời gian từ khi mất nút nhầy tử cung cho đến khi thật sự chuyển dạ có thể xảy ra trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Nhưng cá biệt có một số trường hợp có thể lên đến 1 - 2 tuần mới sinh.

>>> Xem thêm: (Review) Đánh giá về sữa Aptamil số 1 của một số mẹ bỉm! icon_car_2

2.3 Vỡ ối

Nếu có dấu hiệu vỡ ối thì có khả năng rất cao là em bé đã sẵn sàng chào đời rồi đấy. Mẹ bầu sẽ có cảm giác nước và dịch nhầy chảy ra khỏi âm đạo, có thể kèm theo mùi tanh nồng của dịch ối. Vậy nước ối sắp sinh có màu gì? Tùy theo cơ địa của mẹ mà nước ối có thể thay đổi về màu sắc như màu vàng nhạt hay trắng đục, lượng nhiều hay ít. Thời gian tính từ lúc bắt đầu vỡ ối đến khi sinh thường nằm trong khoảng từ 12 - 24 giờ.

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Lactose Free Anh 400g From Birth - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãngicon_car_2

3. Cần làm gì khi bắt đầu có dấu hiệu sắp sinh?

Việc khám thai định kỳ sẽ được các bác sĩ sản khoa thăm khám, theo dõi và đưa ra dự báo ngày sinh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mẹ bầu có dấu hiệu sắp sinh trước ngày dự sinh nên thường xảy ra lo lắng, hoảng hốt không biết phải làm sao. Đây là điều hoàn toàn là điều bình thường. Mẹ và gia đình nên bình tĩnh và làm những điều sau:

  • Đưa mẹ bầu vào bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, sắp xếp để chuẩn bị sinh bất cứ lúc nào.
  • Đi lại, vận động nhẹ nhàng, thư giãn cơ thể và đầu óc, tập thở đều, tất cả là để giảm bớt cảm giác đau và khó chịu gây ra bởi những cơn co thắt. Đồng thời giúp cổ tử cung hoạt động tốt hơn, thai nhi nhận được đủ lượng oxy để hô hấp.

7-dau-hieu-sap-sinh-can-nhap-vien-ngay-me-can-phai-biet_4 

Đưa mẹ bầu vào bệnh viện để các bác sĩ thăm khám

  • Cung cấp đủ nước và dưỡng chất cho cơ thể có đủ sức và năng lượng cho quá trình vượt cạn.
  • Người thân và gia đình cũng nên ở bên cạnh an ủi và vỗ về mẹ bầu, có thể giúp đỡ mẹ bầu dễ chịu hơn bằng cách mát-xa vai và lưng để giảm cơn đau nhức.
  • Nếu cơn đau có dấu hiệu vượt quá sức chịu đựng của mẹ, hãy báo với bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Anh Số 3 (Aptamil Advanced) 800g - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng icon_car_2

Đánh giá

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.