Bé chậm biết đi có phải do thiếu canxi?
Bé chậm biết đi có phải do thiếu canxi?
Bé chậm biết đi cũng là một trong những vấn đề khiến bố mẹ lo lắng. Vậy bé chậm đi là do những nguyên nhân nào? Và làm sao để tập đi cho bé nhanh nhất? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1. Bé bao nhiêu tháng chưa biết đi là chậm? Trẻ chậm biết đi có phải thiếu canxi?
Thông thường, vào khoảng độ 12 tháng tuổi bé sẽ bắt đầu chập chững những bước đầu tiên. Thế nhưng, cũng có những bé 15, 16 tháng tuổi vẫn chưa biết đi hoặc thậm chí là còn chưa đứng được.
Vào khoảng độ 12 tháng tuổi bé sẽ bắt đầu chập chững những bước đầu tiên
Điều này làm cho các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, điều này được lý giải là vì tuỳ theo từng điều kiện mà các bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Cùng với đó, cũng có thể là do sự tác động của các nguyên nhân sau đây
1.1 Gen di truyền từ bố hoặc mẹ
Có thể bạn chưa biết, việc em bé chậm biết đi hay chậm biết nói khả năng cao là do yếu tố di truyền từ bố mẹ. Vậy nên, nếu bố hoặc mẹ lúc bé chậm biết đi thì khi sinh con cũng sẽ di truyền lại điểm này cho bé.
Ngoài ra, nếu trong quá trình mang thai, mẹ bị mắc bệnh nhiễm trùng hoặc nhiễm các loại độc tố thì điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng biết đi của trẻ sau này.
Việc em bé chậm biết đi hay chậm biết nói khả năng cao là do yếu tố di truyền từ bố mẹ
Với nguyên nhân đầu tiên này hoàn toàn không liên quan đến các vấn đề bệnh lý mà chỉ đơn giản là yếu tố di truyền. Vậy nên, nếu con vẫn phát triển nhận thức bình thường thì không cần phải lo lắng hay sốt ruột bố mẹ nhé!
>>> Xem thêm: (Review) Đánh giá về sữa Aptamil số 1 của một số mẹ bỉm!
1.2 Bé sinh non chậm phát triển
Sinh non thiếu tháng là nguyên nhân kế tiếp gây ra tình trạng chậm biết đi ở trẻ. Các bé sinh non thường sẽ phát triển với tốc độ chậm hơn so với các bé sinh đủ tháng khoẻ mạnh.
Ở trường hợp này, nếu vấn đề chậm đi của bé không đi kèm với các dấu hiệu bệnh nào thì bố mẹ cũng có thể yên tâm rằng không có gì đáng lo ngại.
1.3 Bé lười đi hoặc nhút nhát, thiếu tự tin
Đây cũng là một nguyên do thường gặp ở các bé nhỏ. Có những bé rất năng động, biết đi từ 8-10 tháng. Thế nhưng bên cạnh đó cũng có các bé lười vận động, chỉ thích nằm hoặc ngồi một chỗ.
Bé lười đi hoặc nhút nhát, thiếu tự tin
Đối với trường hợp này, mẹ có thể xem xét thể trạng của trẻ xem có phải do con thừa cân, béo phì nên trọng lượng cơ thể nặng hơn so với cơ chân sinh nặng nề, thụ động hay không để kịp có các giải pháp kịp thời bố mẹ nhé.
Ngoài ra, cũng có các bé có tính cách nhút nhát, sợ ngã nên khi tự đứng trên đôi chân của mình mà không có vòng tay bố mẹ, bé liền sợ hãi oà khóc và lập tức ngồi xuống. Điều này cũng gây khó khăn trong quá trình tập đi của trẻ.
>>> Xem thêm: Cách Pha Sữa Aptamil Anh Sao Cho Đúng Chuẩn
1.4 Bé mắc phải bệnh lý
Nếu bé nhà bạn chậm biết đi không do các nguyên nhân trên cùng với đó là xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:
- Nặng nề, khó khăn trong việc vận động, di chuyển
- Khi ngồi chân cong về phía sau như chữ “W"
- Kiểm soát đầu kém
- Tay chân mềm oặt, không có lực
Nặng nề, khó khăn trong việc vận động, di chuyển
Thì rất có khả năng, con đã mắc phải một trong các loại bệnh lý sau:
- Hội chứng, bệnh mãn tính (Down, Prader-Willi, Williams,...)
- Teo cơ, viêm cơ, loạn dưỡng cơ, bệnh cơ bẩm sinh,...
- Bại não, viêm màng não hoặc từng bị chấn thương đầu
- Bệnh tim bẩm sinh
- Xương thuỷ tinh
- Còi xương, suy dinh dưỡng thấp còi
2. Trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng gì không?
Đa số tâm lý phụ huynh thường lo lắng, sốt ruột khi con chậm biết đi hơn các bạn cùng trang lứa. Thế nhưng, bố mẹ cần hiểu rằng, tốc độ phát triển cơ xương của các bé không giống nhau. Ngoài các nguyên nhân nêu trên, chúng còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, điều kiện và môi trường sinh hoạt.
Chúng còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, điều kiện và môi trường sinh hoạt.
Vì thế, nếu bé nhà bạn không mắc phải các bệnh lý nêu trên và cũng không có dấu hiệu gì bất thường thì bố mẹ vẫn có thể hoàn toàn yên tâm.
Nói là thế, nhưng cũng không có phụ huynh nào muốn con mình chậm phát triển hơn các bạn. Vậy, trẻ chậm biết đi nên bổ sung gì? Có cách nào để giúp bé biết đi nhanh hơn không? Cùng Ecolife theo dõi tiếp bên dưới bố mẹ nhé!
>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Organic Số 3 - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
3. Bé chậm biết đi phải làm sao? Bé chậm biết đi nên bổ sung gì?
3.1 Bổ sung dinh dưỡng
Để trả lời cho câu hỏi con chậm biết đi phải làm sao thì đầu tiên, bố mẹ hãy xem lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé xem đã đầy đủ các chất cần thiết hay chưa.
Các vi chất dinh dưỡng đóng góp quan trọng trong quá trình hình thành và xây dựng hệ xương và cơ chắc khoẻ cho bé đó là:
- Canxi: có trong sữa và các sản phẩm sữa (như sữa chua, phô mai,...), rau lá xanh, cá hồi,...
- Vitamin D: cá, trứng cá, bơ, đậu phụ, sữa đậu nành, trứng, ngũ cốc... và ánh sáng mặt trời
- Vitamin K2: pho mát mềm, lòng đỏ trứng, rau chân vịt, thịt gà, gan bò, gan ngỗng,...
- Protein: thịt, cá, trứng, sữa, ức gà, yến mạch, sữa chua Hy Lạp, bông cải xanh,...
- Magie: ngũ cốc, chuối, bơ, đậu phụ, các cây họ đậu,...
- Kẽm: thịt đỏ, các loại động vật có vỏ (cua, tôm, sò,...), các loại hạt, các loại đậu, ngũ cốc,...
Các vi chất dinh dưỡng đóng góp quan trọng trong quá trình hình thành và xây dựng hệ xương và cơ
Mẹ có thể đa dạng thay đổi thực đơn hàng ngày của bé xoay quanh các loại thực phẩm nêu trên để bổ sung cho bé điều kiện phát triển hệ cơ xương tốt nhất.
3.2 Bổ sung sữa công thức
Ngoài ra, một loại sữa bột với công thức cải tiến vượt trội từ nhà Danone là Aptamil Anh (Aptamil Advanced) cũng được đông đảo các mẹ bỉm không những Việt Nam mà trên toàn Châu Âu tin dùng để cung cấp một cách đầy đủ nhất các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất cúa trẻ nhỏ.
Với nguồn gốc thương hiệu Pháp hàng đầu thế giới và đã có hơn 100 năm nghiên cứu và sản xuất. Sữa Aptamil trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu trong quá trình chăm sóc các bé.
Với bảng thành phần “vàng" 10 điểm cho chất lượng, Aptamil Advance được bầu chọn là dòng sữa chuyên dùng cho bé phát triển trí não thông minh - thể trạng cao lớn, khoẻ mạnh mà không lo béo phì.
Aptamil Advance được bầu chọn là dòng sữa chuyên dùng cho bé phát triển trí não thông minh
- Bé từ 0 - 6 tháng tuổi: Sữa Aptamil Anh số 1
- Bé từ 6 - 12 tháng tuổi: Sữa Aptamil Anh số 2
- Bé từ 12 - 24 tháng tuổi: Sữa Aptamil Anh số 3
- Bé từ 24 tháng tuổi trở lên: Sữa Aptamil Anh số 4
4. Cách tập đi cho bé nhanh và hiệu quả nhất?
Để hỗ trợ bé yêu tập đi nhanh hơn, Ecolife đã tìm hiểu và tổng hợp tất cả những cách hiệu quả nhất mà bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng sau đây:
4.1 Cho bé tập đi trên bề mặt mềm mại
Khi bé mới chập chững đi, rất dễ bị té ngã. Bàn chân da non của bé cũng chưa quen tiếp xúc với các bề mặt cứng, rất dễ bị căng thẳng, khó chịu. Vì vậy, bố mẹ nên trải thảm lông hoặc lót đệm cho bé tập đi.
- Sữa Aptamil Anh Số 1 (Aptamil Advanced) 800g - Sản Phẩm Nhập Khẩu Chính Ngạch
- Sữa Aptamil Anh Số 2 (Aptamil advance) 800g - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
- Sữa Aptamil Anh Số 3 (Aptamil Advanced) 800g - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
4.2 Cho bé đi chân đất khi tập đi trong nhà
Khi bé đã đi cứng hơn, bố mẹ hãy tiếp tục nâng độ khó của thử thách tập đi lên cho bé. cho con tiếp xúc làm quen với bề mặt mới, cứng và trơn hơn như sàn nhà. Bằng cách cho con đi chân trần, không giày, không vớ, điều này cũng giúp tăng độ ma sát. Chân bé bám sàn tốt hơn, ít trơn trượt, té ngã hơn.
Cho bé đi chân đất khi tập đi trong nhà
Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng khi bé ở nhà. Còn khi ra ngoài, nên cho bé đi giày để tránh các vật nhọn đâm vào chân con bố mẹ nhé!
4.3 Khuyến khích bé bằng cách cho bé với lấy đồ chơi
Trước khi có thể đi thì giai đoạn bò của bé cũng vô cùng quan trọng bởi nó giúp kích thích cơ chân của bé phát triển chắc khoẻ hơn. Phần cơ xương phải đủ khoẻ thì mới có thể đỡ được trọng lượng cả cơ thể, bé mới có thể đứng và đi dễ dàng được.
Đến khi muốn tập cho bé biết đi, bố mẹ có thể vừa chơi vừa tập cho bé bằng cách đỡ bé đứng dậy, sau đó nhờ một người nữa đung đưa món đồ chơi yêu thích của bé trước mặt và đưa lên cao dần.
Khuyến khích bé bằng cách cho bé với lấy đồ chơi
Cách này sẽ tập cho bé đứng lâu hơn và nếu bé chịu hợp tác, bố mẹ có thể từ từ di chuyển món đồ chơi ra xa dần để bé chập chững bước theo.
4.4 Bố trí đồ đạc tạo điều kiện cho bé tập đi
Trong giai đoạn bé tập đi, bố mẹ cũng nên sắp xếp các đồ đạc xung quanh sao cho bé có thể thuận tiện vịn vào nhất. Và khi có nhu cầu di chuyển, bé sẽ men theo thành các đồ vật để đi. Bằng cách này, bé có thể tự biết đi nhanh hơn mà không cần phải tập.
>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đức
4.5 Cùng đi bộ hoặc cùng nhảy múa với bé
Đây là một cách không những giúp bé biết đi mà còn giúp thêm “chất keo" gắn kết tình cảm gia đình hiệu quả.
Khi đưa bé đi chơi công viên, thay vì bế trên tay, hãy đặt bé xuống để bé tập đi. Bố mẹ mỗi người sẽ đỡ một bên tay của bé và cổ vũ bé tiến về trước bằng đôi chân của mình. Nếu bé có vẻ thích thú và muốn bỏ tay bố mẹ ra để tự đi, bạn cứ làm theo ý bé, nhưng vẫn đỡ hờ phía sau phòng khi bé loạng choạng hoặc vấp ngã.
Cùng đi bộ hoặc cùng nhảy múa với bé
Còn khi ở nhà, bố mẹ mở những bài nhạc mà bé thích rồi nắm tay bé đỡ bé đứng dậy cùng nhún nhảy theo giai điệu. Lúc này, trọng lượng của toàn bộ cơ thể sẽ dồn vào chân bé và khi cơ thể chuyển động, trọng tâm cơ thể liên tục thay đổi sẽ giúp bé làm quen với bài tập thăng bằng cơ thể, tạo tiền đề cho các bước đi sau này.
4.6 Cho bé tập đi bằng xốp hơi bong bóng
Một cách được rất nhiều các phụ huynh áp dụng thành công đó là tập cho bé bước đi trên thảm xốp.
Với cách này, bố mẹ cũng có thể áp dụng cho các bé biếng đi. Chỉ cần mua một tấm thảm xốp và trai xuống sàn. Sau đó, bố mẹ dắt tay bé đi hoặc bố trí các chỗ tay cầm để bé tự vịn bước đi. Với mỗi bước chân bé đi, bong bóng xốp sẽ phát ra những tiếng “lốp bốp" vui tai. Cách này sẽ gây cho bé cảm giác thích thú và chăm tập đi hơn.
4.7 Khuyến khích bé tự đi nhưng không để bé một mình
Khi bé đã có thể chập chững bước đi thường sẽ không thích người lớn đỡ. Vậy nên bố mẹ cũng đừng cố đỡ bé mà chỉ giữ vai trò bảo hộ để phòng khi bé sắp ngã.
Khuyến khích bé tự đi nhưng không để bé một mình
Tuy vậy, bố mẹ cũng đừng bao giờ chủ quan mà để bé tự đi một mình kể cả khi bé đã có thể tự mình đi được những đoạn dài. Cẩn thận vẫn hơn, vì không ai biết trước được, bé có thể ngã bất cứ lúc nào.
>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Lactose Free Anh 400g From Birth - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
Bình luận Facebook