Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh - Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh - Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh vàng da là một bệnh lý về da thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh vàng da xuất hiện với những dấu hiệu nổi bật vô cùng dễ nhận biết giúp bố mẹ có các biện pháp điều trị kịp thời. Sự hiểu biết về bệnh vàng da như nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và các biện pháp điều trị giúp bố mẹ chăm sóc trẻ mắc bệnh tốt hơn.
Bệnh vàng da là một bệnh lý về da thường gặp ở trẻ
1. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Bệnh vàng da ở giai đoạn sơ sinh là tình trạng các vùng da của trẻ nhỏ xuất hiện màu vàng đậm lạ bất thường so với màu da bình thường của trẻ. Trẻ sơ sinh bị vàng da có thể là một tình trạng vàng da sinh lý đơn thuần không nguy hiểm hoặc là vàng da bệnh lý với rất nhiều biến chứng khó diễn biến.
Trẻ nhỏ xuất hiện màu vàng đậm lạ bất thường
Tình trạng vàng da sơ sinh có thể gặp ở cả trẻ nhỏ đã đủ tháng hoặc trẻ sinh non. Tỷ lệ trẻ sinh non mắc bệnh vàng da lên đến 80% trong khí đó trẻ đủ tháng chiếm tỷ lệ thấp hơn với khoảng 60%.
Xem thêm: Cách nhận biết và cách xử lý khi bé dị ứng đạm sữa bò
2. Vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý
2.1 Vàng da sinh lý
Vàng da ở sinh ở mức độ nhẹ thường là vàng da sinh lý với độ nguy hiểm ít và thường tự khỏi vài tuần sau khi sinh. Bệnh vàng da sinh lý hình thành do ứ đọng bilirubin trong cơ thể làm vàng da ở trẻ và không gây bất kỳ biểu hiện bệnh lý nguy hiểm nào cho trẻ. Mức độ vàng da sơ sinh sinh lý thường nhẹ hơn so với vàng da bệnh lý.
Vàng da ở sinh ở mức độ nhẹ sẽ tự khỏi vài tuần sau sinh
Bệnh vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh hầu hết sẽ tự biến mất trong khoảng 2-3 tuần sau sinh. Lý giải cho quá trình này là do khi trẻ bắt đầu bú sữa nhiều, gan của trẻ bắt đầu hoạt động tích cực hơn giúp loại trừ dần dần chất gây vàng da ra ngoài cơ thể.
Xem thêm: Vì sao cần đặc biệt chú trọng bổ sung dinh dưỡng khi bé bị tiêu chảy?
2.1 Vàng da bệnh lý
Bệnh vàng da bệnh lý là một bệnh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, bệnh xuất hiện sớm với các biểu hiện rõ rệt trên da và các cơ quan toàn thân. Trẻ nhỏ bị mắc bệnh vàng da bệnh lý sẽ xuất hiện hàng loạt các biểu hiện vàng da toàn thân. Trẻ nhỏ bị vàng da bệnh lý có thể xuất hiện các vùng da màu vàng đậm từ rất sớm, trong khoảng 48 giờ sau sinh kèm theo vàng bàn tay, bàn chân, kết mạc mắt. Đồng thời trẻ còn có biểu hiện như co giật, mệt mỏi, đuối sức, bỏ bú, sốt, phân bạc màu, ngủ lịm, ngủ li bì…
3. Nguyên nhân gây ra bệnh vàng da
Vàng da sinh lý ở trẻ em được xác định là do quá trình ứ đọng bilirubin trực tiếp hoặc gián tiếp trong cơ thể. Ơ trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh các tế bào hồng cầu luôn được sản sinh và chết đi liên tục, khi hồng cầu bị phá vỡ sẽ sản sinh ra hemoglobin, một chất tăng chuyển hóa bilirubin, do đó tạo ra hiện tượng vàng của trẻ. Khi trẻ nhỏ lớn lên, các chức năng đào thải của mật gan tốt hơn giúp loại bỏ chất bilirubin ra ngoài cơ thể từ từ giảm bệnh vàng da sinh lý ở trẻ. Cũng vì cơ chế đó mà bệnh vàng da sinh lý sẽ tự hết khi bé lớn lên.
Bệnh vàng da sinh lý sẽ tự hết khi bé lớn lên
Bệnh vàng da bệnh lý xuất hiện từ những nhóm nguyên nhân bệnh lý khác nhau, một số nguyên nhân chủ yếu của bệnh như: Bệnh lý tán huyết, bất đồng nhóm máu mẹ con, xuất huyết da, nhiễm trùng bào thai, bệnh lý gan bẩm sinh…Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh đi kèm với nhiều bệnh ký nguy hiểm khác, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng có hại cho trẻ nhỏ.
4. Vàng da có nguy hiểm không?
Trẻ nhỏ bị vàng da sinh lý là một dấu hiệu bình thường của cơ thể và thường không đi với những dấu hiệu bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh. Bệnh vàng da sinh lý sẽ tự khỏi khi cơ quan đào thải độc tố gan đi vào hoạt động và không gây cản trở quá trình lớn lên của trẻ nhỏ.
Bệnh vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện rất nhiều biến chứng nguy hiểm
Tuy nhiên, bệnh vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong quá trình phát bệnh, bệnh đã có nhiều biểu hiện như mệt mỏi, nôn mửa, bỏ ăn, co giật trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát trình bình thường của bé. Trong thời gian dài, nếu bệnh vàng da bệnh lý không được điều trị có thể gây biến chứng nhiễm độc thần kinh, khiến trẻ tăng nguy cơ điếc, các dạng tổn thương não và thậm chí là tử vong.
5. Chế độ chăm sóc trẻ em bị vàng da
Chăm sóc trẻ em bị vàng da không quá phức tạp khi trẻ bị vàng da sinh lý, nhưng trong trường hợp trẻ bị vàng da bệnh lý cần can thiệp bằng các biện pháp tiến tiến hơn. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ nhỏ bị vàng da như sau:
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ nhỏ bị vàng da
- Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ có đủ năng lượng và sức đề kháng phòng ngừa tác động của bệnh lý trong cơ thể
- Cho trẻ tắm nắng thường xuyên vào buổi sớm để giảm vàng da ở trẻ
- Thực hiện liệu pháp chiếu đèn để giảm tình trạng vàng da ở trẻ
- Thay máu cho trẻ để giảm nguy cơ biến chứng nhiễm độc thần kinh
Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết 4 Kỹ Năng Cần Thiết Để Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh
Bệnh vàng da có thể được phòng ngừa tốt hơn bằng những biện pháp đơn giản sau:
- Cho trẻ nhỏ uống nhiều nước và sữa, giúp trẻ không bị mất nước đồng thời kích thích quá trình đào thải bilirubin ra ngoài ở thể nhanh hơn qua đường tiêu hóa
- Tăng cường chất bổ dưỡng cho trẻ thông qua sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức chất lượng.
Tiến hành xét nghiệm máu, xác định nguy cơ nhiễm nhiễm bệnh của con trước khi mang thai để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Bình luận Facebook