Các cách bảo quản gạo không bị nấm mốc, mọt
Các cách bảo quản gạo không mốc, mọt
Gạo để lâu nếu không biết cách bảo quản thường sẽ xuất hiện mọt hoặc nấm mốc. Chị em hãy áp dụng một vài mẹo vặt hữu ích hiếm người biết này sẽ giúp bảo quản gạo được lâu mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon và nguồn dinh dưỡng quý từ gạo.
1. Tại sao phải bảo quản gạo ?
Gạo là loại lương thực thiết yếu và không thể thiếu, vì thế nhiều gia đình có thói quen dự trữ gạo với số lượng lớn để dùng dần. Nhưng nếu không được bảo quản đúng cách gạo sẽ dễ bị mốc hoặc bị các côn trùng tấn công như: mọt, sâu gạo. Vậy làm thế nào để nhận biết gạo đã bị mốc hay bị mọt?
Gạo bị mốc thường sẽ có màu xanh lục hay màu vàng nâu và vón thành cục. Nấm mốc không chỉ làm hao hụt thành phần dinh dưỡng trong gạo mà nguy hiểm hơn là nguy cơ sản sinh chất độc aflatoxin - một độc tố bền vững ngay khi ở nhiệt độ cao. Độc tố này khi vào cơ thể sẽ gây ra ngộ độc, đau bụng hôn mê và nhiều ảnh hưởng đến gan, phổi, thận,.... Gạo bị mốc còn có mùi rất khó chịu, hương vị cũng bị giảm sút đi nhiều, mất đi cảm giác ngon miệng cho bữa ăn gia đình bạn.
Không chỉ bị mốc, nếu không bảo quản đúng cách gạo sẽ sản sinh ra mọt hoặc sâu gạo. Chúng sẽ ăn dần khiến hạt gạo bị mất đi dinh dưỡng, độ ngọt và hương thơm tự nhiên. Tuy không sản sinh ra chất độc hại nhưng chất lượng gạo sẽ bị giảm sút đáng kể.
Bảo quản gạo đúng cách sẽ là chìa khoá để bảo toàn hương vị, dinh dưỡng tự nhiên của gạo. Điểm danh một số cách bảo quản gạo không bị mọt và nấm mốc được khá nhiều gia đình áp dụng hiện nay.
2.Các cách bảo quản gạo thông dụng
2.1 Sử dụng dụng cụ bảo quản gạo chuyên dụng:
Đây là cách bảo quản gạo thông dụng tại các gia đình. Gạo được bảo quản trong các thùng, chum, vại ,... khô ráo, có nắp đậy kín để không bị côn trùng tấn công, và được đặt ở những vị trí thông thoáng, nhiệt độ thích hợp.
2.2 Bảo quản gạo bằng muối
Rãi một ít muối ăn vào hũ gạo sẽ giúp xua đuổi được lũ mọt hại. Khi vô tình ăn phải gạo bị dính muối, mọt sẽ bỏ đi. Tuy nhiên, với cách làm này nên cẩn thận sử dụng một lượng muối nhỏ để không làm mặn và ướt gạo.
2.3 Bảo quản gạo bằng tỏi
Đây là mẹo vặt dân gian được nhiều người truyền tai nhau về tính đơn giản và hiệu quả cao. Dùng vài tép tỏi bóc vỏ và cho vào thùng gạo. Mùi thơm của tỏi sẽ là " khắc tinh" của mọt và sâu gạo. Sau khi cho tỏi vào đậy kín nắp để mùi hương tinh dầu tỏi được lan tỏa khắp thùng gạo nhà bạn. Côn trùng sẽ không dám bén mảng tới.
2.4 Bảo quản gạo trong tủ lạnh
Với lượng gạo ít, bạn có thể bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh và dùng dần. Với nhiệt độ trong tủ lạnh dưới 15 độ C sẽ giúp tiêu diệt được mọt và ức chế sự sinh sôi nảy nở của trứng mọt.
2.5 Bảo quản gạo bằng ớt bột
Ớt sẽ là nỗi khiếp sợ của lũ mọt. Rắc một ít ớt bột vào thùng gạo sẽ nhanh chóng đuổi được lũ mọt. Mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu và đi ngay.
3. Cách xử lý khi gạo bị nấm mốc và mọt.
Đối với gạo bị nấm mốc sẽ sản sinh ra chất độc hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến gan, dạ dày. Do vậy, gạo bị nấm mốc sẽ không sử dụng được. Và không chỉ ở người, ngay cả các động vật như: gà, ngan, ngỗng,.. ăn phải gạo mốc cũng khiến chúng bị ngộ độc, xơ gan,....
Đối với gạo bị mọt , nhiều người vẫn thắc mắc liệu gạo bị mọt có ăn được không ? Câu trả lời là vẫn có thể sử dụng được. Tuy nhiên, mùi hương và chất lượng sẽ không được đảm bảo nguyên vẹn.
Khi phát hiện gạo đã bị mọt, mách nhỏ bí quyết giúp chị em cách trị mọt gạo nhanh chóng nhất. Hãy mang gạo ra phơi nắng hoặc dùng máy sấy để sấy khô. Mọt gạo khi gặp nhiệt độ nóng sẽ nhanh chóng bò ra ngoài và bỏ đi. Thế là chúng ta có thể dễ dàng “ xua đuổi” chúng rồi đấy
Cách xử lý sau sẽ giúp gạo bị mọt ngon như mới.
- Dùng dầu ăn để khử mùi hôi gạo: cho một muỗng nhỏ dầu oliu, dầu mè, dầu đậu nành vào gạo và nấu nấu. Nó giúp cơm chín có mùi thơm đặc trưng, hạt cơm sẽ mềm dẻo, bóng bẩy ngon miệng hơn.
- Dùng sữa tươi: Cho lượng sữa và nước nấu cơm theo tỉ lệ 1:1 tức sữa và nước bằng nhau rồi nấu chín như bình thường. Sữa tươi sẽ tăng độ thơm, vị ngọt và béo cho cơm. Với cách này, nồi cơm nhà bạn sẽ rất đắt khách.
Tham khảo>>> Gạo ST25 đặc sản Sóc Trăng mềm dẻo
4. Lưu ý khi bảo quản gạo
3.1. Đối với vật dụng
Các vật dụng đựng gạo phải không thấm nước, được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, khô ráo và có nắp đậy kín( nếu không có nắp phải dùng bao nilon bịt kín miệng) . Tốt nhất là nên chọn những dụng cụ có chất liệu từ thủy tinh, nhựa cao cấp, inox,..
Có như vậy, gạo mới tránh được côn trùng xâm hại, giữ được hương thơm và dưỡng chất lâu hơn.
3.2. Chọn nơi bảo quản thích hợp:
Gạo mua với số lượng lớn nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng khí như trong tủ hoặc kệ bếp. Tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao có thể làm chất lượng, hương vị và hàm lượng dinh dưỡng bị giảm sút .
3.3. Gạo để được bao lâu ?
Thông thường, gạo có thể bảo quản được trong vòng 4 - 6 tháng. Để càng lâu hương vị cũng như chất dinh dưỡng bị giảm sút dần. Lời khuyên cho các bạn là nên mua gạo với số lượng vừa phải để đảm bảo luôn được sử dụng gạo mới thơm ngon đúng chuẩn.
Để đặt mua gạo sạch, gạo online hãy đến với đại lý gạo EcoLife. Lh ngay hotline: 0904 667 858
Bình luận Facebook