Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho bé mẹ nào cũng nên biết
Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho bé mẹ nào cũng nên biết
Mùa mưa là thời điểm dịch sốt xuất huyết hoành hành và trẻ em với hệ miễn dịch non nớt là một trong những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất. Vậy cách phòng bệnh sốt xuất huyết cho bé là gì và khi bị sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Bệnh sốt xuất huyết là gì, có nguy hiểm không?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus có tên gọi là Dengue (type DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4) gây ra. Muỗi vằn cái sẽ mang loại virus này truyền từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh khi hút máu.
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra
Loài muỗi vằn này thường sinh sản và phát triển mạnh vào mùa mưa, khi khí hậu nóng và ẩm ướt. Chúng trú tại các ao tù nước đọng, trong bụi rậm, ao hồ, thậm chí trong nhà có thể trú trong quần áo, chăn màn, hoặc các chum, vại,... Do vậy, ở Việt Nam, dịch sốt xuất huyết thường xảy ra vào mùa mưa, khoảng từ tháng 7 đến tháng 11.
Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết thường sống ở những nơi rậm rạp, ẩm ướt
Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có mức độ nghiêm trọng và có thể gây ra các biến chứng như sốc, suy tạng, trụy tim, xuất huyết nội tạng,... Sốt xuất huyết có thể xảy ra với cả trẻ em và người lớn. Nhưng bệnh xảy ra ở trẻ em sẽ gây nguy hiểm hơn do hệ miễn dịch của các bé còn yếu.
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ tử vong
>>> Nhiễm khuẩn đường ruột là gì? Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì khỏi?
Đối với người lớn, bệnh sẽ khiến cho cơ thể đau nhức ở cơ và khớp. Còn đối với trẻ em, nếu nhẹ sẽ gây phát ban, sốt cao, nặng hơn sẽ gây chảy máu, giảm huyết áp đột ngột và có nguy cơ tử vong.
2. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em - 3 giai đoạn diễn biến của bệnh
Những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em có nhiều biểu hiện khác nhau và có nhiều diễn biến phức tạp. Bệnh bắt đầu đột ngột và diễn biến nhanh chóng từ giai đoạn nhẹ đến nặng. Do vậy, cha mẹ nên có hiểu biết về bệnh cũng như nắm được các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em để có thể phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho con mình.
Bé bị sốt cao đột ngột và kéo dài rất có thể là triệu chứng sốt xuất huyết
Giai đoạn đầu, bố mẹ có thể dễ dàng phát hiện con trẻ bị bệnh bằng biểu hiện sốt cao đột ngột và liên tục. Trẻ nhỏ sẽ quấy khóc, trẻ lớn hơn sẽ than đau đầu, đau họng, hoặc ho, sổ mũi. Các bé sẽ chán ăn, nôn hoặc buồn nôn, đau nhức cơ khớp.
Lúc này, những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ thường không dễ phân biệt với những loại bệnh khác. Vậy nên cha mẹ nên đưa con nhỏ đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm và chẩn đoán chính xác nhất.
Vào giai đoạn tiếp đó, trẻ bắt đầu có những biểu hiện nặng hơn là da sung huyết, xuất hiện chấm xuất huyết dưới da, vị trí thường là ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, gan to bất thường, mi mắt phù nề.
Tất cả những trường hợp và triệu chứng trên đều là dấu hiệu cảnh báo trẻ cần phải được nhập viện ngay để có sự can thiệp y tế kịp thời của các bác sĩ. Nếu chần chừ để bệnh kéo dài sẽ gây tổn thương cho nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến tình huống xấu nhất là tử vong.
Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ là bệnh sốt xuất huyết, hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay
Sau khi trải qua các giai đoạn nguy hiểm trên, tình trạng bệnh của bé sẽ đỡ hơn và bắt đầu ổn định dần, bé giảm sốt, thèm ăn hơn, huyết áp trở lại bình thường, số lượng bạch cầu và tiểu cầu tăng.
3. Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Ngay khi nhận thấy hoặc nghi ngờ bé có những triệu chứng của sốt xuất huyết, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế, bệnh viện để khám và chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt. Nếu tình trạng bệnh của bé chưa đến mức quá nặng thì sẽ được bác sĩ cho phép điều trị tại nhà và tái khám theo lịch. Khi đó, bố mẹ cần ghi nhớ kỹ và làm theo những hướng dẫn của bác sĩ để bé có thể phục hồi sức khoẻ một cách nhanh nhất.
Bé bị sốt xuất huyết thường xuyên quấy khóc vì đau nhức cơ, khó chịu trong người
Bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm những cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho bé sau đây để kết hợp điều trị cho hiệu quả tốt hơn:
- Nếu trẻ sốt cao, cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol với liều lượng theo hướng dẫn sử dụng, lau mát cơ thể cho bé. Không được dùng aspirin hay ibuprofen.
- Cho bé uống nhiều nước sôi để nguội, oresol, những loại nước trái cây như dừa, chanh, cam để bổ sung chất điện giải.
Bổ sung các loại trái cây cho bé là một cách tốt để hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, thức ăn loãng để dễ tiêu, chú ý các món ăn để đảm bảo dinh dưỡng.
- Đảm bảo môi trường xung quanh thông thoáng, đủ ấm, kín gió, cho trẻ nghỉ ngơi nhiều.
Nếu đột nhiên trẻ có những dấu hiệu khác thường và các triệu chứng trở nặng hơn, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế ngay.
>>> Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và giải pháp sữa Aptamil Anh số 1
4. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết cho bé hiệu quả nhất
Hiện nay, ở cả Việt Nam và thế giới đều chưa có vắc xin đặc trị bệnh sốt xuất huyết nên việc phòng bệnh được xem là quan trọng nhất và luôn được tuyên truyền rộng rãi mỗi khi bước vào cao điểm dịch.
Phòng chống dịch sốt xuất huyết bằng cách diệt các loại côn trùng trung gian gây bệnh
Những cách phòng bệnh phổ biến nhất được áp dụng ở nhiều nơi là chủ động diệt các loại côn trùng trung gian truyền bệnh như muỗi bằng cách diệt bọ gậy, vệ sinh môi trường sống, không để đọng nước, tránh muỗi đốt.
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên cho trẻ mặc quần áo dài tay, để trẻ ngủ trong màn kể cả ban ngày, sử dụng các loại kem xua muỗi, vợt điện để bắt muỗi trong phòng, trong tủ quần áo mỗi ngày.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ, bố mẹ khi cho bé ngủ màn phải kéo khoá cẩn thận để màn phát huy công dụng một cách tốt nhất nhé
Sốt xuất huyết là một căn bệnh hết sức nguy hiểm với trẻ em. Vì vậy, để bé yêu có thể phát triển khỏe mạnh, cha mẹ hãy cố gắng phòng bệnh cho trẻ bằng các biện pháp kể trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề nào cần giải đáp và hỗ trợ, bố mẹ có thể liên lạc số hotline 0932 788 299.
>>> Tại sao trẻ biếng ăn? Nguyên nhân và giải pháp mẹ cần biết
Bình luận Facebook