1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Cách đọc chỉ số tiểu đường thai kỳ - Chỉ số cảnh báo nguy hiểm?

Cách đọc chỉ số tiểu đường thai kỳ - Chỉ số cảnh báo nguy hiểm?

Kết quả 5.0/5 (1 đánh giá)

Cách đọc chỉ số tiểu đường thai kỳ - Chỉ số cảnh báo nguy hiểm?gif5

Các chỉ số tiểu đường thai kỳ thể hiện tình trạng sức khỏe của mẹ bầu hiện có đang mắc tiểu đường thai kỳ không. Biết chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm là bao nhiêu, hiểu rõ cách theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe. Cùng Ecolife tìm hiểu về chỉ số này nhé.

1. Chỉ số bao nhiêu là bị tiểu đường thai kỳ? Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường xảy ra trong quá trình mang thai. Lúc này, cơ thể bị rối loạn dung nạp glucose, làm nồng độ glucose trong máu tăng cao ở các bà bầu. Tình trạng này thường được phát hiện trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.  

Bệnh tiểu đường thai kỳ không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng cụ thể. Chỉ có thể phát hiện ra bệnh thông qua xét nghiệm. Hiện nay có hai phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu. Sau đây là cách đọc kết quả tiểu đường thai kỳ theo cách xét nghiệm một bước.

me-bau-kieng-an-rau-gi-me-bau-uong-tao-xoan-spirulina-duoc-khong_2 

Cách đọc kết quả tiểu đường thai kỳ theo cách xét nghiệm một bước

Theo ADA (Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ), các chỉ số tiểu đường thai kỳ bình thường cũng như chỉ số tiểu đường an toàn được đo là:

  • Lúc đang đói: ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l).
  • Sau khi ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l).
  • Sau khi ăn 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l).

Theo đó, các chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ được chẩn đoán là mắc đái tháo đường thai kỳ khi kết quả thuộc các trường hợp sau:

  • Lúc đang đói: 92 mg/dl (5.1 mmol/l).
  • Sau khi ăn 1 giờ: 180 mg/dl (10 mmol/l).
  • Sau khi ăn 2 giờ : 153 mg/dl (8.5 mmol/l).

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Organic Số 3 -  Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng  icon_car_2

2. Cảnh báo mức độ nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi

Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi đó, cả mẹ và em bé sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.

2.1 Biến chứng ở mẹ bầu

Mắc tiểu đường thai kỳ có thể khiến mẹ bầu gia tăng nguy cơ gặp phải các tình trạng như:

  • Cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật.
  • Thai nhi nặng cân, to quá mức, đa ối làm rối loạn tuần hoàn và hô hấp ở mẹ bầu.
  • Có khả năng bị sang chấn trong quá trình sinh.
  • Dễ bị nhiễm trùng, băng huyết, viêm thận, viêm bể thận.
  • Khó có thể sinh thường, tăng nguy cơ sinh mổ và có thể gặp biến chứng trong quá trình phẫu thuật.
  • Nguy cơ nhiễm và tái phát nhiều lần nấm candida.

cach-tinh-ngay-du-sinh-cho-me-bau-chinh-xac-den-99_1

Khó có thể sinh thường, tăng nguy cơ sinh mổ và có thể gặp biến chứng trong quá trình phẫu thuật

>>> Xem thêm: (Review) Đánh giá về sữa Aptamil số 1 của một số mẹ bỉm! icon_car_2

 2.2 Biến chứng ở thai nhi

Thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu mẹ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.

  • Tăng nguy cơ sảy thai liên tiếp, thai chết lưu.
  • Tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh, thai dị dạng.
  • Tỷ lệ tử vong sau sinh do các biến chứng, dễ gặp sang chấn khi sinh (cả sinh thường và sinh mổ), khó sinh do thai to, khi sinh dễ gãy xương tăng.
  • Trẻ sau sinh rất dễ gặp phải các tình trạng như suy hô hấp, hạ canxi máu, hạ đường huyết, gặp nguy cơ đái tháo đường do di truyền từ mẹ.

>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đứcicon_car_2

3. Mẹ bầu nên làm gì sau khi chẩn đoán ra tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm. Tuy nhiên, những biến chứng của căn bệnh này có thể được phòng ngừa nếu kiểm soát tốt khi sớm được phát hiện, tuân theo quy trình điều trị của bác sĩ và theo dõi sức khỏe thường xuyên. 

Tiểu đường thai kỳ type 1 có thể kiểm soát thông qua chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục. Tiểu đường thai kỳ type 2 sẽ phải sử dụng thêm insulin và thuốc.

3.1 Thay đổi chế độ dinh dưỡng trong ăn uống

Theo thống kê, khoảng 70 - 85% bệnh nhân mắc tiểu đường có thể điều chỉnh mức đường huyết về chỉ số bình thường bằng chế độ ăn. Mẹ bầu và gia đình có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.

  • Ăn đủ ít nhất 3 bữa trong ngày, không được bỏ bữa. Trong đó bữa sáng rất quan trọng để đảm bảo mẹ bầu có năng lượng và ổn định được lượng đường huyết.
  • Nên thêm vào từ 2 - 4 bữa phụ bên cạnh bữa chính nhưng lưu ý phải có khoảng cách thời gian hợp lý giữa mỗi bữa ăn. Nên có một bữa phụ với món ăn chứa ít protein và tinh bột nhằm ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết xảy ra giữa đêm.

sua-me-loang-phai-lam-sao-nguyen-nha-giai-phap-me-can-biet_3 

Thay đổi chế độ dinh dưỡng trong ăn uống

  • Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa protein và chất béo. Các thực phẩm nên ăn: thịt nạc, thịt đỏ, cá nạc, sữa chua, sữa không béo không đường, đậu hũ, đậu phộng, phô mai.
  • Tránh xa các loại thực phẩm có thể tăng đường huyết, nhất là đồ ngọt nhiều đường, như: Bánh kẹo, kem, đồ uống có ga, bánh rán, mứt, thạch, nước sốt ngọt,...
  • Cân nặng của mẹ bầu cần phải được kiểm soát nghiêm ngặt. Không được tăng cân quá nhiều và quá nhanh. Cân nặng vừa phải chỉ nên tăng từ 8 - 12 cân trong cả thai kỳ. 

>>> Xem thêm: Cách Pha Sữa Aptamil Anh Sao Cho Đúng Chuẩnicon_car_2

3.2 Tập thể dục thường xuyên và đúng cường độ

Tập thể dục và vận động đúng mức độ sẽ giúp cơ thể tiêu thụ glucose mà không cần insulin. Do vậy, mẹ phải thường xuyên tập thể dục trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về những bài tập thể dục trong thai kỳ phù hợp với tình trạng của bản thân.

tieu-duong-thai-ky--nhung-dieu-can-biet-tranh-gay-nguy-hiem-den-thai-nhi_6 

Tập thể dục thường xuyên và đúng cường độ

Trên đây là những thông tin cơ bản về chỉ số tiểu đường thai kỳ cũng như sơ lược về căn bệnh này. Mẹ bầu cần phải khám thai định kỳ, đến gặp bác sĩ nếu có nghi ngờ mắc bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Lactose Free Anh 400g From Birth - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãngicon_car_2

Đánh giá

Kết quả 5.0/5 (1 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.