1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Cách phòng ngừa tiền sản giật khi mang thai mà bạn cần biết!

Cách phòng ngừa tiền sản giật khi mang thai mà bạn cần biết!

Kết quả 5.0/5 (1 đánh giá)

Cách phòng ngừa tiền sản giật khi mang thai mà bạn cần biết!gif5

Hội chứng tiền sản giật là hội chứng thường xảy ra ở sản phụ vào cuối 3 tháng của thai kỳ. Tình trạng này có thể gây ra vô số biến chứng cho mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, bạn đừng nên bỏ qua những biện pháp phòng ngừa tiền sản giật được chia sẻ dưới đây nhé!

1. Tiền sản giật là gì? Những nguyên nhân gây tiền sản giật ở thai phụ

Tiền sản giật (Preeclampsia) là biến chứng thường gặp khi mang thai, thường do huyết áp cao và dễ gây tổn thương tới những cơ quan khác, đặc biệt là gan và thận. Hầu hết các triệu chứng chỉ xuất hiện sau tuần thai thứ 34 (khoảng 3 tháng cuối thai kỳ). Một số thai phụ lại bị tiền sản giật sau sinh trong vòng 48 giờ. Những triệu chứng này có xu hướng tự biến mất sau vài tuần. 

Có rất nhiều lý do khiến thai phụ bị tiền sản giật:

  • Thai phụ bị rối loạn máu khó đông, từng bị tiểu đường, bệnh thận hay tự miễn như lupus ban đỏ.
  • Người thân là nữ giới trong gia đình từng bị tiền sản giật.
  • Bị béo phì, thừa cân khi mang thai.
  • Đa thai, cân nặng thai lớn.
  • Tử cung, nhau thai bị thiếu máu cục bộ.

cach-phong-ngua-tien-san-giat-khi-mang-thai-ma-ban-can-biet_3  

Số ít thai phụ bị tiền sản giật sớm ở tuần thứ 20

2. Ai có nguy cơ tiền sản giật cao?

3. Các biểu hiện của hội chứng tiền sản giật

Tiền sản giật có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm tới tính mạng của thai phụ và thai nhi. Dưới đây là 3 dấu hiệu tiền sản giật thường gặp nhất: 

3.1. Huyết áp tăng

  • Huyết áp tối đa ≥ 140mmHg hoặc tối thiểu ≥ 90mmHg (kết quả sẽ chính xác hơn nếu bạn đo 2 lần cách nhau ít nhất 4 giờ khi nghỉ ngơi, khi vào tuần thai thứ 20 tuần và mức huyết áp trước đó vẫn bình thường).
  • Nếu huyết áp tối đa tăng hơn 30mmHg hoặc huyết áp tối thiểu tăng hơn 15mmHg so với trị số huyết áp khi chưa mang thai.
  • Tiên lượng tiền sản giật càng nặng khi huyết áp càng cao.
  • Huyết áp tâm thu ≥ 160mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110mmHg.
  • Nếu sau sinh 6 tuần huyết áp còn cao thì nguy cơ cao sẽ tăng huyết áp mạn và cần phải khám chuyên khoa tim mạch.

cach-phong-ngua-tien-san-giat-khi-mang-thai-ma-ban-can-biet_2

Huyết áp tăng cao rất nguy hiểm tới sức khoẻ thai phụ

3.2. Protein dư thừa (protein niệu)

Protein niệu dương tính xảy ra khi lượng protein lớn hơn 0.3g/lít/mẫu nước tiểu 24 giờ hoặc trên 0.5g/lít/mẫu nước tiểu ngẫu nhiên.

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Lactose Free Anh 400g From Birth - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãngicon_car_2

 

3.3. Phù

Thai phụ xuất hiện sưng phù ở toàn thân nếu bị tiền sản giật khi mang thai. Đặc biệt là tay, mặt và chân. Biểu hiện này thường dễ nhầm lẫn với triệu chứng phù ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên phù sinh lý chỉ xảy ra ở chân, mức độ nhẹ và xuất hiện vào ban chiều. Còn phù do tiền sản giật gây ra thường khá nặng.

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Organic Số 3 -  Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng icon_car_2 

3.4. Một số dấu hiệu khác kèm theo

Thai phụ ngoài xuất hiện 3 dấu hiệu trên còn kèm theo một số triệu chứng tiền sản giật khác như:

  • Thiếu máu: Làn da xanh xao, niêm mạc nhợt và mệt mỏi.
  • Ảnh hưởng tiêu hoá: Buồn nôn, nôn, đau hạ sườn phải và vùng thượng vị.
  • Ảnh hưởng thần kinh: Đau vùng chẩm, dễ quên, lờ đờ.
  • Ảnh hưởng thị giác: Chóng mặt, sợ ánh sáng, thị lực.
  • Tràn dịch đa màng: Vùng bụng, tim, phổi.

cach-phong-ngua-tien-san-giat-khi-mang-thai-ma-ban-can-biet_4 

Nguy cơ mắc cao nếu bạn xuất hiện tất cả các triệu chứng trên

4. Những biến chứng nguy hiểm do tiền sản giật khi mang thai

Hội chứng này có thể gây ra vô số nguy hiểm khôn lường cho sức khoẻ của mẹ và bé. Dù xảy ra trước hay sau khi sinh thì vẫn có thể gây ra biến chứng.

4.1. Tốc độ tăng trưởng của thai nhi chậm

Bệnh ảnh hưởng tới các động mạch mang máu đến nhau thai. Khi nhau thai không nhận đủ lượng máu sẽ kèm theo nguy cơ thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Từ đó gây cản trở cho sự tăng trưởng của thai nhi, khiến bé nhẹ cân, suy dinh dưỡng lúc chào đời. 

>>> Xem thêm: Cách Pha Sữa Aptamil Anh Sao Cho Đúng Chuẩnicon_car_2

4.2. Nguy cơ sinh non

Nếu bạn bị tiền sản giật nặng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn sinh sớm để giảm thiểu nguy hiểm cho hai mẹ con. Tuy nhiên, sinh non cũng khiến bé ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ như suy giảm hệ miễn dịch, hô hấp, các cơ quan khác. Vì vậy, thai phụ cần thăm khám thường xuyên nếu bị hội chứng này để được chỉ định thời gian hạ sinh phù hợp.

4.3. Nguy cơ vỡ nhau thai

Vỡ nhau thai, bong rau non là tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành trong của tử cung trước khi sinh. Nhau thai bị vỡ sẽ khiến máu chảy nhiều, đe doạ tính mạng của cả mẹ và em bé.

>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đứcicon_car_2

 

4.4. Hội chứng HELLP

HELLP là hiện tượng tan máu (phá hủy các tế bào hồng cầu), men gan cao và số lượng tiểu cầu thấp. Đây là biến chứng xảy ra khi bị nặng, xuất hiện ở 4% – 12% bà bầu. Hội chứng HELLP gây buồn nôn, nôn, đau đầu và đau bụng trên bên phải. Nó gây tổn thương nghiêm trọng tới một số hệ thống cơ quan khác của mẹ bầu.

7-dau-hieu-sap-sinh-can-nhap-vien-ngay-me-can-phai-biet_2 

Trên 50% nguy cơ sinh non nếu không điều trị kịp thời tiền sản giật khi mang bầu

4.5. Sản giật

Nếu không kiểm soát hội chứng này có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như động kinh, co giật, bất tỉnh. Sản giật là một trong những tai biến sản khoa có nguy cơ gây tử vong hàng đầu cho mẹ và bé. Hãy nhờ bác sĩ can thiệp ngay lập tức nếu bạn xuất hiện biến chứng này.

>>> Xem thêm: (Review) Đánh giá về sữa Aptamil số 1 của một số mẹ bỉm!icon_car_2 

4.6. Tổn thương những cơ quan khác

Thai phụ bị tiền sản giật có thể chịu tổn thương tới thận, gan, phổi, tim, mắt. Hơn nữa, nguy cơ bị đột quỵ hoặc chấn thương não cũng rất cao. Bệnh càng nặng thì mức độ tổn thương càng cao.

4.7. Bệnh tim mạch

Do tổn thương tới các bộ phận mà thai phụ dễ mắc bệnh tim và mạch máu trong tương lai. Điều này gây cản trở không nhỏ tới sức khoẻ của mẹ về sau này. Để biết làm thế nào ngăn ngừa tiền sản giật khi mang thai, bạn đọc hãy tiếp tục cùng Ecolife tìm hiểu nhé!

cach-phong-ngua-tien-san-giat-khi-mang-thai-ma-ban-can-biet_5 

Hội chứng bệnh có thể gây vô số biến chứng cấp như suy thận, vỡ gan, hoại tử ống thận,...

5. Chăm sóc thai phụ bị tiền sản giật đúng cách

Để đẩy lùi hội chứng bệnh cũng như ngăn chặn tối đa những biến chứng có thể xảy đến, chăm sóc đúng cách là yếu tố vô cùng cần thiết.

5.1. Cách chăm sóc thai phụ bị tiền sản giật trong thai kỳ

Khi bị tiền sản giật trong giai đoạn mang bầu, bác sĩ thường tham vấn thời điểm sinh con sớm trước dự tính để tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi.

Nếu tình trạng thai nhi phát triển tốt thì bác sĩ thường chỉ định sinh ngay khi em bé đủ hoặc hơn 37 tuần tuổi. Nếu thai nhi dưới 37 tuần tuổi và bệnh diễn biến chưa quá nghiêm trọng thì cần theo dõi sát xao đến khi đủ điều kiện sẽ chỉ định sinh ngay.

Khi theo dõi bệnh, thai phụ cần nghỉ ngơi tại giường, tránh vận động mạnh, nên nằm nghiêng về bên trái. Bác sĩ sẽ thực hiện đo nhịp tim thai và siêu âm thường xuyên, xét nghiệm máu và nước tiểu và cho uống thuốc hạ huyết áp.

Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, thai phụ còn cần uống thuốc ngăn ngừa co giật, hạ huyết áp và tiêm steroid để giúp phổi của bé phát triển nhanh hơn, tiêm magie để ngăn ngừa sản giật.

5.2. Cách chăm sóc thai phụ bị tiền sản giật trong lúc chuyển dạ và sau sinh

Trong trường hợp xảy ra tiền sản giật lúc chuyển dạ hoặc sau khi sinh, sản phụ sẽ được kiểm tra huyết áp và theo dõi liên tục sau khi xuất viện. Nếu xuất hiện triệu chứng tiền sản giật hoặc HELLP, người nhà nên đưa sản phụ quay lại bệnh viện ngay lập tức.

cach-phong-ngua-tien-san-giat-khi-mang-thai-ma-ban-can-biet_6 

Nên để tâm trạng thai phụ luôn thoải mái

6. Làm thế nào để ngăn ngừa tiền sản giật khi mang bầu?

Những nguyên nhân bất khả kháng như tuổi tác, tiền sử bệnh hay gen di truyền, chúng ta không thể can thiệp. Ngoài ra, bạn có thể hạn chế mắc hội chứng này nhờ áp dụng những cách sau:

  • Giảm cân để tránh cơ thể rơi vào trạng thái béo phì (chỉ số BMI ≥ 25 là thừa cân).
  • Không sử dụng thuốc lá hay đứng trong môi trường có khói thuốc lá.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.
  • Kiểm soát huyết áp hoặc lượng đường trong máu để tránh rơi vào tình trạng cao huyết áp – ngòi châm của tiền sản giật.
  • Dùng aspirin liều thấp (81mg) sau 12 tuần mang thai theo chỉ định của bác sĩ nếu bạn có tiền sử tiền sản giật, đa thai, tăng huyết áp mãn tính, tiểu đường hoặc bệnh tự miễn.
  • Bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung cũng giảm nguy cơ mắc bệnh, 1200 – 1500mg/ngày là lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
  • Ăn nhạt, tăng đạm và uống nhiều nước để hạn chế mắc hội chứng này. Do một trong những cách nhận biết có liên quan tới xét nghiệm protein trong nước tiểu.

cach-phong-ngua-tien-san-giat-khi-mang-thai-ma-ban-can-biet_7 

Kiểm soát cân nặng, thói quen ăn uống và sinh hoạt là cách hiệu quả để sức khoẻ luôn tốt nhất

7. Những phương pháp chẩn đoán tiền sản giật chính xác nhất

Trước hết, để chẩn đoán bạn có bị mắc hội chứng này khi mang thai hay không, bạn cần đo huyết áp 2 lần/ngày. Nếu chỉ số huyết áp của bạn là 140/90 trở lên và thay đổi đột ngột liên tục thì nguy cơ mắc hội chứng này rất cao.

+ Xét nghiệm protein trong nước tiểu: Thực hiện xét nghiệm kiểm tra tỷ lệ protein-creatinine (creatinine là chất thải do thận lọc ra) trong nước tiểu sẽ chẩn đoán chính xác được bệnh này.

+ Xét nghiệm tiền sản giật qua đường máu: Nếu bạn thuộc diện có nguy cơ cao mắc bệnh này thì nên xét nghiệm máu thường xuyên. Xét nghiệm bao gồm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (CBC) và xét nghiệm các chức năng gan, thận. Việc này đồng thời giúp sàng lọc hội chứng HELLP.

+ Siêu âm đánh giá sức khoẻ của em bé: Cách này để kiểm tra sự phát triển, tăng trưởng của em bé có tốt hay không. Qua đó có thể dự đoán được những nguyên nhân gây cản trở tới sự tiến triển của thai nhi.

cach-phong-ngua-tien-san-giat-khi-mang-thai-ma-ban-can-biet_1 

Nên thực hiện xét nghiệm sớm ngay khi cơ thể có những thay đổi lạ

Sau khi tìm hiểu những nguyên nhân tiền sản giật và biện pháp phòng ngừa, hi vọng bạn đọc nếu đang hoặc sắp mang thai sẽ rút ra kinh nghiệm chăm sóc bản thân và thai nhi. Theo dõi thêm những kiến thức chăm sóc mẹ và bé tại Ecolife nhé!

Đánh giá

Kết quả 5.0/5 (1 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.