1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Cách tính ngày dự sinh cho mẹ bầu chính xác đến 99%

Cách tính ngày dự sinh cho mẹ bầu chính xác đến 99%

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Cách tính ngày dự sinh cho mẹ bầu chính xác đến 99%gif5

Tính ngày dự sinh để có sự chuẩn bị sẵn sàng trước khi đón con yêu chào đời là một trong những điều vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu. Vậy cách tính ngày dự sinh online như thế nào? Cùng Ecolife tìm hiểu ngay mẹ nhé!

1. Ngày dự sinh có chính xác không?

Ông bà ta thường có câu “mang thai chín tháng mười ngày". Tuy nhiên, câu nói này chỉ mang tính chất tương đối.

 

Bởi trên thực tế, mỗi mẹ bầu sẽ có một thời gian mang thai khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như thời điểm thai bắt đầu làm tổ, tốc độ phát triển của bào thai hay tình trạng sức khoẻ của mẹ và thai nhi,... Vì vậy, các phương pháp tính ngày dự sinh thường chỉ mang tính chất dự đoán tham khảo.

cach-tinh-ngay-du-sinh-cho-me-bau-chinh-xac-den-99_6 

Mỗi mẹ bầu sẽ có một thời gian mang thai khác nhau

Nhưng dù không chính xác đến mức tuyệt đối, nhiều mẹ vẫn áp dụng các cách tính ngày dự sinh để chủ động mọi thứ trước khi lâm bồn. Vì dù sao, có một mốc thời gian để biết trước và chuẩn bị vẫn tốt hơn là vô định, phải không nào?

>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đứcicon_car_2

2. Cách tính ngày dự sinh đơn giản nhất

Ngày dự sinh trong tiếng Anh được gọi là estimated date of delivery (EDD). Hiện nay, ngoài kết quả dự sinh do bác sĩ siêu âm đưa ra thì vẫn có rất nhiều cách để bố mẹ có thể tính được ngày bé yêu chào đời mà Ecolife sắp chia sẻ ngay sau đây.

2.1 Tính ngày dự sinh dựa trên chu kỳ kinh nguyệt

Đối với cách tính này, chúng ta tạm gán ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt gần nhất là A và tính theo công thức sau:

 

  • Nếu mẹ có chu kỳ kinh nguyệt đều:

 

A + 9 tháng 7 ngày = Ngày dự sinh

 

Ví dụ: A ở đây là ngày 01/01/2023, khi cộng thêm 9 tháng 7 ngày sẽ ra ngày 08/10/2023 chính là ngày dự sinh.

 

  • Nếu mẹ có chu kỳ kinh nguyệt không đều:

 

A + 9 tháng + B - 21 ngày = Ngày dự sinh

 

Trong đó, B là quãng thời gian trung bình giữa 2 kỳ kinh nguyệt.

 

Ví dụ, nếu A là ngày 01/01/2023 và thời gian trung bình giữa 2 kỳ kinh nguyệt là 60 ngày thì áp dụng công thức, chúng ta lấy:

 

01/01/2023 + 9 tháng + 60 ngày - 21 ngày = 10/11/2023 chính là ngày dự kiến sinh em bé

cach-tinh-ngay-du-sinh-cho-me-bau-chinh-xac-den-99_3.

Dự tính ngày sinh dựa trên chu kỳ kinh nguyệt

>>> Xem thêm: (Review) Đánh giá về sữa Aptamil số 1 của một số mẹ bỉm! icon_car_2

2.2 Tính ngày dự sinh dựa trên ngày quan hệ

Cách này được xem là cách đơn giản nhất, tuy nhiên chỉ áp dụng chính xác nếu mẹ bầu có chu kỳ kinh nguyệt đều, ổn định và nhớ được ngày quan hệ dẫn đến thụ thai.

 

Công thức tính của cách này như sau:

 

Ngày quan hệ + 226 ngày = Ngày dự sinh

 

Cách làm vô cùng đơn giản đúng không nào? Ngoài ra, các mẹ cũng có thể sử dụng các website hoặc các app để máy tính ngày dự sinh giúp mình như cách sau.

2.3 Tính ngày dự sinh bằng web tính online

Đối với cách này, các mẹ không cần phải tự tính mà chỉ cần nhập các số liệu được yêu cầu vào web hoặc app và đợi kết quả. Các công cụ cũng rất dễ tìm và thao tác sử dụng thì cô cùng đơn giản. Mẹ có thể tìm trên Google và trải nghiệm thử nhé!

3. Sinh con rạ có đúng ngày dự sinh không?

Cũng có nhiều câu hỏi rằng: “Sinh con rạ có đúng ngày dự sinh không?”

 

Theo số liệu được thống kê cho biết, sinh con rạ (tức là con thứ 2) thường sẽ sinh sớm hơn so với con so (tức là con đầu lòng). Cụ thể, số ngày mang thai con so trung bình là 10 tháng 10 ngày và con rạ là 10 tháng 3 ngày.

9-dau-hieu-co-the-cai-sua-cho-be-va-giai-phap-thay-the-sua-aptamil-anh_3 

Sinh con rạ (tức là con thứ 2) thường sẽ sinh sớm hơn so với con so (tức là con đầu lòng)

>>> Xem thêm: Cách Pha Sữa Aptamil Anh Sao Cho Đúng Chuẩnicon_car_2

4. Muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh có được không? Các phương pháp kích sinh sớm?

Hiện nay, vẫn có các phương pháp can thiệp giúp mẹ bầu có thể sinh sớm hơn. Tuy nhiên, điều này cần được xem xét kỹ lưỡng và quyết định bởi bác sĩ vì dù y học đã phát triển tiến bộ nhưng việc giục sinh không được đảm bảo an toàn tuyệt đối và vẫn tiềm tàng các rủi ro như sau:

 

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Gia tăng các cơn đau đến mức phải dùng thuốc kiểm soát
  • Không thể sinh bằng phương pháp tự nhiên
  • Thời gian lưu viện lâu hơn

cach-tinh-ngay-du-sinh-cho-me-bau-chinh-xac-den-99_1  

Việc giục sinh không được đảm bảo an toàn tuyệt đối và vẫn tiềm tàng các rủi ro

Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi “Có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh?” thì nếu như không có lý do hết sức đặc biệt thì mẹ vẫn nên để bé sinh ra một cách tự nhiên nhất sẽ đảm bảo sức khoẻ hơn cho cả mẹ và bé.

 

Còn nếu bố mẹ có lý do cần thiết phải sinh bé sớm hơn và sức khoẻ của mẹ và bé đều đảm bảo thì mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về dự định này để được đánh giá lại sức khoẻ và được nghe lời khuyên từ các chuyên gia.

 

Có rất nhiều mẹ bầu đáp ứng đủ các yêu cầu cần thiết và nhận được sự đồng ý kích sinh sớm. Trong trường hợp này, các bác sĩ thường sẽ tư vấn áp dụng các phương pháp sau:

4.1 Sử dụng thuốc kích sinh sớm

2 loại thuốc thường được sử dụng để giục sinh hiện nay là Oxytocin và Cerviprime. Tuy nhiên, chúng chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định và theo dõi của các bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thực hiện tại nhà mẹ nhé!

 

  • Oxytocin: Oxytocin sẽ được pha với dung dịch Glucose 5% và truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch thai phụ cho đến khi xuất hiện các cơn gò tử cung.
  • Cerviprime: Cerviprime là thuốc đặt, sẽ đặt vào cùng đồ sau, tức là phần tiếp xúc với cổ tử cung của thai phụ, kích thích tử cung giãn nở ra.

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Lactose Free Anh 400g From Birth - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãngicon_car_2

4.2 Chọc ối (Bấm ối)

Phương pháp này trên thực tế không được áp dụng nhiều bởi chúng đòi hỏi phải được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cứng và chuyên môn kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, cách này cũng được đánh giá là nguy cơ rủi ro cao và gây ra những cơn đau dữ dội kéo dài cho mẹ bầu.

cach-tinh-ngay-du-sinh-cho-me-bau-chinh-xac-den-99_7 

Phương pháp này đòi hỏi phải được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cứng và chuyên môn cao

Đối với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp trực tiếp tách màng ối khỏi cổ tử cung. Khi đó, màng ối sẽ giải phóng hormone kích thích chuyển dạ.   

4.3 Phương pháp tự nhiên

Các biện pháp tự nhiên sau đều đã được khoa học kiểm chứng tính hiệu quả và hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, dù là phương pháp tự nhiên có thể tự thực hiện nhưng vẫn phải được sự đồng ý của bác sĩ mẹ nhé!

 

  • Ăn các loại thực phẩm có tác dụng kích thích sinh sớm như tỏi, thơm (dứa), đồ cay và các loại thực phẩm giàu chất xơ.
  • Quan hệ tình dục để kích thích cơ thể sản sinh ra hormone Oxytocin tự nhiên mà không cần truyền thuốc.
  • Một cách kích thích hormone Oxytocin khác đó là massage đầu ti một cách nhẹ nhàng.

cach-tinh-ngay-du-sinh-cho-me-bau-chinh-xac-den-99_5  

Ăn các loại thực phẩm có tác dụng kích thích sinh sớm như tỏi, thơm

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Organic Số 3 -  Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng  icon_car_2

5. Thai quá ngày dự sinh phải làm sao? Quá ngày dự sinh bao lâu thì phải mổ?

 

Như đã nói ở đầu bài viết, các cách tính ngày dự sinh đều cho ra kết quả tương đối và chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, nếu đã đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì thì cũng đừng quá lo lắng.

 

Lúc này, cách tốt nhất là mẹ nên đến nhờ các bác sĩ thăm khám để biết chính xác tình trạng và hướng giải quyết phù hợp. Tuỳ vào mỗi trường hợp, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết khác nhau.

cach-tinh-ngay-du-sinh-cho-me-bau-chinh-xac-den-99_4  

Nên đến nhờ các bác sĩ thăm khám để biết chính xác tình trạng và hướng giải quyết

Nếu do cách tính cho kết quả không chính xác và sức khoẻ thai nhi vẫn đang phát triển bình thường thì bác sĩ sẽ siêu âm và báo lại cho thai phụ ngày dự sinh chính xác hơn.

 

Thông thường, em bé sẽ chào đời trong khoảng từ 37 - 41 tuần thai, nếu sau tuần 42 mà mẹ vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì thuộc trường hợp thai quá ngày sinh.

 

Nếu thai quá ngày sinh đã nhiều ngày và thậm chí là đi kèm với các triệu chứng bất thường thì các bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp can thiệp kịp thời để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

 

Vì vậy, dù là trường hợp nào thì mẹ vẫn nên đi khám bác sĩ và tốt nhất là nên đi khám định kỳ thường xuyên trong suốt thời gian thai kỳ mẹ nhé.

cach-tinh-ngay-du-sinh-cho-me-bau-chinh-xac-den-99_2

Dù là trường hợp nào thì mẹ vẫn nên đi khám bác sĩ định kỳ

Đánh giá

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.