Celiac là bệnh gì? Bệnh Celiac có nguy hiểm không?
Celiac là bệnh gì? Bệnh Celiac có nguy hiểm không?
Bạn đã từng nghe nói về bệnh Celiac bao giờ chưa? Nghe thì tưởng chừng xa lạ tuy nhiên căn bệnh này đã không còn hiếm gặp thời gian gần đây. Bệnh Celiac không ngoại trừ một lứa tuổi nào. Vậy Celiac là bệnh gì, hãy cùng nhau trang bị những kiến thức bổ ích về căn bệnh này nhé.
1. Celiac disease là gì?
Celiac disease là tên gọi đồng nghĩa để chỉ về bệnh Celiac. Căn bệnh này là một rối loạn tự miễn dịch lâu dài ảnh hưởng chủ yếu đến ruột non. Người bị bệnh Celiac bị dị ứng với gluten ( một loại protein có nhiều trong lúa mì, ngũ cốc, yến mạch…).
Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau từ trẻ nhỏ đến người đã trưởng thành. Số lượng người mắc căn bệnh này khá là thấp nhưng tác hại của nó gây ra cho người bệnh khá là nghiêm trọng.
>>> Xem thêm: Sữa Aptamil anh tăng sức đề kháng cho bé
2. Nguyên nhân chính gây lên bệnh Celiac
Tại sao gluten lại nhạy cảm với người mắc căn bệnh Celiac đến như vậy? Nguyên nhân chính là do gluten gây tổn thương niêm mạc ruột non của người mắc bệnh.
Điều này dẫn đến cơ thể không tiếp nhận được một số chất dinh dưỡng cần thiết như: protein, vitamin, canxi, carbohydrate, chất béo… Vì thế khi tình trạng này bị kéo dài các bệnh nhân trông sẽ thiếu sức sống và suy dinh dưỡng.
3. Gluten có ở đâu?
Hầu hết Gluten thường xuất hiện trong 5 thực phẩm. Vì thế, mẹ hãy cho bé tránh xa các loại đồ ăn kể dưới đây:
- Ngũ cốc
- Lúa mì
- Yến mạch
- Lúa mạch
- Tiểu hắc mạch
Tốt nhất, mẹ hãy lên một danh sách các thực phẩm ăn được và không ăn được do có gluten để tránh điều đáng tiếc xảy ra.
>>> Xem thêm: Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi cần bổ sung những gì?
4. Triệu chứng thường gặp
Làm thế nào để biết được mẹ hay trẻ nhà bạn có đang mắc bệnh Celiac không? Hãy cùng nhau kiểm tra lại các triệu chứng dễ dàng nhận biết dưới đây nhé
4.1 Tiêu chảy
Nếu bé bị mắc bệnh Celiac thì chỉ sau ăn các thực phẩm có chứa Gluten khoảng 30p - 1 tiếng sẽ bị đau bụng và đi tiêu chảy gần liên tục. Phân của trẻ sẽ nhạt màu, thường lỏng và nhờn.
Nếu bị tiêu chảy quá lâu sẽ gây ra mất nước đột ngột, cực kì nguy hiểm.
4.2 Suy dinh dưỡng
Các triệu chứng hay gặp nhất của bệnh celiac là mệt mỏi, bị sút cân hoặc không thể tăng cân. Ở trẻ em mắc bệnh, các bé sẽ chán ăn, bỏ bữa và hay quấy rỗi. Một thời gian sau, người bệnh sẽ có dấu hiệu suy dinh dưỡng rõ rệt.
Bụng con tobự hơn và phần cơ đùi teo nhỏ lại, mông xẹp xuống… là những biểu hiện dễ dàng nhìn thấy đặc biệt là trẻ em.
4.3 Loãng xương, thiếu máu
Buổi đêm, khi đi ngủ người mắc bệnh Celiac có biểu hiện đau nhức xương do mất canxi ở xương. Chưa hết, trẻ nhỏ còn bị thiếu máu dẫn đến lờ đờ, thiếu sức sống.
Lúc này ở trẻ em sẽ chậm nói, lười vận động và xanh xao. Các bậc cha mẹ nhớ đưa con đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.
4.4 Mụn rộp
Con có cảm giác khó chịu do mụn rộp lên ở các vị trí như: khoang miệng, mông, lưng, mặt… Mụn khác với mụn mẩn thông thường là mụn ở đây là mụn nước.
>>> Xem thêm: Hàm lượng Omage 3 trong sữa Aptamil số 3
5. Đối tượng hay mắc bệnh Celiac
Celiac là bệnh gì mà lại chẳng chừa một ai?. Bất cứ lứa tuổi nào, trẻ nhỏ, thiếu niên hay trưởng thành đều có thể mắc bệnh. Thường thì bệnh sẽ xuất hiện đầu tiên ở trẻ em khi các bé bắt đầu sử dụng đồ ăn có chứa Gluten.
Bệnh này rất phổ biến ở các trẻ em nước ngoài, đặc biệt là vùng Tây Âu. Bệnh thường gặp ở một số người đặc biệt như: Tiểu đường loại 1, hội chứng Down, viêm đại tràng, viêm tuyến giáp tự miễn, triệu chứng Sjogren.
6. Cách thức điều trị bệnh Celiac
Bệnh Celiac là căn bệnh di truyền và rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Để có thể kiểm soát được căn bệnh này không còn cách nào khác là bạn phải tuân thủ một chế độ ăn hợp lý.
Bạn đã từng nghe đến khái niệm Gluten free chưa? Gluten free là gì? Gluten free là xu hướng nói không với Gluten. Như chúng ta đã biết Gluten là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến căn bệnh đáng sợ này.
Chính vì thế người mắc bệnh Celiac nên tuân theo khẩu phần ăn tuyệt đối không có Gluten.
Mẹ nhớ ngay 4 lưu ý khi bé con bị Celiac
Những người đã và đang mắc bệnh Celiac cần chú ý những điều sau đây:
- Trước khi ăn uống và dung nạp thực phẩm vào cơ thể, hãy tìm hiểu kỹ thành phần của chúng xem có chứa Gluten hay không. Nếu có thì hãy nhanh chóng lựa chọn một thực phẩm khác tương đương chất dinh dưỡng để thay thế.
- Không tự ý mua thuốc và chuẩn đoán celiac là bệnh gì khi không có đủ kiến thức. Điều này sẽ khiến cho bệnh tình có chiều hướng phức tạp hơn
- Nhanh chóng cho bé đến bác sĩ tư vấn thăm khám và cho lời khuyên tốt nhất về bệnh tình của con. Đừng quên hỏi kỹ những thực phẩm tốt và bổ sung cho quá trình phục hồi của mình.
- Bổ sung dinh dưỡng cho con bằng các loại sữa không chứa Gluten. Mẹ có thể tham khảo dòng Aptamil của Anh. Đây là loại sữa dinh dưỡng chứa tới 13 vitamin cần thiết, các lợi khuẩn, nhiều khoáng chất cần thiết. Sữa dùng phù hợp với mọi trẻ em, kể cả những bé bị dị ứng Gluten.
Một số triệu chứng của người mắc bệnh Celiac cũng tương tự như dị ứng đạm sữa. Vì thế, mẹ bỉm nhớ tìm hiểu thêm đạm sữa là gì và dấu hiệu của người dị ứng đạm sữa để tránh nhầm lẫn hai căn bệnh này nhé.
Trên đây là một số thông tin hữu ích giải đáp cho câu hỏi “Celiac là bệnh gì ?”. Hy vọng bạn có thêm kiến thức cũng như kỹ năng tốt để phòng ngừa cho gia đình nhé! Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh Celiac, đừng ngần ngại inbox cho chúng tôi để được tư vấn rõ ràng hơn.
>>> Xem thêm: Trẻ em từ 2 tuổi suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?
Bình luận Facebook