Chậm kinh thường xuyên – chị em phụ nữ đừng chủ quan!
Chậm kinh thường xuyên – chị em phụ nữ đừng chủ quan!
Chậm kinh là vấn đề thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Tình trạng này có thể xảy ra một thời gian ngắn, bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết bởi nhiều lý do. Nếu liên tiếp trong nhiều tháng, có thể bắt nguồn từ một bệnh lý nào đó mà bạn không nên chủ quan. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về tình trạng này nhé.
1. Những lý do chậm kinh thường gặp
Xác định được thời gian chậm kinh, bạn có thể phần nào đoán ra vấn đề mà mình đang gặp phải. Trong đó, chậm kinh 3 ngày đến 5 ngày không phải dấu hiệu quá nguy hiểm. Dưới đây là một số nguyên nhân chậm kinh thường gặp.
>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đức
1.1. Biểu hiện của mang thai
Trứng sau khi được thụ tinh và làm tổ trong buồng tử cung, lớp niêm mạc sẽ không bong ra để tạo thành kinh nguyệt như mọi khi mà tiếp tục được nuôi dưỡng để bắt đầu quá trình phát triển của thai nhi. Chậm kinh 1 tháng rất có thể bạn đã mang thai sau khi quan hệ. Nếu mang thai sẽ kèm theo những biểu hiện khác như buồn nôn, mệt mỏi,...
Nếu bạn chậm kinh 5 ngày và nghi ngờ mình có em bé, có thể sẽ không cho ra kết quả chính xác khi thử que.
Nhiều lý do dẫn tới tình trạng kinh nguyệt không đềuđều
1.2. Dấu hiệu của bệnh lý
Đừng chủ quan nếu bạn chậm kinh quá lâu, và lặp đi lặp lại trong nhiều tháng. Một số bệnh lý phổ biến ở chị em phụ nữ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
- Buồng trứng đa nang: Phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang làm cho nồng độ hormone bị mất cân bằng. Điều này khiến trứng khó rụng, gây tình trạng mất kinh nguyệt trong 1 tháng hoặc thậm chí là mất kinh hoàn toàn.
- Tuyến giáp bất thường: Tuyến giáp hoạt động kém làm giảm sự bài tiết hormone tuyến yên. Điều này gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Bệnh liên quan tới tử cung, cổ tử cung: Những căn bệnh viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, buồng tử cung,… đều có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn kinh nguyệt ở chị em.
>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Lactose Free Anh 400g From Birth - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
1.3. Do yếu tố tâm lý
Sự thay đổi tâm lý đột ngột có thể gây ra tình trạng chậm trễ kinh nguyệt. Nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, mỏi mệt, lo âu,... thì khả năng cao sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
Chậm kinh có thể là lời cảnh báo của những vấn đề về sức khỏe
1.4. Biến đổi đột ngột trong thói quen sinh hoạt
Chậm kinh cũng có thể do một số nguyên nhân khác như giảm cân quá đà, tập luyện thể thao quá sức, uống thuốc kháng sinh quá nhiều, lịch trình di chuyển dày đặc và thay đổi liên tục.
- Sữa Aptamil Anh Số 1 (Aptamil Advanced) 800g - Sản Phẩm Nhập Khẩu Chính Ngạch
- Sữa Aptamil Anh Số 2 (Aptamil advance) 800g - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
- Sữa Aptamil Anh Số 3 (Aptamil Advanced) 800g - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
2. Trường hợp nào chậm kinh nên đi gặp bác sĩ?
Dưới đây là những trường học bạn nên khám bác sĩ nếu bị chậm kinh:
- Chậm kinh nhiều hơn 3 tháng.
- Mất kinh 1 tháng kèm theo đau đầu, rụng tóc, thị lực kém đi.
- Dù không trong thời kỳ cho con bú nhưng núm vú vẫn tiết ra sữa hoặc dịch.
- Từng làm thủ thuật, phẫu thuật liên quan tới cơ quan sinh sản trước đó nhưng chưa thấy kinh nguyệt trở lại.
Bạn nên thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để có những chẩn đoán bước đầu chính xác nhất
3. Chậm kinh lâu ngày có thể gây ra biến chứng gì?
Chậm kinh liên tiếp trong nhiều tháng có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe của chị em phụ nữ.
3.1. Tác động tiêu cực tới đời sống sinh hoạt
Trễ kinh 1 tháng bất thường là nỗi lo sợ, ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. Mất kinh nguyệt kéo dài ảnh hưởng tới tâm lý và khiến cho cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn. Hơn nữa còn làm giảm nhu cầu tình dục, rạn nứt mối quan hệ tình cảm.
>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Organic Số 3 - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
3.2. Ngoại hình trở nên tiều tụy
Chậm kinh là dấu hiệu nhận biết hiện tượng cơ thể bạn bị rối loạn nột tiết tố. Khi nội tiết tố không ổn định, ngoại hình của bạn cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Bao gồm làn da, vóc dáng, mái tóc,... trông thiếu sức sống hơn rất nhiều.
>>> Xem thêm: (Review) Đánh giá về sữa Aptamil số 1 của một số mẹ bỉm!
3.3. Vỡ kế hoạch thai sản
Khi bị trễ kinh nhiều tháng, chị em khó xác định được thời gian chính xác để thụ thai. Vì vậy, nếu không thực hiện các biện pháp tránh thai an toàn, nếu trễ kinh thì rất có khả năng dính bầu. Việc vỡ kế hoạch là khó có thể tránh khỏi.
3.4. Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn
Chậm kinh báo hiệu cơ thể gặp vấn đề về phụ khoa. Nếu không điều trị sớm thì nguy cơ khiến nữ giới gặp khó khăn trong việc thụ thai gây vô sinh, hiếm muộn là rất cao. Nguy hiểm nhất là khi trễ kinh kéo dài trong độ tuổi sinh sản.
Có rất nhiều biện pháp để phòng ngừa và điều kinh đều đặn hơn mỗi tháng. Quan trọng nhất là chị em cần tạo lối sinh hoạt lành mạnh, ăn uống “healthy” và luôn giữ tâm thế vui vẻ, thoải mái. Ngoài ra, bạn có thể uống thuốc điều kinh nếu có sự hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng chu kỳ kinh nguyệt thất thường.
Chị em cần tạo lối sinh hoạt lành mạnh, ăn uống “healthy” và luôn giữ tâm thế vui vẻ, thoải mái
Song song tình trạng nguyệt san ghé thăm bất thường cũng có rất nhiều chị em đều kinh mỗi tháng. Vì vậy mà khi có dịp công tác, du lịch xa hay các sự kiện quan trọng, sợ bất tiện nên áp dụng cách làm chậm kinh. Một vài cách để gián đoạn kỳ kinh lại như: uống thuốc chậm kinh norethindrone, dùng giấm táo, súp đậu lăng,...
Nếu chỉ chậm kinh 1 tuần thì có thể không có gì nguy hiểm. Bạn cần thêm thời gian để theo dõi và lắng nghe cơ thể nhé!
Bình luận Facebook