1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Có nên kiêng cữ sau sinh thường? Gợi ý mâm cơm ở cữ cho mẹ sinh thường

Có nên kiêng cữ sau sinh thường? Gợi ý mâm cơm ở cữ cho mẹ sinh thường

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Có nên kiêng cữ sau sinh thường? Gợi ý mâm cơm ở cữ cho mẹ sinh thườnggif5

Sau sinh, sản phụ thường có sức khoẻ yếu hơn. Vì vậy mà vấn đề kiêng cữ sau sinh thường được đánh giá vô cùng quan trọng, nhất là đối với sức khoẻ sau này. Liệu chú trọng kiêng cữ sau sinh thực sự có vai trò thế nào? Mâm cơm ở cữ cho mẹ sinh thường khác biệt với người bình thường thế nào?

co-nen-kieng-cu-sau-sinh-thuong-goi-y-mam-com-o-cu-cho-me-sinh-thuong_2 

Kiêng cữ sau sinh giúp hạn chế những rắc rối sức khoẻ về sau

1. Phụ nữ sau sinh nên kiêng cữ trong thời gian bao lâu?

Theo lời truyền lại từ dân gian, phụ nữ sau sinh cần kiêng cữ tối thiểu trong 3 tháng. Trong giai đoạn này, người phụ nữ phải ở trong phòng kín, hạn chế tiếp xúc với mọi người và chú trọng các hoạt động sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống.

Tuy nhiên theo lời khuyên từ các bác sĩ, phụ nữ sau sinh nên kiêng cữ chỉ trong 1 tháng. Thời gian này, sản phụ cần tuân thủ những yêu cầu kiêng khem về dinh dưỡng, sinh hoạt để cơ thể có thể phục hồi một cách tốt nhất. Có như vậy thì mới đủ nguồn sữa mẹ để chăm em bé. Ngoài sự cố gắng của bản thân thì người chồng và gia đình cũng là yếu tố vô cùng quan trọng, đồng hành cùng người phụ nữ vượt qua khó khăn trong giai đoạn này.

co-nen-kieng-cu-sau-sinh-thuong-goi-y-mam-com-o-cu-cho-me-sinh-thuong_1 

Kiêng khem tối thiểu 1 tháng sau sinh để cơ thể ổn định hơn

>>> Xem thêm: Cách Pha Sữa Aptamil Anh Sao Cho Đúng Chuẩnicon_car_2

2. Lý do bạn nên kiêng cữ sau sinh thường

Rất nhiều mẹ coi nhẹ việc kiêng cữ sau sinh thường và đã hối tiếc vì không biết tầm quan trọng của việc làm này. Chính bởi vậy, hãy cùng Ecolife chỉ ra những lý do thuyết phục để bạn thực hiện kiêng cữ sau sinh em bé nhé!

Trước hết, việc kiêng cữ có ảnh hưởng nhiều tới khả năng phục hồi sức khoẻ của bạn. Nếu không kiêng cữ tốt, cơ thể sẽ phục hồi chậm hơn bình thường. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và khả năng chăm sóc em bé của chính bạn. Khi cơ thể không khoẻ, nguồn sữa giảm và liên quan trực tiếp tới nguồn dinh dưỡng của bé.

Bên cạnh đó, theo các chuyên khoa sản khoa, nếu bạn không kiêng cữ tốt sau sinh sẽ rất dễ mắc các bệnh hậu sản. Cụ thể là bạn sẽ dễ bị đau lưng, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, thường bị đau nhức xương khớp.

Đặc biệt, đối với phụ nữ sinh thường thì vấn đề kiêng cữ lại càng quan trọng khi phần phụ cần nhiều thời gian phục hồi, ít nhất là 6 tuần. Trong khi đó, phụ nữ sinh mổ lại cần kiêng khem và chú trọng thực đơn ăn uống để không làm vết mổ xấu đi, khó lành hơn.

Chính vì vậy, chuẩn bị cơm cữ dành cho mẹ sinh thường và sinh mổ là điều cần thiết để mẹ phục hồi nhanh hơn.

co-nen-kieng-cu-sau-sinh-thuong-goi-y-mam-com-o-cu-cho-me-sinh-thuong_3 

Nhiều chị em không kiêng cữ sau sinh dễ bị đau mỏi lưng và vai gáy trong giai đoạn sau này

>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đứcicon_car_2

3. Giải đáp 5 loại thực phẩm được nhiều chị em sau sinh quan tâm

Liệu thực đơn ở cữ cho mẹ sinh thường sẽ cần lưu ý những gì? Phụ nữ sau sinh cần tránh ăn những thực phẩm nào?

3.1 Thực đơn cùng thịt bò sau sinh

Phụ nữ sinh thường bao lâu thì ăn được thịt bò, thực phẩm này nên kết hợp trong chế độ ăn kiêng cữ như thế nào?

Thịt bò là loại thịt đỏ được khuyến cáo là thực phẩm nên bổ sung sau khi sinh. Sở hữu hàm lượng dinh dưỡng phong phú, thịt bò sẽ nạp lượng lớn calo cho mẹ. Đồng thời cung cấp các dưỡng chất có lợi khác như sắt, canxi, vitamin và khoáng chất giúp ích để đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khoẻ, tăng cường kháng thể.

Về cơ bản, bạn hoàn toàn có thể ăn thịt bò ngay trong bữa ăn đầu tiên sau sinh nếu sức khoẻ ổn định. Tuy nhiên, nếu cơ thể còn yếu và đang gặp các vấn đề về tiêu hoá thì tốt nhất nên chờ 3-5 ngày sau sinh hãn ăn.

co-nen-kieng-cu-sau-sinh-thuong-goi-y-mam-com-o-cu-cho-me-sinh-thuong_4 

Phụ nữ sinh mổ có thể ăn thịt bò mà không lo ảnh hưởng vết mổ

>>> Xem thêm: (Review) Đánh giá về sữa Aptamil số 1 của một số mẹ bỉm! icon_car_2

3.2 Thịt gà trong chế độ ăn sau sinh

Bên cạnh thịt bò thì thịt gà cũng là một thực phẩm rất được yêu thích. Thịt gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng và được các chị em sau sinh ăn để nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Thế nhưng, theo kinh nghiệm dân gian thì các sản phụ sau sinh mổ không nên ăn thịt gà. Cụ thể, thịt gà có thể khiến vết sẹo mất thẩm mỹ và lâu lành hơn.

Chính bởi vậy, phụ nữ sinh thường nên kiêng ăn thịt gà trong 2 ngày đầu sau sinh. Còn phụ nữ sinh mổ nên ăn thịt gà sau ít nhất 2 tháng sau sinh. Vì vậy nếu bạn đang băn khoăn sinh thường bao lâu thì ăn được thịt gà thì chắc hẳn giờ đây đã có lời giải đáp rồi nhé!

co-nen-kieng-cu-sau-sinh-thuong-goi-y-mam-com-o-cu-cho-me-sinh-thuong_5 

Da gà không tốt cho sức khoẻ chị em phụ nữ sau sinh em bé

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Anh Số 1 (Aptamil Advanced) 800g - Sản Phẩm Nhập Khẩu Chính Ngạch icon_car_2

3.3 Sinh thường bao lâu được ăn nếp?

Đồ nếp xuất hiện trong các món xôi, nếp cẩm,… là món ăn yêu thích của nhiều chị em. Tuy nhiên, đồ nếp lại không thực sự tốt cho phụ nữ sau sinh do amilopectin có trong loại thực phẩm này có thể gây đầy hơi, trào ngược dạ dày,…

Đối với phụ nữ sinh thường, bạn có thể ăn các món đồ nếp sau 3-7 ngày sinh em bé. Còn phụ nữ sinh mổ nên tránh ăn đồ nếp trong quá trình vết thương chưa lành để tránh kéo dài thời gian phục hồi và làm vết sẹo lồi lên mất thẩm mỹ.

3.4 Phụ nữ sau sinh có uống được nước dừa?

Rất nhiều chị em khi nói tới kiêng cữ sẽ thường đặt ra rất nhiều băn khoăn. Một trong những câu hỏi cũng được kha khá chị em quan tâm là “sinh thường bao lâu được uống nước dừa”.

Đối với phụ nữ sau sinh, nước dừa mang đến nhiều công dụng tuyệt vời như bù nước, lợi sữa, duy trì huyết áp, chống nhăn và lão hoá,… Tuy vậy, bạn không thể uống nước dừa ngay lập tức sau sinh.

Theo một số chuyên gia sức khoẻ thì phụ nữ nên uống nước dừa sau ít nhất 1 tháng sinh xong em bé. Một vài ý kiến đề nghị khác lại là 3-6 tháng. Do nước dừa có thể gây lạnh bụng. Tuy nhiên cơ địa và thể trạng mỗi người sẽ khác nhau. Vì vậy bạn có thể lắng nghe cơ thể mình để kiêng cữ đúng cách nhé!

co-nen-kieng-cu-sau-sinh-thuong-goi-y-mam-com-o-cu-cho-me-sinh-thuong_6 

Nước dừa mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Anh Số 2 (Aptamil advance) 800g - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng icon_car_2

3.5 Nói không với nước đá

Nước đá không tốt cho sức khoẻ. Bởi đá có thể không đảm bảo vệ sinh, khiến các mạch máu trong dạ dày và ruột bị co thắt, dẫn tới lạnh bụng, đầy hơi, tiêu chảy. Ngoài ra, đá lạnh còn gây hại men răng, dễ gây đau đầu khi bị ê buốt do tiếp xúc lạnh. Nhất là sau sinh, cơ thể còn chưa ổn định thì việc uống nước đá hoàn toàn không nên.

Vậy sinh thường bao lâu thì được uống nước đá? Sau sinh khoảng 1 tháng, khi cơ thể đã ổn định hơn thì bạn có thể uống nước đá. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian thì nên kiêng nước đá khoảng 2-3 tháng.

co-nen-kieng-cu-sau-sinh-thuong-goi-y-mam-com-o-cu-cho-me-sinh-thuong_7 

Nói không với nước đá sau khi sinh em bé

Trên đây là một vài lời giải đáp nho nhỏ liên quan tới vấn đề kiêng cữ sau sinh thường và sinh mổ. Nếu thấy hữu ích, hãy liên tục cập nhật trạm kiến thức chăm sóc sức khoẻ cho mẹ và bé tại Ecolife nhé!

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Anh Số 3 (Aptamil Advanced) 800g - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng icon_car_2

Đánh giá

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Song thai - Dấu hiệu và những điều mẹ bầu cần biết

Song thai - Dấu hiệu và những điều mẹ bầu cần biết

Song thai được xem như là niềm vui nhân hai của các bậc cha mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe của phụ nữ. Tất cả thông tin về vấn đề này sẽ được Ecolife cung cấp  qua bài viết này.
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối những điều mẹ bầu cần biết

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối những điều mẹ bầu cần biết

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường nhất là vào , mẹ bầu cần biết những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối.
Buồng trứng đa nang - Ăn gì khỏi bệnh nhanh chóng?

Buồng trứng đa nang - Ăn gì khỏi bệnh nhanh chóng?

Buồng trứng đa nang là gì? Phải ăn gì để ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu, giúp cơ thể cải thiện các triệu chứng? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Chậm kinh thường xuyên – chị em phụ nữ đừng chủ quan!

Chậm kinh thường xuyên – chị em phụ nữ đừng chủ quan!

Chậm kinh là vấn đề thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về tình trạng này nhé.
Trầm cảm sau sinh - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Trầm cảm sau sinh - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh được ghi nhận đang có nguy cơ tăng cao. Cùng Ecolife tìm hiểu về căn bệnh này.
Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chi tiết nhất

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chi tiết nhất

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là việc được vô cùng nhiều người quan tâm.Tham khảo ngay những kinh nghiệm được đúc rút trong bài viết dưới đây cùng Ecolife nhé!
Cách đọc chỉ số tiểu đường thai kỳ - Chỉ số cảnh báo nguy hiểm?

Cách đọc chỉ số tiểu đường thai kỳ - Chỉ số cảnh báo nguy hiểm?

Các chỉ số tiểu đường thai kỳ thể hiện tình trạng sức khỏe của mẹ bầu hiện có đang mắc tiểu đường thai kỳ không. Cùng Ecolife tìm hiểu về chỉ số này nhé.
Tiểu đường thai kỳ - Những điều cần biết tránh gây nguy hiểm đến thai nhi

Tiểu đường thai kỳ - Những điều cần biết tránh gây nguy hiểm đến thai nhi

Tiểu đường thai kỳ là một tình trạng rối loạn lượng đường, gây nhiều nguy hiểm đến cả mẹ và bé. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về thông tin này nhé.
Dây rốn thắt nút - Cảnh báo nguy hiểm cho thai nhi!

Dây rốn thắt nút - Cảnh báo nguy hiểm cho thai nhi!

Hẳn mẹ bầu nào cũng đã từng nghe qua cụm từ “Dây rốn thắt nút”. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu trong bài viết dưới đây.