1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Em bé làm gì trong bụng mẹ? Dấu hiệu nhận biết thai nhi khỏe mạnh? 

Em bé làm gì trong bụng mẹ? Dấu hiệu nhận biết thai nhi khỏe mạnh? 

Kết quả 5.0/5 (6 đánh giá)

Em bé làm gì trong bụng mẹ? Dấu hiệu nhận biết thai nhi khỏe mạnh? gif5 

Hành trình phát triển của em bé trong bụng mẹ là những bí ẩn hết sức thú vị. Em bé làm gì trong bụng mẹ? Em bé trong bụng mẹ có mở mắt không? em bé trong bụng mẹ có đi vệ sinh không? Hãy cùng Eco Life tìm hiểu nhé!

em-be-lam-gi-trong-bung-me-dau-hieu-nhan-biet-thai-nhi-khoe

Ai cũng thắc mắc em bé trong bụng mẹ 9 tháng có hoạt động gì thú vị không? 

1. Những hoạt động thú vị của em bé trong bụng mẹ

Em bé làm gì trong bụng mẹ là câu hỏi được sự quan tâm của rất nhiều ông bố, bà mẹ. Một hành trình dài đồng hành trong hơn 9 tháng với rất nhiều thay đổi và những phản ứng thú vị của bé. Các ông bố, bà mẹ luôn thắc mắc trong suốt những tháng ngày đó, bé đã phát triển và hoạt động như thế nào? Mặc dù không gian “sinh hoạt” của em bé trong bụng mẹ khá hẹp nhưng bé vẫn có thể có những hoạt động cực kỳ thú vị. Cha mẹ hãy khám phá ngay nhé!

em-be-lam-gi-trong-bung-me-dau-hieu-nhan-biet-thai-nhi-khoe_2

Những hoạt động của em bé trong bụng mẹ

1.1 Em bé trong bụng mẹ ngủ

Ngủ là hoạt động chiếm hầu hết khoảng thời gian của em bé trong bụng mẹ. Em bé có thể dành từ 90- 95% chỉ để ngủ, đó cũng là cách để bé dễ dàng tiếp nhận dinh dưỡng từ mẹ và có thể phát triển nhanh chóng hơn. Em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào là câu hỏi khó để giải đáp vì bé có thể ngủ ở nhiều khung giờ và không có một sự xác định cụ thể nào cả. Các giấc ngủ của em bé trong bụng mẹ thường không kéo dài lâu, thông thường bé chỉ ngủ khoảng 40-60 phút/ lần và tỉnh giấc để thực hiện các hoạt động khác.

em-be-lam-gi-trong-bung-me-dau-hieu-nhan-biet-thai-nhi-khoe_3

Em bé trong bụng mẹ có thể dành từ 90 -95% thời gian để ngủ

Xem thêm: Bật Mí 5 Dấu Hiệu Thai Nhi Thông Minh Từ Trong Bụng Mẹ  icon_car_2 

1.2 Em bé đạp trong bụng mẹ

Ngoài thời gian chính để ngủ, em bé trong bụng mẹ sẽ dành các khung giờ còn lại cho các hoạt động vui chơi, giãn cơ, trong đó không thể thiếu đạp và lộn nhào. Em bé có các hoạt động này khi đã có sự phát triển đầy đủ về các chi và cơ quan chức năng trên cơ thể. Thông thường, bé có hoạt động đạp và lộn nhào mạnh mẽ nhất vào tháng thứ 8 và 9 của thai kỳ. Lúc này, người mẹ sẽ cảm nhận rõ các di chuyển chân tay của trẻ. 

em-be-lam-gi-trong-bung-me-dau-hieu-nhan-biet-thai-nhi-khoe_4

Em bé đạp trong bụng mẹ

1.3 Em bé nấc trong bụng mẹ

Em bé nấc cụt trong bụng mẹ là một phản ứng khá thú vị của các em bé trong bụng mẹ, đây là một trường hợp không quá phổ biến và không phải đứa trẻ nào cũng nấc. Nấcdấu hiệu rất bình thường và hay xảy ra ở các bé ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Khi nấc bé có thể phát ra những âm thanh nhỏ đủ để khiến mẹ nghe và cảm nhận được hành động của bé. Đây là một âm thanh khá thú vị, giúp người phụ nữ mang thai có thể cảm nhận và tiếp xúc gần hơn với thai nhi. 

Xem thêm: Bổ Sung Vi Chất Dinh Dưỡng Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Sữa Aptamil Anh Và Tảo Xoắn icon_car_2

1.4 Em bé tập hóng chuyện trong bụng mẹ

Em bé trong bụng mẹ có thể hóng chuyện và tiếp nhận những tiếng động, âm thanh từ bụng mẹ rất tốt. Kể từ tuần từ 16 của thai kỳ bé đã có thể cảm nhận được những âm thanh thú vị  này, cho đến tháng thứ 6 các giác quan của bé phát triển tốt hơn và bé cũng có thể nghe và phản hồi lại. Trong các giai đoạn thai kỳ này, người mẹ nên cho bé tiếp xúc với giọng nói của cha, mẹ những người thân xung quanh và những bài nhạc vui nhộn. 

1.5 Em bé trong bụng mẹ mút tay

Từ tuần thứ 30 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu có một số các hoạt động thú vị như mút tay, mút chân, sờ đầu gối, sờ mặt, nghịch dây rốn…Xúc giác phát triển đã mang lại cho bé những cảm nhận đầu tiên về cơ thể của mình, đây cũng là lý do khiến bé tò mò và muốn khám phá nhiều hơn. Càng ở những giai đoạn sau của thai kỳ, bé càng có hệ thống giác quan và thần kinh hoàn thiện nên bé sẽ có rất nhiều hành động thú vị, thậm chí là tương tác trực tiếp với bố mẹ. 

 em-be-lam-gi-trong-bung-me-dau-hieu-nhan-biet-thai-nhi-khoe_5

Em bé có thể mút tay từ tuần thứ 30 của thai kỳ

2. Giải đáp tất tần tật thắc mắc của mẹ bầu khi mang thai

2.1 Em bé trong bụng mẹ có mở mắt không?

Phát triển giác quan mắt là một quá trình lâu dài và những phản ứng của cơ quan mắt của trẻ chỉ xuất hiện khi các bộ phận này được phát triển toàn diện. Từ giai đoạn 7 tuần, mắt của bé đã được hình thành và có thể mở mắt để ngắm nhìn thế giới trong bụng mẹ. Tuy nhiên, phải đến tuần thứ 20 trở đi, các hoạt động nhắm mở mắt, đảo mắt của bé mới xảy ra thường xuyên hơn. Bé mở mắt có thể cảm nhận được ánh sáng được truyền qua bụng mẹ và lớp nước ối. Hoạt động mở mắt của bé cũng chịu sự tác động từ ánh sáng và âm thanh từ môi trường bên ngoài. 

2.2 Em bé trong bụng mẹ có đi vệ sinh không?

Hoạt động bài tiết của trẻ như đại tiện và tiểu tiện của em bé trong bụng mẹ là một dấu hỏi lớn đối với các bà mẹ. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hầu hết các bé chỉ đi tiểu trong bụng mẹ chứ không đi nặng. Trong bụng mẹ, em bé sẽ uống trực tiếp nước ối và thải trực tiếp chúng ra ngoài. Nước tiểu của bé trong bụng mẹ là một môi trường không vi khuẩn và được tái tạo thường xuyên tạo nên nguồn dinh dưỡng quý báu cho sự phát triển của trẻ.

em-be-lam-gi-trong-bung-me-dau-hieu-nhan-biet-thai-nhi-khoe_6

Có rất nhiều thắc mắc liệu rằng em bé trong bụng mẹ có đi vệ sinh hay không?

Đối với hoạt động đại tiện, phân của bé chỉ được hình thành từ tháng thứ 6 của thai kỳ và sẽ được tích lũy đến khi em bé được sinh ra ngoài. Lượng phân này sẽ được thải ra ngoài môi trường trong lần đầu tiên đi vệ sinh của bé, gọi là phân su. Trong một số trường hợp hy hữu, em bé sẽ đi đại tiện trong bụng mẹ và tạo ra màu nước ối màu xanh hoặc ngả vàng. Nước ối chứa phân su không gây hại cho bé tuy nhiên hiện tượng này cảnh báo một số vấn đề bất thường như khó chuyển dạ, chèn ép dây rốn, bé thiếu oxy…

Xem thêm: Mẹo Vặt Cách Pha Sữa Aptamil Anh Đúng Chuẩn Cho Mẹ Bỉm icon_car_2

2.3 Em bé trong bụng mẹ có khóc không?

Theo các nghiên cứu khoa học gần nhất, trẻ sơ sinh có thể có hành động khóc trong bụng mẹ, tuy nhiên tỷ lệ này rất nhỏ và trạng thái khóc của các bé rất khác nhau. Trẻ trong bụng mẹ khóc không giống nhau rất khó để xác định chính xác các thời điểm bé khóc. 

2.4 Em bé trong bụng mẹ thở như thế nào?

Em bé khi còn trong bụng mẹ không thở bằng phổi như khi được sinh ra mà tất cả các hoạt động cung cấp oxy đều được thực hiện thông qua dây rốn. Dây rốn của bé sẽ có chức năng cung cấp nguồn khí oxy nuôi dưỡng cơ thể của bé trong suốt thời gian thai kỳ. Cho tới khi chào đời, bé mới bắt đầu sử dụng phổi để thở. 

em-be-lam-gi-trong-bung-me-dau-hieu-nhan-biet-thai-nhi-khoe_7

Em bé trong bụng mẹ được cung cấp oxi thông qua cuống rốn

3. Dấu hiệu nhận biết thai nhi khỏe mạnh

Để chắc chắn về tình trạng phát triển của trẻ, khám thai định kỳ là phương pháp an toàn và khoa học nhất. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể theo dõi và nhận biết sự phát triển tốt của trẻ qua một số biểu hiện tích cực sau:

em-be-lam-gi-trong-bung-me-dau-hieu-nhan-biet-thai-nhi-khoe_8

Khám thai định kỳ là phương pháp an toàn và khoa học để biết tình trạng của bé

  • Các kết quả siêu âm định kỳ hàng tháng cho các thông số phát triển ổn định và không phát hiện các tình trạng bất thường tại của trẻ
  • Em bé trong bụng mẹ có các hoạt động liên tục trong các khoảng thời gian khác nhau mà mẹ có thể cảm nhận rõ ràng như: đạp, nấc, lộn nhào…
  • Nhịp tim của bé ổn định và có thể cảm nhận bằng cách chạm vào bụng mẹ 
  • Mẹ bầu tăng cân đều khi mang thai chứng tỏ em bé phát triển rất tốt

Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đức  icon_car_2

Đánh giá

Kết quả 5.0/5 (6 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.