Kiến thức chăm sóc mẹ bầu từ A->Z
Kiến thức chăm sóc mẹ bầu từ A->Z
Chế độ chăm sóc mẹ bầu không chỉ là cách bảo vệ sức khỏe người mẹ mà còn để đảm bảo sự phát triển khoẻ mạnh của trẻ nhỏ. Nắm được các kiến thức chăm sóc mẹ bầu sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho phụ nữ mang thai.
1. Những điều mẹ bầu nên làm trong giai đoạn mang thai
Những điều mẹ bầu cần biết khi mang thai sẽ giúp cả mẹ và bé có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn. Để có một thai kỳ an toàn, phụ nữ mang thai nên tìm hiểu các thông tin về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trên mọi phương diện từ thể chất đến tinh thần.
Mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ các thông tin về sức khoẻ cho bé
1.1 Khám thai định kỳ
Mẹ bầu nên tiến hành khám thai định kỳ để theo dõi được quá trình phát triển của trẻ. Mang thai là một sự kiện cực kỳ quan trọng và có thể tồn tại rất nhiều nguy hiểm cho mẹ, những phát hiện sớm ở thai kỳ có thể hạn chế những nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Xem thêm: Làm Thế Nào Để Nhận Biết Mang Bầu Bé Trai Hay Bé Gái?
Có rất nhiều bàn luận xoay quanh chủ đề siêu âm khám thai, có nhiều quan niệm cho rằng không nên siêu âm quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa có bằng chứng xác thực cho vấn đề này, các mẹ bầu hãy thực hiện khám thai theo đúng lịch trình mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
Mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ theo đúng lịch trình
Có 3 cột mốc quan trọng mà bà bầu nhất định phải đi khám thai để xác định sự phát triển ổn định của trẻ. Những cột mốc quan trọng đó bao gồm: Lần 1 tuần 11-13, lần 2 tuần 21-24, lần 3 tuần 30-32.
1.2 Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học
Một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp mẹ bầu có nguồn dưỡng chất đầy đủ bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé. Chế độ ăn hợp lý khoa học dành phụ nữ mang thai cần tuân thủ những yếu tố sau:
- Chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất (tinh bột, protein, vitamin, khoáng chất, chất béo…)
- Tập chung bổ sung nhiều các nhóm chất có lợi cho mẹ và béo theo từng giai đoạn (sắt, vitamin, rau xanh, chất béo có lợi…)
Một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp mẹ bầu có nguồn dưỡng chất
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm có hại như rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có ga, cà phê…
- Không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm đã có dấu hư hỏng, thối rữa
- Hạn chế các loại đồ ăn không tốt cho sức khỏe như đồ cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
- Thực hiện một lịch trình ăn uống khoa học, đúng giờ, đúng bữa hạn chế ăn đêm.
1.3 Vận động thường xuyên
Vận động là một cách giúp sức khỏe của người mẹ được duy trì ở trạng thái tốt nhất. Mẹ bầu hoạt động thường xuyên sẽ giúp quá trình sinh đẻ dễ dàng và gặp nhiều thuận lợi hơn. Trong khi thực hiện vận động, phụ nữ mang thai cần chú các các vấn đề như:
- Phụ nữ mang bầu nên hoạt động nhẹ nhàng trong giai đoạn đầu mang thai hoặc trong trường hợp có nguy cơ sảy thai cao. Ở các giai đoạn sau, bà bầu có thể nâng dần cường độ tập luyện.
Mẹ bầu vận động nhẹ nhàng trong giai đoạn đầu mang thai
- Cường độ vận động cần phù hợp với thể trạng của cả mẹ và bé và tham khảo thêm những chỉ dẫn của chuyên gia
- Nên thực hiện các bài vận động phù hợp với phụ nữ có thai, đặc biệt là cái bài tập để dễ sinh đẻ hơn
1.4 Thư giãn tinh thần
Thời kỳ mang thai, người phụ nữ có thể xuất hiện rất nhiều vấn đề về tâm lý. Mẹ bầu thường xuyên buồn bã hoặc lo nghĩ quá đà ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Lời khuyên dành cho phụ nữ có thai để giải tỏa tâm lý là nên nghe những bài nhạc cho mẹ bầu, sử dụng app mẹ bầu hoặc đọc sách thai giáo cho mẹ bầu để có nhiều kiến thức hơn khi mang thai, tránh những hiểu nhầm gây hoang mang.
2. Những tình huống mẹ bầu hay gặp và cách xử lý
Trong suốt thai kỳ phụ nữ có thể gặp phải rất nhiều vấn đề cấp bách liên quan đến sức khỏe, cách xử lý kịp thời sẽ giúp thai phụ tránh được các nguy hại. Một số trường hợp thường gặp như sau:
- Mẹ bầu ra khí hư màu vàng nhưng không ngứa là một hiện tượng sinh lý bình thường. Để xử lý vấn đề này phụ nữ mang thai có thể thử dụng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng hoặc các loại lá thảo dược để làm sạch vùng kín, tránh viêm nhiễm, ngứa ngáy
- Mẹ bầu bị ngứa bụng khi bụng bầu lớn gây rạn và khô da. Khi mẹ bầu gãi bụng có ảnh hưởng đến thai nhi và cả lớp da bụng của mẹ. Những khuyến cáo hàng đầu trong trường hợp này là nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để hạn chế tình trạng khô, nứt ở vùng bụng.
Những tình huống mẹ bầu hay gặp trong thời kỳ mang thai
- Táo bón là một biểu hiện tiêu hóa rất phổ biến ở các bà bầu, đặc biệt là ở những giai đoạn sau của thai kỳ. Để hạn chế tình trạng này, phụ nữ mang bầu nên tích cực ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây dễ tiêu, uống nhiều nước và bổ sung thêm nhiều lợi khuẩn đường ruột.
Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết 4 Kỹ Năng Cần Thiết Để Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh
Dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh khi vỡ ối thường xảy ra đột ngột và khó có thể kiểm soát được. Khi vỡ ối mẹ bầu cần làm gì? Thực tế khi đang mang thai bị vỡ ối thai phụ cần được chuyển đến bệnh viện ngay lập tức để chuẩn bị sinh em bé. Trong quá trình di chuyển, thai phụ cần giữ bình tĩnh và hạn chế vận động nhất có thể.
Bình luận Facebook