Kinh nghiệm và cách phân chia ngân sách cần cho việc mở đại lý sữa
Kinh nghiệm và cách phân chia ngân sách cần cho việc mở đại lý sữa
Kinh doanh sữa là cơ hội hay thách thức cho người khởi nghiệp? Làm sao để tăng tỉ lệ kinh doanh sữa thành công? Mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn để vận hành cửa hàng? Tất cả những vấn đề trên sẽ được ecolife giải đáp cho bạn ngay trong bài viết dưới đây.
Kinh doanh đại lý sữa, cơ hội hay thách thức?
Trong thời đại “bình thường mới” hậu Covid-19, các sản phẩm dinh dưỡng rất được người tiêu dùng quan tâm. Mọi người thường chọn lựa sữa công thức để bổ sung dưỡng chất, tăng đề kháng cơ thể.
Đây sẽ là cơ hội cho những ai đang có ý định mở đại lý sữa nhằm thu lợi nhuận cao. Nước ta đã và đang trở thành thị trường tiêu thụ sữa tiềm năng với sức tiêu thụ mạnh mẽ.
Thêm vào đó, Việt Nam là một quốc gia đông dân với cơ cấu dân số trẻ tăng khoảng 1,2% một năm. Do đó nhu cầu về cung cấp sữa cho trẻ nhỏ tăng lên mỗi năm với con số chóng mặt.
Điều này lần nữa khẳng định, kinh doanh sữa đang là một thị trường có tiềm năng cho startup. Tuy nhiên, nó cũng đồng nghĩa với việc sức cạnh tranh lớn và quyết liệt hơn.
>>> Sữa Aptamil Profutura Anh Số 3, Hàng Nội Địa Anh
Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa tăng tỉ lệ thành công cho startup
Chìa khóa thành công trong ngành cung cấp sản phẩm sữa công thức gồm 4 yếu tố là: Sản phẩm chất lượng-Giá thành phải chăng-Chính sách chăm sóc khách hàng tốt-Chính sách quản lý tối ưu.
Sự uy tín và sản phẩm chất lượng là yếu tố cốt lõi làm nên sự thành công và giữ chân khách hàng. Giá thành phải chăng sẽ tăng tỉ lệ người tiêu dùng trở lại với cửa hàng để mua sản phẩm.
Chính sách chăm sóc khách hàng tốt sẽ đi kèm với chiến dịch marketing thông minh. Nó sẽ giúp khẳng định thương hiệu và đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Đồng thời, bạn cần có chính sách quản lý nhân sự, quản lý tài chính,...hợp lý nhằm tránh thua lỗ.
Đồng thời, muốn làm đại lý sữa bạn cần nắm rõ 3 tuyệt chiêu nhằm giảm tỉ lệ kinh doanh thất bại, gồm: Nhập hàng đa dạng-Vốn ít thì nhập hàng của đại lý trung gian-Thay thế sổ sách bằng cách quản lý hiện đại.
Các chuyên gia tư vấn mở đại lý sữa cho răng, cần khảo sát thị trường để nắm bắt nhu cầu sử dụng. Từ đó, người muốn mở đại lý sữa sẽ đề ra những kế hoạch kinh doanh sữa phù hợp.
Người tiêu dùng thường quan tâm đến vấn đề “mua sữa chính hãng ở đâu”. Vì vậy, khi mở đại lý bán sữa thì nên cân nhắc nguồn an toàn rõ gốc. Hiện nay, rất phổ biến các đại lý sữa ít vốn và nhập hàng từ các công ty, các nhà phân phối trung gian.
Dù bảng giá chiết khấu sữa có thể thấp hơn nhưng sẽ đảm bảo không bị tồn vốn của bạn. Nhiều startup quan tâm rằng với hình thức này mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn?
Thực tế cho thấy, bạn chỉ cần bỏ ra số vốn từ 100 đến 200 triệu là sẽ Hình thức thay thế sổ sách bằng cách quản lý hiện đại sẽ hỗ trợ công tác quản lý hàng hóa. Đồng thời, giảm thiểu rủi ro làm mất thông tin các sản phẩm như số lượng, hạn sử dụng,...
>>> Sữa Aptamil Profutura Anh Số 2 800g , Hàng Nội Địa Anh
Mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn và chia ngân sách thế nào?
Có nhiều đầu báo phân tích thị trường khẳng định “bán sữa trẻ em là 1 vốn 4 lời”. Tuy nhiên, lợi nhuận cao đồng nghĩa với việc nó tiềm ẩn nhiều rủi ro tồn hàng, thua lỗ. Vì vậy, khi bạn lên kế hoạch mở đại lý sữa gần đây cần quan tâm đến vốn và chia ngân sách phù hợp.
Mở đại lý cần bao nhiêu vốn cho mặt hàng sữa?
Theo các chuyên gia, nếu hướng tới mở cửa hàng bán lẻ sữa công thức thì vốn dao động khoảng 100 triệu. Với những cơ sở kinh doanh sữa vừa và lớn cần khoảng 4 đến 5 trăm triệu đồng. Tất nhiên, nếu bạn hướng tới mở cửa hàng “bán sỉ sữa” thì lượng vốn có thể rơi vào hàng tỷ.
Phân chia ngân sách thế nào cho phù hợp?
Thường thì, chi phí nhập hàng đã chiếm đến 50% số tiền vốn. Ở giai đoạn đầu kinh doanh, bạn cần nên nhập thử mỗi dòng sữa 2-4 hộp để đánh giá thị trường. Sau khi thăm dò nhu cầu tiêu dùng của đối tượng khách hàng mục tiêu, tiến hành nhập dòng sữa bán chạy.
Bạn cần để một khoảng cho việc thuê mặt bằng mua bán với giá tầm 5-7 triệu/tháng. Các chủ bất động sản thường yêu cầu đóng trước 6 tháng (khoảng 30-42 triệu) đối với mặt bằng khoảng 25 - 50m2.
Kệ trưng bày sữa, quầy thanh toán, trang trí cửa hàng có thể dao động từ 5-20 triệu hoặc hơn. Mua phần mềm quản lý bán hàng, máy quét mã vạch, máy in hóa đơn sẽ mất khoảng 20 triệu.
Chi phí làm giấy phép kinh doanh khoảng 2-3 triệu và nếu thuê bên luật sư làm cho mình sẽ tăng thêm khoảng 2 triệu. Trong quá trình vận hành cần thêm phí gồm: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp/cá nhân, thuế thu nhập không thường xuyên,...
Bên cạnh đó, bạn cần phải bỏ ra một chút vốn để làm vốn lưu động và phòng các khoản chi phát sinh. Thường thì, mức chi phí này khoảng 30-100 triệu đồng, hoặc hơn.
Việc mở đại lý sữa là cơ hội tiềm năng để bạn nâng cao thu nhập, tăng lợi nhuận nhanh chóng. Tuy nhiên, để thành công, bạn cần nắm bắt tốt nhu cầu thị trường và phân chi ngân sách phù hợp. Chúc các bạn “mua may bán đắt” với những kinh nghiệm được chia sẻ trong bài viết.
Bình luận Facebook