Lịch tiêm phòng và các mũi tiêm phòng bắt buộc cho trẻ mẹ cần biết
Lịch tiêm phòng và các mũi tiêm phòng bắt buộc cho trẻ mẹ cần biết
Tiêm phòng chính là cách tốt nhất để phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm cho trẻ. Cha mẹ nên đưa con đi tiêm các mũi tiêm phòng bắt buộc cho trẻ định kỳ để vắc-xin phát huy tác dụng bảo vệ tốt nhất.
Tiêm phòng chính là cách tốt nhất để phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm cho trẻ
1. Tại sao phải cho trẻ tiêm phòng?
Sức đề kháng của trẻ nhỏ rất yếu, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ dưới 5 tuổi, lười ăn, suy dinh dưỡng,… Mà môi trường xung quanh bé tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh như khí hậu, thời tiết, vi khuẩn và ngày càng nhiều dịch bệnh khó lường. Vì vậy, trẻ rất dễ nhiễm nhiều căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng về sức khỏe lâu dài hoặc nặng hơn là có thể mất mạng.
Trẻ rất dễ nhiễm nhiều căn bệnh nguy hiểm
Cách chữa bệnh tốt nhất là phòng bệnh, và cách phòng bệnh tốt nhất chính là cho trẻ tiêm phòng đầy đủ. Việc tiêm phòng sẽ giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể. Kháng thể được hình thành có nhiệm vụ tiêu diệt vi rút, vi khuẩn và tồn tại trong máu để bảo vệ cơ thể chống các tác nhân gây bệnh ở những lần xâm nhập sau.
Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chăm Sóc Bé Mọc Răng Và Sữa Aptamil Anh Số 2
2. Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đến 24 tháng tuổi
Trẻ có rất nhiều mũi tiêm phòng bắt buộc
Có rất nhiều mũi tiêm phòng hiện nay là bắt buộc phải tiêm để bảo vệ trẻ tốt nhất, nhất là các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ có thể đưa con đến tiêm phòng tại các trung tâm tiêm chủng, những cơ sở y tế. Sau đây là lịch tiêm phòng cho bé, mẹ nên nhớ để tiêm ngừa đúng thời điểm.
Mốc thời gian tiêm |
Phòng bệnh |
Tên vắc-xin |
Trẻ sơ sinh |
Viêm gan B |
Vắc xin Engerix B/ Euvax (tiêm ngay trong 24 giờ sau sinh) |
Bệnh lao |
Vắc xin BCG liều sơ sinh. |
|
Trẻ 2 tháng tuổi |
Phòng 6 bệnh: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây ra |
Vắc xin 6 trong 1 Infanrix hexa (Bỉ)/ Hexaxim (Pháp). Hoặc vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp), Infanrix IPV + Hib (Bỉ) (không có thành phần kháng nguyên viêm gan B). Cả hai vắc xin trên đều cho trẻ tiêm mũi 1. |
Phòng Rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp |
Vắc xin Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ), Rotavin-M1 (Việt Nam). Uống liều 1. |
|
Bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 1) |
Vắc xin Synflorix (Bỉ), Prevenar 13 (Bỉ). Tiêm mũi 1. |
|
Trẻ 3 tháng tuổi |
Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 đã tiêm lúc trước: Tiêm mũi 2. Nếu trẻ tiêm loại 5 trong 1 thì phải bổ sung thêm mũi viêm gan B. |
|
Phòng Rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp |
Vắc xin Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ), Rotavin-M1 (Việt Nam). Uống liều 2. |
|
Trẻ 4 tháng tuổi |
Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 đã tiêm lúc trước: Tiêm mũi 3. Nếu trẻ tiêm loại 5 trong 1 thì phải bổ sung thêm mũi viêm gan B. |
|
Phòng Rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp |
Vắc xin Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ), Rotavin-M1 (Việt Nam). Uống liều 3. |
|
Bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn |
Vắc xin Synflorix (Bỉ), Prevenar 13 (Bỉ). Tiêm mũi 2. |
|
Trẻ 6 tháng tuổi |
Bệnh cúm |
Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp). Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng. |
Bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C |
Vắc xin VA-MENGOC-BC. Tiêm mũi 1. |
|
Bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn |
Vắc xin Synflorix (Bỉ), Prevenar 13 (Bỉ). Tiêm mũi 3. |
|
Trẻ 9 tháng tuổi |
Bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C |
Vắc xin VA-MENGOC-BC (Cu Ba). Tiêm mũi 2. |
Sởi |
Vắc xin sởi đơn MVVac (Việt Nam). |
|
Bệnh thủy đậu |
Vắc xin Varilrix (Bỉ). |
|
Viêm não Nhật Bản |
Vắc xin Imojev (Thái Lan). |
|
Trẻ 12 tháng tuổi |
Bệnh sởi, quai bị, rubella |
Vắc xin 3 trong 1 MMR-II (Mỹ) |
Bệnh thủy đậu |
(Nếu chưa tiêm Varilrix trong giai đoạn trước, có thể tiêm lúc này.) Vắc xin Varivax/Varicella. |
|
Bệnh viêm não Nhật Bản B |
Vắc xin Jevax (Việt Nam). Tiêm 2 mũi, cách nhau 1 – 2 tuần. |
|
Bệnh viêm gan A |
Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml. Tiêm liều nhắc lại sau 6-18 tháng. |
|
Bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn |
Vắc xin Synflorix (Bỉ)/Prevenar 13 (Bỉ). Tiêm mũi 4. |
|
Trẻ 15 – 24 tháng tuổi |
Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 đã tiêm lúc trước: Tiêm mũi 4. Nếu trẻ tiêm loại 5 trong 1 thì phải bổ sung thêm mũi viêm gan B. |
|
Bệnh viêm gan A |
Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml. Tiêm mũi nhắc lại. |
|
Bệnh cúm |
Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp). Tiêm mũi 3 sau mũi thứ hai 1 năm. |
|
Trẻ đủ 24 tháng |
Bệnh viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135. |
Vắc xin Menactra (Mỹ). |
Bệnh viêm não Nhật Bản B |
Vắc xin Jevax. Tiêm mũi 3. |
|
Bệnh thương hàn. |
Vắc xin Typhim VI/Typhoid VI. |
|
Bệnh tả. |
Vắc xin Tả mORCVAX (Việt Nam) gồm 2 liều uống. Dành cho trẻ sống ở vùng nguy cơ cao, liều hai sau liều một 2 tuần. |
3. Chăm sóc trẻ sau tiêm phòng
Trẻ sau khi tiêm chủng thường hay có những biểu hiện xảy ra sau khi tiêm vắc xin, thông thường đều nhẹ và tự khỏi sau một thời gian ngắn. Những biểu hiện thường thấy có thể là sưng đỏ chỗ tiêm, ngứa, sốt dưới 39 độ C, mệt mỏi. Cha mẹ cần theo dõi và quan sát những biển hiện của cơ thể trẻ để kịp thời phát hiện những bất thường và báo cho bác sĩ kịp thời.
Theo dõi biểu hiện của trẻ sau tiêm phòng để kịp thời chữa trị
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng mẹ cần phải chú ý:
- Đảm bảo dinh dưỡng của trẻ luôn phải đủ chất, bổ sung nhiều nước. Với trẻ sơ sinh còn bú mẹ, hãy cho trẻ bú nhiều hơn.
- Nếu trẻ có biểu hiện sốt trên 38.5 độ, cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng thường được áp dụng là sử dụng paracetamol, ibuprofen với liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu vết tiêm bị sưng, đỏ, có thể chườm lạnh tại chỗ để giảm sưng, giảm đau cho trẻ. Tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với vết tiêm, không thoa hay bôi gì lên đó. Không tự ý dùng Aspirin và các liều thuốc ho, thuốc hạ sốt khác.
4. Uống sữa Aptamil Anh cũng là một cách nâng cao hệ miễn dịch
Với trẻ nhỏ, ngoài việc cho trẻ tiêm phòng từ sớm, để hệ miễn dịch của trẻ thực sự khỏe mạnh, cha mẹ cũng cần chú ý nhiều yếu tố khác. Và cho trẻ uống sữa Aptamil Anh là một cách rất hiệu quả.
Uống sữa Aptamil để nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ
Sữa Aptamil có công thức dinh dưỡng quý giá để trẻ có điều kiện hấp thụ và trao đổi chất tốt nhất. Những thành phần trong sữa nổi bật có thể là protein, chất béo, nhiều loại vitamin và khoáng chất, cho bé tăng cân khỏe mạnh, chắc khỏe cấu trúc xương và răng. Hàm lượng DHA cao, nhiều Omega-3 và Omega-6 tốt cho hệ thần kinh, não bộ và thị giác để bé luôn thông minh.
Xem thêm: Review Sữa Aptamil Và Các Loại Sữa Công Thức Phổ Biến Cho Trẻ Sơ Sinh
Đặc biệt, sữa Aptamil có khả năng tuyệt vời trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ. Sữa có men vi sinh GOS/FOS theo tỷ lệ 9:1 và bổ sung hàng triệu lợi khuẩn để hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ, giúp trẻ ăn nhiều, ăn ngon miệng, xây dựng hệ miễn dịch vững chãi, nâng cao sức đề kháng để chống lại nhiều tác nhân gây hại.
Tiêm phòng đầy đủ và cho trẻ uống sữa Aptamil Anh hàng ngày để trẻ luôn khỏe mạnh mỗi ngày nhé!
Bình luận Facebook