1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Mách mẹ 3 cách vệ sinh mũi cho trẻ đơn giản hiệu quả nhất

Mách mẹ 3 cách vệ sinh mũi cho trẻ đơn giản hiệu quả nhất

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Mách mẹ 3 cách vệ sinh mũi cho trẻ đơn giản hiệu quả nhấtgif5

Để bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh cho trẻ, việc vệ sinh mũi là rất quan trọng. Sau đây là 3 cách vệ sinh mũi đơn giản mà hiệu quả cho bé yêu mẹ nào cũng cần phải biết.

1. Tại sao cần phải vệ sinh mũi cho trẻ?

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu hơn bình thường nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Khi bị nhiễm những loại virus, vi khuẩn gây bệnh, dịch nhầy trong mũi có xu hướng tiết ra nhiều và đặc hơn bình thường. Những chất nhầy này nếu không được loại bỏ sớm và đúng cách sẽ khiến trẻ khó thở, khó chịu, chuyển qua hít thở bằng họng. Từ đó gia tăng khả năng chuyển qua viêm họng và tình hình bệnh có thể chuyển biến nặng hơn.

mach-me-3-cach-ve-sinh-mui-cho-tre-don-gian-hieu-qua-nhat_2 

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp

Hơn nữa, trẻ bị chảy nước mũi nhiều cũng khiến người chăm sóc luôn phải lau rửa mặt mũi cho bé để đảm bảo vệ sinh. Việc này cũng dễ khiến vùng mũi và nhân trung của trẻ bị chà xát đến trầy xước.

Vì vậy, khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu như nghẹt mũi, chảy nước mũi, thở khò khè,... mẹ bỉm cần phải tiến hành vệ sinh mũi, rửa mũi cho trẻ. Giúp trẻ thông thoáng đường thở, hô hấp dễ chịu hơn, ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn trong đường thở.

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Anh Số 1 (Aptamil Advanced) 800g - Sản Phẩm Nhập Khẩu Chính Ngạch icon_car_2

2. Hướng dẫn các cách vệ sinh mũi cho bé khi bị sổ mũi

Vệ sinh mũi cho trẻ nhỏ là một cách để bảo vệ sức khỏe của các bé. Tuy nhiên, việc này bắt buộc mẹ phải tiến hành vệ sinh mũi đúng cách, tỉ mỉ và cẩn thận mới đảm bảo có hiệu quả mà không làm hại đến bé. 

2.1 Cách vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý là tên loại nước có chứa 0.9% natri clorid, có thể làm sạch, loại bỏ chất nhầy và bụi bẩn bên trong niêm mạc mũi của trẻ. Một lưu ý khi tiến hành vệ sinh mũi theo cách này là nên nhẹ nhàng, cẩn thận để nước muối sinh lý trong tràn xuống họng. 

mach-me-3-cach-ve-sinh-mui-cho-tre-don-gian-hieu-qua-nhat_4 

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Cách tiến hành vệ sinh mũi: Chuẩn bị khăn (gạc), một chai nước muối sinh lý loại nhỏ và tăm bông. Các dụng cụ này phải đảm bảo vô trùng, sạch sẽ. Mẹ đặt bé nằm nghiêng trên giường, lót gối hoặc khăn dưới đầu trẻ. Dùng một tay giữ nhẹ đầu bé, tay còn lại để đầu lọ nước muối vào trong mũi bé rồi bóp nhẹ vài giọt, khoảng 3 - 4 lần ở hai lỗ mũi. Khi nước mũi chảy ra ngoài, dùng khăn hoặc tăm bông lau sạch rồi đỡ bé dậy.

Đây cũng là cách vệ sinh mắt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường ngày rất hiệu quả. Không chỉ khi trẻ bị nghẹt mũi, mà còn có thể áp dụng để làm ẩm niêm mạc mũi trong trường hợp không khí quá khô, nằm điều hòa quá nhiều. Nhờ đó mà bảo vệ khoang mũi và hệ hô hấp của trẻ. 

>>> Xem thêm: Mẹo Vặt Cách Pha Sữa Aptamil Anh Đúng Chuẩn Cho Mẹ Bỉmicon_car_2

2.2 Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm hút mũi

Ống bơm hút mũi là một dụng cụ quen thuộc với các mẹ bỉm. Có thể hỗ trợ loại bỏ dịch nhầy trong mũi trẻ bằng cách hút dịch qua hệ thống đầu hút vừa mũi trẻ và thân bóp cao su. 

Đây là cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh và cách vệ sinh mũi cho bé 1 tuổi khi dịch nhầy trong mũi trẻ quá nhiều, không thể lấy ra bằng cách lau hoặc nhỏ nước muối sinh lý.

mach-me-3-cach-ve-sinh-mui-cho-tre-don-gian-hieu-qua-nhat_3 

Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm hút mũi

Cách tiến hành vệ sinh mũi bằng ống bơm hút mũi: 

  • Chuẩn bị sẵn ống bơm hút mũi đã tiệt trùng, khăn sạch và nước muối sinh lý. Với trẻ dưới 1 tuổi, hãy đặt bé trong tư thế nằm nghiêng. Lót một chiếc khăn mềm dưới cổ để đầu bé hơi nghiêng xuống để dịch không chảy ngược. Trẻ trên một tuổi thì bế bé ngồi, đầu hơi đổ về trước, kèm theo khăn lót cổ. Nếu mẹ thấy khó khăn có thể nhờ thêm 1 người nữa trợ giúp.
  • Nhỏ 1 - 2 giọt nước muối sinh lý trước để làm mềm dịch nhầy. Bóp nhẹ cánh mũi bé 2 - 3 cái.
  • Bóp không khí ra khỏi ống hút rồi đưa đầu ống vào mũi bé, đừng đưa vào quá sâu. Sau đó thả tay để ống hút chất nhầy ra. Lau mũi nhẹ nhàng nếu chất nhầy chảy ra mặt.
  • Vệ sinh sạch ống bơm rồi bắt đầu lại với bên mũi kia.

>>> Xem thêm: (Review) Đánh giá về sữa Aptamil số 1 của một số mẹ bỉm! icon_car_2

2.3 Rửa mũi cho trẻ bằng ống xi-lanh

Ống xi-lanh bỏ phần kim tiêm đi là một công cụ rất hữu ích khi chăm sóc trẻ nhỏ. Ưu điểm của phương pháp này khi vệ sinh mũi cho trẻ là dụng cụ dễ kiếm, dễ mua, đơn giản mà dễ làm. Vừa có thể hút dịch nhầy mà cũng có thể giúp trẻ rửa mũi.

Cách tiến hành rửa mũi cho bé bằng ống xi-lanh:

  • Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết sau: khăn mềm, nước muối sinh lý, và ống xi-lanh đã được tiệt trùng. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, nên dùng loại ống nhỏ 3ml hoặc 5ml. Trẻ trên 3 tháng có thể dùng loại 10ml.
  • Đặt bé nằm nghiêng, lót phần đầu trẻ với miếng lót hoặc gối mềm thấp để đầu trẻ cao hơn. Có thể đặt thêm khăn sữa dưới cổ để giữ quần áo và giường chiếu sạch sẽ và khô ráo.
  • Hút khoảng 1 - 2 ml nước muối sinh lý vào ống xi-lanh rồi nhẹ nhàng, từ từ bơm nước vào lỗ mũi phía trên của bé. Dung dịch nước muối sẽ đi qua lỗ mũi ở dưới mang theo chất nhầy khó chịu.
  • Lặp lại cho đến khi thấy nước chảy ra đã trong và sạch hẳn. Lau nhẹ mũi và miệng trẻ.
  • Lật trẻ nằm nghiêng lại bên kia và lặp lại thao tác trên đến khi sạch hoàn toàn dịch mũi.

mach-me-3-cach-ve-sinh-mui-cho-tre-don-gian-hieu-qua-nhat_5 

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết sau: khăn mềm, nước muối sinh lý

>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đứcicon_car_2

3. Những lưu ý khi thực hiện vệ sinh mũi cho bé

Đồng ý là việc vệ sinh mũi giúp đường thở và hô hấp của trẻ luôn được thông thoáng, khỏe mạnh nhất. Nhưng quá trình thực hiện cũng cần phải đảm bảo cẩn thận mới không thể gây tổn thương cho bé. Vì vậy, khi thực hiện vệ sinh mũi đúng cách, mẹ nhất định phải nhớ 5 lưu ý sau:

  • Tần suất thực hiện không nên quá dày, quá thường xuyên: Với trẻ có nhiều dịch mũi khi bị viêm đường hô hấp, thực hiện tối đa 3 lần/ngày. Với trẻ nhỏ khỏe mạnh bình thường, nếu không khí khô, thiếu ẩm, nằm điều hòa nhiều thì nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý 2-3 lần một tuần.
  • Thời gian vệ sinh mũi: Nên tiến hành trước khi cho bé ăn hoặc trước khi cho bé ngủ. Vì nếu làm sau khi trẻ ăn dễ gây sặc, nôn trớ. Trong khi ngủ thì rất dễ khiến nước muối chảy xuống họng hay chảy ngược vào tai.
  • Chọn dung dịch rửa mũi: Loại dễ tìm, dễ mua và cũng phổ biến nhất là nước muối sinh lý. Trên thị trường cũng có rất nhiều loại dung dịch chuyên dụng cho việc rửa mũi cho các đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn mua sản phẩm phù hợp mà chất lượng và an toàn nhất.
  • Chọn dụng cụ rửa mũi: Các dụng cụ rửa mũi nhất định phải được làm từ các vật liệu thân thiện với làn da của bé, mềm vừa đủ và hoạt động tốt. Kích cỡ của các loại máy hút, đầu ống bơm cũng phải nhỏ, vừa với mũi của trẻ. Tuyệt đối không nên hút bằng miệng vì rất mất vệ sinh.

mach-me-3-cach-ve-sinh-mui-cho-tre-don-gian-hieu-qua-nhat_1 

Đảm bảo vệ sinh các dụng cụ

Đảm bảo vệ sinh trước, trong và sau khi vệ sinh mũi: Quá trình này có thể khiến bé bị nhiễm khuẩn nếu không đảm bảo được vấn đề vệ sinh. Vì vậy, trước khi vệ sinh mũi, cha mẹ cần phải rửa tay sạch bằng xà phòng. Các dụng cụ cũng cần được rửa sạch và khử trùng trước. Sau khi vệ sinh mũi cho bé xong, phải lau sạch các chất nhầy thừa dính trên mặt, rửa tay sạch sẽ, vệ sinh lại các dụng cụ và bảo quản ở nơi khô, sạch và kín để không bị bụi bẩn hay vi khuẩn xâm nhập.

Đánh giá

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.