1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Mách mẹ loại siro ho nào tốt cho trẻ sơ sinh?

Mách mẹ loại siro ho nào tốt cho trẻ sơ sinh?

Kết quả 5.0/5 (1 đánh giá)

Mách mẹ loại siro ho nào tốt cho trẻ sơ sinh?

Thời tiết giao mùa, các bé nhỏ nhà bạn bị ho và khó chịu? Hẳn là các mẹ đang rất lo lắng và muốn tìm một loại siro ho nào tốt cho trẻ sơ sinh. Hãy cùng nhau tìm hiểu các loại siro tốt nhất và được tin tưởng lựa chọn trên thị trường hiện nay nhé. 

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho?

Thời tiết thay đổi, vì còn nhỏ nên bé sơ sinh bị ho và dễ bị cảm thông thường. Ho là dấu hiệu rõ rệt cho thấy cơ thể của trẻ nhỏ đang phản ứng lại với tác động môi trường xung quanh. 

Vì trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên việc dùng thuốc cho trẻ để trị dứt điểm cơn ho mẹ nên sử dụng theo đơn bác sĩ. Trước tiên, các mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân trẻ ho để tìm ra biện pháp tốt nhất cho bé.

1.1 Cảm lạnh

siro ho nào tốt cho trẻ sơ sinh

Các triệu chứng của bé bị cảm lạnh trong đó có ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi nhiều. Thậm chí các bé có thể bị sốt nhẹ vào ban đêm tùy vào mức độ. Nguyên nhân dẫn đến việc bé cảm lạnh có thể do thời tiết đột ngột thay đổi hoặc tắm cho bé quá lâu, nằm điều hòa…

Các bé nhỏ từ 0 - 1 tuổi có thể bị cảm lạnh đến 6 lần. Vì vậy khi bé nhà bạn có biểu hiện nặng hãy đưa bé đến bác sĩ kịp thời.

>>> Có thể mẹ quan tâm: Sữa Aptamil tăng sức đề kháng cho bé

1.2 Viêm tiểu phế quản

Khi trẻ so sinh bị ho kèm thở khò khè là có thể bé đang bị viêm tiểu phế khoản. Có nhiều nguyên nhân tuy nhiên chủ yếu là do môi trường sống nhiều bụi. Từ đó dẫn đến virus hợp bào hô hấp (RSV) tấn công trẻ. 

Bệnh này bé thường bị vào mùa đông, sau cơn cảm lạnh kéo theo ho, sổ mũi. Các bạn nhỏ sẽ biểu hiện rõ rệt qua việc chán ăn, sốt nhẹ…

1.3 Viêm phổi

siro ho nào tốt cho trẻ sơ sinh

Bé sơ sinh bị ho kéo dài, có đờm xanh hoặc vàng là dấu hiệu điển hình bé có thể bị viêm phổi. Bệnh này do nhiễm trùng hoặc do virus, vi khuẩn ở phổi gây ra. Nhiều khi cảm lạnh thông thường cũng dẫn đến viêm phổi ở trẻ. 

Trông trẻ có biểu hiện rất mệt mỏi và quấy khóc. Trong trường hợp này bé nên được đưa vào bệnh viện điều trị sớm .

1.4 Hóc dị vật

Trong quá trình chơi đùa có thể trẻ đã bị những dị vật nhỏ như đồ chơi, đồ ăn, vật dụng gia đình… vô tình rơi vào họng bé. Vì còn quá nhỏ để có thể nhận biết nên các bé không thể phản ứng lại. 

Lúc này, ba mẹ để ý sẽ thấy con ho tiếng nhỏ nhỏ và thở dốc kèm theo. Sắc mặt của trẻ đột nhiên xanh xao và im bặt. Nếu vỗ lưng bé kịp thời mà không có tác dụng thì ba mẹ phải đưa con ngay đến bệnh viện kịp thời. 

>>> Có thể mẹ quan tâm: Sữa Aptamil dành cho trẻ 6 -12 tháng

2. Cách làm siro ho cho trẻ 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại siro ho cho bé nhưng không phải loại nào cũng thực sự tốt và chất lượng. Vậy siro nào tốt cho trẻ sơ sinh mà bạn nên dùng? 

Với nỗi lo lắng như vậy, nhiều bà mẹ lựa chọn nấu siro ho thay vì ra ngoài mua. Dưới đây là tips một số cách nấu siro ho tại nhà, các mẹ nhanh tay bỏ túi để chăm con tốt nha!

2.1 Cách làm siro húng quất đường phèn diếp cá lá hẹ

siro ho nào tốt cho trẻ sơ sinh

Nguyên liệu:

  • Húng chanh : 500g
  • Quất: 0,5 kg
  • Rau diếp cá: 200gr
  • Lá hẹ: 0,2 kg
  • Đường phèn: 1kg
  • Gừng: 1 củ
  • Tỏi: 5 tép
  • Muối ½ muỗng cà phê

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn: lá hẹ, húng chanh, diếp cá, quất cho sạch. Đừng quên ngâm nước muối cẩn thận các mẹ nhé. Sau đó vớt ra để ráo nguyên liệu. Gừng và tỏi bỏ vỏ rồi đem đi rửa sạch, thái lát mỏng. Sau khi ngâm nước muối, quất đem cắt đôi quả. Riêng lá hẹ, diếp cá và húng chanh thái nhỏ và để riêng ra.

Bước 2: Ướp quất: Quất đã cắt xong sẽ đem trộn đều với 1 kg đường phèn rồi ướp trong khoảng 2 tiếng.

Bước 3: Nấu siro: Cho quất và đường phèn đã ướp nấu ở nửa liu diu trong vòng 5 -10 phút cho đến khi đường tan hoàn toàn và sôi sục. Cho nhỏ lửa và đun thêm 5 phút. Cho tất cả hỗn hợp húng chanh, diếp cá, lá hẹ, gừng và tỏi vào nồi cùng ½ thìa cà phê muối tinh. Đun đến khi các tinh chất trong nguyên liệu hòa quyện với nhau tạo thành nước sền sệt là hoàn thành.

Lọc siro thành phẩm: Chờ hỗn hợp siro nguội hẳn, dùng rây lọc để lấy nước cốt siro. Các mẹ đừng quên đựng vào hộp thủy tinh để bảo quản được lâu nhé. Tốt hơn là để vào ngăn mát tủ lạnh.

siro ho nào tốt cho trẻ sơ sinh

Chú ý: Mẹ có thể dùng siro ho cho trẻ sơ sinh, nhưng chỉ nên dùng một hàm lượng rất nhỏ và một ngày chỉ cho bé dùng 2-3 lần.

Tương tự, cách làm siro húng quất đường phèn diếp cá cũng vậy. Các mẹ chỉ cần loại bớt nguyên liệu mà có vị khó ăn với các con còn cách làm cũng như vậy.

>>> Có thể mẹ quan tâm: 6 Dòng sữa tăng chiều cao tốt nhất cho bé

2.2 Cách làm siro húng quất đường phèn mật ong

siro ho nào tốt cho trẻ sơ sinh

Nguyên liệu:

Đường phèn: 400g  (nên dùng đường kết tinh từ mật mía)

Mật ong nguyên chất: 100ml  

Lá húng chanh: 250g 

Quất xanh: 500gr

Gừng: 1 củ nhỏ 

Cách làm: 

  • Sơ chế: Quất, húng chanh rửa sạch với nước. . Gừng rửa sạch rồi bỏ vào giã nát. 
  • Nấu siro: Quất cắt đôi vắt kiệt nước, bỏ hạt, giữ lại vỏ xanh bên ngoài. Sau đó bật lửa lên, cho nước ép quất nguyên chất vào cùng đường phèn. Để lửa to nấu cho đến khi hỗn hợp sôi. Nhớ đảo đều tay để đường phèn tan hết.

Sau đó cho lá húng chanh, gừng giã sẵn, vỏ quất vào hỗn hợp trên rồi nấu lửa nhỏ khoảng 1 tiếng đồng hồ thì tắt bếp.

Chờ nguội hẳn, các mẹ nhớ vớt vỏ quất và lá húng ra, chỉ để lại nước. Lúc này mới cho mật ong nguyên chất vào và khuấy đều. Cuối cùng ra thành phẩm rồi, mẹ cho vào hộp thủy tinh thôi!

Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, các mẹ sẽ tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi: “Siro ho nào tốt cho trẻ sơ sinh?” cho riêng mình. Dù là siro ho tự làm hay mua ngoài tiệm thì các mẹ vẫn nhớ luôn theo dõi và chăm sóc con mình thật cẩn thận nhé. Chúc mẹ và các bé luôn khỏe mạnh!

>>> Có thể mẹ quan tâm : Trẻ trên 1 tuổi cần tăng sức đề kháng bằng sữa

Đánh giá

Kết quả 5.0/5 (1 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.