Mở đại lý sữa có cần nhiều vốn như bạn nghĩ ?
Mở đại lý sữa có cần nhiều vốn như bạn nghĩ ?
Bạn đang có định hướng mở một đại lý sữa nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và cần chuẩn bị những kiến thức gì. Đừng lo, dựa vào hướng dẫn chi tiết của những người đã kinh doanh thành công và với số vốn tự có đạt hiệu quả cao dưới đây, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết và đưa ra quyết định phù hợp nhất..
1. Kinh nghiệm mở đại lý sữa hiệu quả
Để kinh doanh sữa thành công, bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ quan trọng như: vốn, mặt bằng, nguồn hàng, cách thức vận hành…
Mở đại lý phân phối sữa có cần nhiều tiền không? Đây là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc khi muốn mở một đại lý phân phối sữa.
1.1 Cần bỏ ra bao nhiêu vốn mới có thể mở được cửa hàng sữa?
Số vốn bỏ ra tùy thuộc vào quy mô đại lý của bạn, nhưng thường thì bạn nên chuẩn bị ít nhất khoảng 300 - 500 triệu đồng. Với những cửa hàng có quy mô lớn hơn thì con số đó có thể lên đến cả tỷ đồng.
- Chi phí mặt bằng
Bán bất cứ sản phẩm gì cũng cần có mặt bằng kinh doanh, bạn xác định xem mình sẽ bán và phân phối hàng tiêu dùng ở địa điểm nào. Nếu bạn có sẵn mặt bằng mà không cần đi thuê thì có thể bỏ qua mục này.
Đối với những người cần đi thuê địa điểm đẹp thì chi phí sẽ rơi vào khoảng 5-15 triệu đồng, tuỳ thuộc vào thành phố bạn đang sống. Với số tiền bỏ ra như vậy, nếu ở Hà Nội thì mặt bằng sẽ khá chật hẹp, ở các thành phố nhỏ hơn thì sẽ vừa đủ khoảng 25 - 50m2 là đủ dùng.
- Chi phí mua giá, kệ trưng bày
Khu trưng bày các sản phẩm, bạn cần tính toán đến việc mua các giá hoặc kệ với những kích thước khác nhau để hỗ trợ việc giới thiệu sản phẩm sữa một cách dễ thu hút và thuận tiện cho khách hàng. Chi phí giá kệ rơi vào khoảng 7-20 triệu tùy độ rộng cửa hàng.
- Chi phí máy móc quầy thanh toán
Các địa chỉ mua sữa uy tín ở Hà Nội, trong cửa hàng đều có sắm những công cụ hỗ trợ thanh toán thông minh như máy quẹt thẻ, máy quét mã vạch, phần mềm kế toán bán hàng, máy tính để lưu trữ và thanh toán…
Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn nên lắp thêm camera an ninh để đảm bảo cửa hàng luôn được bảo vệ an toàn, tránh mất cắp. Chi phí bổ sung này phát sinh khoảng 10 - 30 triệu, tuỳ độ chịu chi của bạn.
- Chi phí đầu tư giấy phép để được kinh doanh
Khoản chi phí này mất khoảng 1-3 triệu để nhanh chóng có giấy phép kinh doanh được cấp để bạn kinh doanh công khai và hợp pháp.
- Các chi phí thuế phải nộp
Có rất nhiều loại thuế phải nộp không chỉ riêng với đại lý bán sữa mà áp dụng với tất cả loại hình kinh doanh khác. Chi phí này cũng khiến cho nhiều ông chủ bà chủ bị đau đầu.
Các loại thuế mà bạn có thể phải trả như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,...
Chi phí này cũng chiếm vài triệu đồng, vì thế bạn đừng bỏ lỡ tính chi phí này để cân nhắc thu chi đúng đắn khi mở đại lý sữa nhé.
1.2 Tìm nhà cung cấp sản phẩm sữa uy tín
Để trở thành đại lý cấp 1 hàng tiêu dùng cung cấp các sản phẩm sữa tốt nhất trên thị trường hiện nay, bạn cần cẩn thận từ khâu nhập sữa về bán.
Sản phẩm sữa có được mọi người yêu thích hay không, phần lớn phụ thuộc vào nguồn gốc và chất lượng của các loại sữa mà bạn bán. Bạn có thể đặt hàng quốc tế đối với những loại sữa xách tay hoặc nhập khẩu.
Ngoài ra, đối với những sản phẩm sữa nội địa, bạn nên đăng ký trực tiếp với thương hiệu sữa để đăng ký trở thành đại lý sữa độc quyền chính hãng. Thảo luận và đàm phán để có được mức giá tốt nhất, nhanh chóng đem về nhiều lợi nhuận cho cửa hàng.
1.3 Các loại sản phẩm đại lý phân phối sữa có thể kinh doanh
Trở thành đại lý sữa, bạn có thể song song bán thêm các đồ dùng gia đình, sản phẩm dành cho bé, dưới hình thức kinh doanh công ty mẹ và bé đang vận hành hiện nay. Một số sản phẩm tiêu biểu: bỉm, quần áo bé, phụ kiện,...
Làm phong phú thêm gian sản phẩm mình bán, thấu hiểu nhu cầu của người mua hàng sẽ giúp bạn chẳng mấy mà thành công như rất nhiều địa chỉ mua sữa uy tín ở Hà Nội.
>>> Xem thêm: Nên Mở Đại Lý Gì Giúp Khởi Nghiệp Thành Công
2. Lợi nhuận khi phân phối sữa
Khi đại lý đã đi vào vận hành ổn định sẽ đem lại lợi nhuận ít nhiều cho bạn. Sữa là mặt hàng tiêu dùng thường xuyên và đều đặn nên bạn yên tâm, tỷ lệ tồn đọng sẽ rất ít.
Nguồn lợi nhuận khi bán sữa sẽ được nhận từ hai nguồn: từ tiền lãi trực tiếp trên mỗi lon và tiền nhãn hàng chi trả cho việc PR sản phẩm sữa của họ trên giá ưu tiên của đại lý mình.
Hãy tỉ mỉ trong việc kê khai lợi nhuận theo tuần, tháng, quý, năm để bạn dễ dàng nắm bắt lợi nhuận để từ đó nâng cấp các sản phẩm, bắt trends theo xu hướng thị trường.
Với những kinh nghiệm mở đại lý sữa ở bên trên hy vọng sẽ hữu ích cho bạn tham khảo trong quá trình muốn kinh doanh ở một lĩnh vực mới. Hy vọng ước mơ và ấp ủ của bạn trở thành ông bà chủ của một cửa hàng to lớn và phát triển sẽ mau chóng trở thành hiện thực. Chúc việc kinh doanh của bạn luôn may mắn và thành công!
>>> Xem thêm: Đánh Giá Sữa Aptamil Anh Có Thật Sự Tốt Như Lời Đồn?
Bình luận Facebook