Một số việc sai lầm gây táo bón ở trẻ sơ sinh
Một số việc sai lầm gây táo bón ở trẻ sơ sinh
Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất phổ biến. Tuy nhiên, cho dù phổ biến đến đâu vẫn gây ra tâm lý lo lắng, xót con của cha mẹ. Và nhiều phụ huynh mắc phải những sai lầm gây ra việc báo bón của trẻ diễn biến tệ hơn. Nếu chúng ta không kịp thời chữa trị và giải quyết nhanh chóng thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Dấu hiệu thường gặp của táo bón ở trẻ sơ sinh
Tuy hiện tượng bé sơ sinh bị táo bón thường gặp nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng biết cách nhận biết. Nhất là những người lần đầu làm cha mẹ. Mẹ có thể nhận biết trẻ đang gặp tình trạng táo bón qua những triệu chứng sau.
1.1 Trẻ sơ sinh lười ăn, quấy khóc
Trẻ bỗng nhiên lười ăn, quấy khóc không rõ nguyên nhân và khó chịu là biểu hiện rất hay gặp của việc táo bón ở trẻ sơ sinh. Điều này do lượng thức ăn bé nhận không được hấp thụ và đào thải khi, thậm chí còn có thể có hiện tượng hấp thụ ngược. Lúc này bé thường có cảm giác đầy bụng, khó chịu, mệt mỏi nên dễ quấy khóc và ngủ không sâu giấc.
1.2 Trẻ ít đi ngoài hơn bình thường
Bé không đi đại tiện trong khoảng 3 ngày (nếu bú bình), hoặc 1 tuần (nếu bú mẹ hoàn toàn)
Nếu như mẹ thấy bé có hiện tượng ít đi ngoài hơn bình thường, từ 1-2 tuần một lần. Kèm theo đó là những biểu hiện khó khăn như mặt đỏ bừng, dùng nhiều sức để rặn, phân bón cục rắn thì chứng tỏ bé đang gặp tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
1.3 Trẻ thường bị đầy bụng, khó tiêu
Một dấu hiệu thường thấy nữa là bé thường bị đầy bụng, khó tiêu. Những lúc này, mẹ nên để ý và kiểm tra, sẽ thấy bụng bé luôn trong tình trạng phình to và sờ vào thấy cứng.
2. Một số việc sai lầm gây ra táo bón ở trẻ sơ sinh
2.1 Pha sữa bột không đúng hướng dẫn của nhà sản xuất
Một số phụ huynh cho rằng, pha càng nhiều bột sữa trẻ sẽ càng có nhiều chất dinh dưỡng, sữa càng đặc sẽ giúp con hấp thụ chất nhiều hơn. Nhưng điều đó hoàn toàn sai. Cách pha sữa như thế sẽ khiến cho con em chúng ta bị táo bón.
Trên thực tế, sữa công thức đều có hướng dẫn cách pha theo loại nhãn hiệu khác nhau, không phải loại nào cũng giống nhau. Nên các mẹ cần đọc hướng dẫn trước khi pha.
2.2 Đổi sữa liên tục cho con trong thời gian ngắn
Bé dưới 12 tháng tuổi hệ tiêu hóa chưa ổn định cần phải có một thời gian dài để thích nghi. Khi các bậc cha mẹ thấy con mình chậm lớn hơn so với lứa tuổi, không tăng cân, hay con đang bị triệu chứng táo bón thì vội vàng đổi sữa cho con. Điều này vô tình khiến cho bé táo bón nặng hơn nữa và kéo dài thời gian
2.3 Mẹ ép con ăn quá nhiều
Nhiều trẻ có tâm lý sợ đến giờ ăn vì do mẹ ép bé ăn quá nhiều. hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, khiến trẻ không hấp thụ hết được thức ăn và chất dinh dưỡng quá nhiều. Thay vì ép con mình ăn nhiều trong 3 bữa chính, thì mẹ hãy chia ra nhiều bữa nhỏ, kèm theo những thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa chua, giúp bé hỗ trợ đường tiêu hóa cho bé
2.4. Vội vàng dùng thuốc trị táo bón cho trẻ
Tâm lý lo cho con thì ai cũng có, tuy nhiên mẹ đừng vội dùng thuốc khi gặp trường hợp táo bón ở trẻ sơ sinh, nhất là các thuốc thụt, tháo. Các thuốc thụt tháo có thể gây ra các tổn hại đối với cơ thể trẻ, trong khi có thể trẻ không phải bị táo bón. Việc sử dụng loại thuốc này không được khuyến khích đối với trẻ sơ sinh.
Việc dùng thuốc có thể gây ra tình trạng lệ thuộc thuốc, mất phản xạ tự nhiên khi đi đại tiện của con. Đặc biệt, thuốc này có thể gây cọ xát, tổn thương hậu môn non nớt của bé.
3. Trẻ táo bón phải làm sao?
Khi đã phát hiện tình trạng táo bón ở trẻ, các bậc cha mẹ cũng chớ lo lắng. Các bạn có thể tham khảo những biện pháp sau đây.
3.1 Massage bụng cho bé
Bạn có thể massage bụng bé đều đặn mỗi chiều kim đồng hồ. Việc này sẽ kích thích nhu động ruột của bé nhằm đẩy phân ra ngoài.
Cách làm cụ thể:
Bạn đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa vào gần rốn của bé, ấn nhẹ nhàng rồi đặt vòng quay theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, bạn tiếp tục xoay rộng ra cho đến khi hai ngón tay bạn gần với hông bên phải của bé.
Động tác này có tác dụng hỗ trợ các thành phần bên trong ruột non dễ dàng di chuyển theo chiều dài ruột. Massage bụng đều đặn sẽ giúp bé đi đại tiện dễ hơn. Đặc biệt những trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ nên thực hiện động tác này thường xuyên cho bé.
3.2 Ngâm hậu môn bằng nước ấm
Đây là biện pháp đơn giản và hiệu quả để trị táo bón ở trẻ sơ sinh với những trẻ lười ăn và quấy khóc. Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn và giúp bé dễ đi ngoài hơn.
Cách thực hiện: ngâm hậu môn của bé vào nước ấm khoảng 1-2 lần/ngày, mỗi lần kéo dài cỡ 5-10 phút.
3.3 Kết hợp vận động và uống nhiều
Với những bé lớn tuổi hơn một chút, bố mẹ có thể tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với thiên nhiên và có chế độ vận động hợp lý. Việc bé thường xuyên vận động không chỉ giúp bé tránh việc táo bón, hạn chế việc dùng thuốc trị táo bón cho trẻ. Kết hợp với việc đó, bố mẹ hãy khuyên con uống nhiều nước. Nước ở đây là các loại nước nhiều chất lỏng như nước lọc, nước ép trái cây, nước canh,...
3.4 Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Với trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn bú mẹ hoàn toàn, mẹ hãy cố cố gắng cho con bú đủ theo đúng cữ. Như đã nói ở trên, mẹ nên bổ xung vào bữa ăn thêm chất xơ, ngũ cốc và rau. Chất xơ đó sẽ được dung nạp vào sữa mẹ, cho bé hấp thụ để phân mềm và đại tiện dễ hơn.
Với những bé đang trong giai đoạn ăn dặm, uống sữa hoặc ăn thô, mẹ nên cho bé uống đủ nước và ăn nhiều loại rau nhiều chất xơ như ngũ cốc hay rau xanh. Hoặc những đồ ăn mềm sẽ giúp bé tiêu hóa dễ hơn. Hạn chế cho bé sử dụng các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt hay đồ uống có gas, vì chúng làm chậm quá trình chuyển hóa của bé.
Trên đây là những cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón này không được cải thiện, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.
Ngoài ra, chúng ta nên chọn sữa phù hợp với trẻ hay bị táo bón. Sữa không chứa nhiều chất đạm, thay vào đó bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu như Vitamin D,B,E.. và hàm lượng chất khoáng Ka, Magie, Canxi, Selen, kẽm.. giúp phát triển hệ xương, răng. Sữa Aptamil Anh đáp ứng mọi yêu cầu đó.
Tham khảo thêm : Sữa Aptamil Anh chống táo bón cho bé
Bình luận Facebook