Nhiễm trùng vết mổ sau sinh cảnh báo mẹ bầu dấu hiệu
Nhiễm trùng vết mổ sau sinh cảnh báo mẹ bầu dấu hiệu
Nhiễm trùng vết mổ sau sinh có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường. Mẹ bầu, mẹ bỉm và gia đình nên đọc ngay bài viết này để có cái nhìn tổng quát nhất về hiện tượng này!
1. Nhiễm trùng vết mổ là gì? Nhiễm trùng sau sinh có nguy hiểm không?
Phẫu thuật, hay việc can thiệp dao kéo vào cơ thể vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nhất là nguy cơ bị nhiễm trùng dù y học hiện đại đã tiên tiến như thế nào. Trong đó, nhất định không thể chủ quan với những trường hợp sinh mổ lấy thai ở các mẹ bầu.
Tỷ lệ sinh mổ được ghi nhận là gia tăng rất cao so với trước đây, đồng nghĩa với tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ cũng tăng cao, có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nhiễm trùng vết mổ sau sinh là hiện tượng vị trí phẫu thuật bị nhiễm trùng.
Phẫu thuật, hay việc can thiệp dao kéo vào cơ thể vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Đây là một biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của mẹ như gây nhiễm trùng máu. Nguy hiểm hơn thậm chí có thể gây tử vong.
>>> Xem thêm: Cách Pha Sữa Aptamil Anh Sao Cho Đúng Chuẩn
1.1 Hậu quả do biến chứng từ nhiễm trùng ở vết mổ
Những hậu quả có thể xảy ra khi bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh có thể kể đến như:
- Tầng sinh môn bị nhiễm trùng, sưng, phù nề, mưng mủ.
- Âm đạo, tử cung và cổ tử cung cũng có thể bị nhiễm khuẩn, từ đó tiết ra nhiều dịch hôi, gây ra cảm giác đau đớn.
- Viêm tắc tĩnh mạch tiểu khung hoặc tĩnh mạch chi dưới. Làm chân có hiện tượng bị phù nề, nóng rát và đau.
- Gây nhiễm trùng huyết nặng có thể dẫn đến tử vong.
Chân có hiện tượng bị phù nề, nóng rát
1.2 Nguyên nhân làm nhiễm trùng vết mổ sau sinh.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình mổ. Cụ thể là:
- Trước khi mổ: Nhiễm khuẩn ối, viêm nhiễm âm đạo, các bệnh lý nền như đái tháo đường, thiếu máu, tiền sản giật, béo phì,...
- Trong khi mổ: Vết mổ cũ bị dính hoặc rách thêm, máu tụ, sót nhau, thời gian mổ kéo dài.
- Sau mổ: Vận động nhiều hoặc không chịu vận động, bể sản dịch, không đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng.
Có thể chia tình trạng nhiễm trùng này thành 3 loại với 3 mức độ khác nhau:
- Nhiễm trùng nông: Chỉ bị nhiễm trùng ở vùng da hoặc mô dưới da ngay vị trí làm phẫu thuật.
- Nhiễm trùng sâu: Tình trạng nhiễm trùng làm tụ dịch ở vị trí phẫu thuật, làm vết thương hở, mưng mủ và sốt cao.
- Nhiễm trùng cơ quan: Đây là khi nhiễm khuẩn xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trong cơ thể, trừ đường rạch da, gân, cơ.
- Sữa Aptamil Anh Số 1 (Aptamil Advanced) 800g - Sản Phẩm Nhập Khẩu Chính Ngạch
- Sữa Aptamil Anh Số 2 (Aptamil advance) 800g - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
- Sữa Aptamil Anh Số 3 (Aptamil Advanced) 800g - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
2. Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh
Việc nhận biết các triệu chứng nhiễm trùng vết mổ sau sinh là cách tốt nhất để có thể xử lý và điều trị kịp thời. Từ đó ngăn ngừa những biến chứng xấu có thể xảy ra.
2.1 Sốt cao trên 38 độ C
Đây là một dấu hiệu quen thuộc cho các trường hợp nhiễm trùng nói riêng và nhiễm trùng sau sinh mổ nói riêng. Cơn sốt lúc này sẽ kéo dài dai dẳng, nhiệt độ cao khó giảm dễ gây nguy hiểm cho các mẹ bỉm.
Sốt cao trên 38 độ C
2.2 Xung quanh vết mổ xuất hiện mùi hôi
Vết khâu có thể đau sau khi mổ nhưng hoàn toàn không có mùi lạ. Nếu xuất hiện mùi hôi ở vị trí mổ hoặc xung quanh đó thì hãy liên hệ bác sĩ của mình ngay vì khả năng cao là vết mổ đã bắt đầu bị nhiễm trùng.
>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Organic Số 3 - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
2.3 Sản dịch có mùi lạ
Thông thường, sản dịch sau khi sinh sẽ có mùi hơi tanh giống như hành kinh. Nhưng nếu có mùi hôi lạ thường thì mẹ bỉm cần phải cảnh giác.
2.4 Vết mổ sưng tấy, chảy mủ
Vi khuẩn xâm nhập khiến vết mổ trở nên mưng mủ, sưng tấy. Vì vậy, mẹ cần phải đến bệnh viện ngay để được kiểm tra kỹ lại tình trạng vết mổ.
Vết mổ sưng tấy, chảy mủ
2.5 Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt và cảm thấy đau
Cảm giác mệt mỏi sau khi vượt cạn thành công là một điều đương nhiên, nhưng cơ thể sẽ dần lấy lại được sức và hồi phục tốt. Nhưng nếu cảm giác này kéo dài, dẫn đến kiệt sức, hay cảm thấy đau trong người thì rất có thể vết mổ đang bị nhiễm trùng.
>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đức
3. Dấu hiệu nhiễm trùng sau sinh thường
Nếu mẹ bỉm sinh thường thì cũng không nên chủ quan, không có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ thì cũng không có nghĩa là không sao. Bởi mẹ cũng có thể gặp tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh. Mẹ nên lưu ý những dấu hiệu sau để nhận biết:
- Băng huyết (chảy máu nhiều, choáng váng, đổ nhiều mồ hôi), âm hộ sưng to, phù nề.
- Nếu vị trí nhiễm khuẩn là ở tử cung thì có thể đau hạ vị, sốt nhẹ, tiết nhiều dịch âm đạo có mùi, thậm chí là máu. Có thể sốt cao hơn 39 độ C, làm người bệnh khó chịu, mệt mỏi.
Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể phòng ngừa hiệu quả nếu mẹ chú ý và biết cách giữ gìn vệ sinh. Đặc biệt bắt đầu từ khi đang trong quá trình mang thai, nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn âm đạo thì phải được điều trị càng sớm càng tốt.
Khi phát hiện dấu hiện bất thường, cần đến bệnh viện ngay lập tức
Không tiếp xúc với các loại nước bẩn nhiễm khuẩn, các loại nước ở ao hồ, sông suối. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước sạch, tuyệt đối không được thụt rửa sâu.
>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Lactose Free Anh 400g From Birth - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
Sau khi sinh thường, mẹ bỉm cũng phải lưu ý những điều sau, khi mà chưa hoàn toàn hồi phục sức khỏe:
- Không được quan hệ tình dục ngay sau khi sinh. Nếu không sẽ dễ làm âm đạo tổn thương, tăng nguy cơ tiếp xúc và để các vi khuẩn có hại xâm nhập, dễ dàng dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh. Cần nghỉ ngơi để các cơ quan liên quan được hồi phục lại.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước sạch, tốt nhất là nước đun sôi để ấm và không thụt rửa sâu và giữ khô ráo bằng cách thay quần lót liên tục. Không dùng giấy thô nhám, khăn ướt, khăn thơm để lau rửa.
- Giặt giũ chăn gối, quần áo thường xuyên.
- Tránh vận động quá sức hay đi lại nhiều.
Giặt giũ chăn gối, quần áo thường xuyên.
Sinh thường hay sinh mổ đều tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm, dù là trong quá trình sinh hay giai đoạn sau sinh. Tuy nhiên, mẹ hãy luôn giữ thái độ lạc quan, bình tĩnh để đón chào bé yêu. Gia đình hãy luôn ở bên quan sát, động viên và theo dõi tình trạng mẹ bỉm để có thể phát hiện ra những bất thường kịp thời nhé!
>>> Xem thêm: (Review) Đánh giá về sữa Aptamil số 1 của một số mẹ bỉm!
Bình luận Facebook