1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Ở cữ sau sinh và những điều kiêng kỵ sai lầm

Ở cữ sau sinh và những điều kiêng kỵ sai lầm

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Ở cữ sau sinh và những điều kiêng kỵ sai lầm gif5

“Ở cữ sau sinh” là cụm từ khá đỗi quen thuộc đối với các bà mẹ Việt Nam nói riêng và các bà mẹ Á Đông nói chung. Là một cụm từ quen thuộc nhưng các mẹ có biết ở cữ sau sinh mấy tháng gì? Trong lúc ở cữ kiêng những gì? Và vì sao phải ở cữ sau sinh?,... Và vô cùng nhiều câu hỏi thắc mắc khác. Vì vậy hãy cùng Ecolife  tìm hiểu các thông tin trên qua bài viết dưới đây nhé.

>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đứcicon_car_2

 

1. Ở cữ là gì?

Ở cữ hay ở cữ sau sinh là thời điểm các bà mẹ nghỉ ngơi sau quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày. Và cũng như là sau quá trình vượt cạn với biết bao khó khăn và vất vả.

Mọi phụ nữ sau khi sinh cần được tạo điều kiện để ở cữ. Vì nếu ở cữ đúng cách thì quá trình này sẽ giúp cho các mẹ có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Và cũng như hạn chế nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe về sau này.

 

2. Ở cữ mấy tháng?

Chúng ta đã biết rằng ở cữ sau sinh là khoảng thời giúp các chị em hồi phục sức khỏe sau quá trình mang thai và vượt cạn. Vậy phải ở cữ trong bao lâu thì được? 

Theo các quan niệm xa xưa của ông bà ta, ở cữ sau sinh là sẽ kéo dài 3 tháng 10 ngày (100 ngày). Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay thì thời gian ở cữ này cũng dần được thay đổi uyển chuyển hơn. 

Hiện nay, thời gian ở cữ có thể sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của các mẹ mà quyết định. Đa số phụ nữ hiện đại đều chọn rút ngắn thời gian 100 ngày để có thể dễ dàng sắp xếp công việc và các hoạt động cá nhân. 

huong-dan-cach-ve-sinh-ron-cho-tre-so-sinh-chi-tiet-nhat_1 

Đa số phụ nữ hiện đại đều chọn rút ngắn thời gian 100 ngày để có thể thuận tiện trong sinh hoạt cá nhân

Thông thường, nếu trong quá trình sinh đẻ và sau sinh, cơ thể và sức khỏe người mẹ ổn định. Mọi việc đều thuận lợi, không ảnh hưởng gì thì thời gian hồi phục, ở cữ sẽ khá ngắn. Có thể là khoảng 100 ngày. Thậm chí, có trường hợp mẹ bỉm phục hồi sức khỏe nhanh nên thời gian ở cữ có thể ngắn hơn 1 tháng.

Nhưng tốt nhất là các mẹ nên chuyên tâm nghỉ ngơi để cơ thể có thể phục hồi sức khỏe đầy đủ. Không nên gấp gáp tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

 

3. Những vấn đề trong quá trình ở cữ sau khi sinh

Giống như các hoạt động khác, ở cữ cũng có những điều nên làm và không nên làm. Vì vậy các mẹ cần biết rõ điều gì nên và không nên trong quá trình này. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu các kiến thức này thông qua các thông tin dưới đây nhé.

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Lactose Free Anh 400g From Birth - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãngicon_car_2

 

3.1 Những điều nên làm khi ở cữ

  • Nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc. Có thể nói hoạt động tự nhiên giúp hồi phục sức khỏe nhanh nhất đó chính là đi ngủ. Vì vậy, để sức khỏe có thể hồi phục nhanh chóng, các mẹ cần nghỉ ngơi và có các giấc ngủ trọn vẹn.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Ăn uống là hoạt động giúp bổ sung chất dinh dưỡng vào cơ thể. Giúp cơ thể được cung cấp thêm năng lượng sau quá trình tiêu hao. Vì vậy việc ăn uống các chất đạm, protein và rau xanh là điều cần thiết.

sua-aptamil-anh-bi-quyet-cham-soc-me-co-thoi-gian-nghi-ngoi-sau-sinh-thuong_5 

Có thể nói hoạt động tự nhiên giúp hồi phục sức khỏe nhanh nhất đó chính là đi ngủ

  • Uống nước đầy đủ. Cấp nước cho cơ thể sau quá trình mất nước, tiêu hao năng lượng là điều cần thiết. Vì vậy, các mẹ cũng cần uống nhiều nước thanh lọc cơ thể.
  • Vận động thể dục, thể thao nhẹ nhàng. Các mẹ có thể vận động nhẹ bằng các hoạt động đi dạo quanh nhà hoặc quay công viên vào mỗi buổi sáng sớm hoặc chiều tà.
  • Chăm sóc vết thương. Có thể nói đây là điều quan trọng nhất trong quá trình này. Việc chăm sóc vết thương kỹ lưỡng và đúng cách sẽ giúp các mẹ tránh các nguy cơ nhiễm trùng. Cũng như các bệnh phụ khoa về sau.

 

3.2 Những điều không nên làm khi ở cữ

  • Kiêng quan hệ tình dục. Thời gian ở cữ là khoảng thời gian hồi phục sức khỏe lẫn cơ thể của người mẹ. Nếu quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này có thể khiến vết khâu bị bung. Dẫn đến tình trạng chảy máu và tiết dịch. Nhất là đối với các sản phụ sinh mổ, cần phải lưu ý điều này hơn nữa.
  • Tránh mang vác vật nặng. Trong thời gian này, mẹ không nên mang vác vật gì nặng hơn em bé. Vì khi mang vác vật nặng sẽ phải dùng nhiều sức lực. Khiến quá trình hồi phục vết thương trở nên chậm đi. Và dễ dàng khiến đau lưng, đau hông về sau.

o-cu-sau-sinh-va-nhung-dieu-kieng-ki-sai-lam_2

Tránh mang vác vật nặng, trong thời gian này, mẹ không nên mang vác vật gì nặng hơn em bé

  • Kiêng tắm nước lạnh. Đây là khoảng thời cơ thể người mẹ yếu nhất. Vì vậy, khi tiếp xúc với nước lạnh hoặc với nước trong khoảng thời gian quá lâu. Điều đó sẽ dẫn đến cơ thể người mẹ dễ bị cảm lạnh. Và trở nên nhạy cảm với không khí lạnh hơn về sau này.
  • Tránh căng thẳng sau sinh. Các mẹ cần phải luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Như vậy, cơ thể mới có thể hồi phục nhanh chóng. Nếu các mẹ luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi thì rất dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh
  • Ngoài ra, còn rất nhiều điều mà các mẹ cần nên kiêng cữ. Như hạn chế ăn các thức ăn hoặc hoặc sử dụng các thức uống chứa cồn, ảnh hưởng xấu đến cơ thể,... Tốt nhất trong khoảng thời gian này các mẹ nên nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động mạnh.

 

4. Những quan niệm sai lầm trong ở cữ kiểu dân gian 

Việc ở cữ sau sinh sẽ giúp các mẹ có thể hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng. Các kinh nghiệm ở cữ thông thường sẽ được những thế hệ đi trước truyền lại và chỉ bảo. Nhưng những kinh nghiệm đó không phải lúc nào cũng tốt và đúng đắn. Vì vậy hãy cùng Ecolife tìm hiểu những quan niệm ở cữ sau sinh sai lầm nhé.

>>> Xem thêm: (Review) Đánh giá về sữa Aptamil số 1 của một số mẹ bỉm!icon_car_2 

 

4.1 Kiêng cữ không tắm gội

Khi mới sinh cơ thể người mẹ thường trở nên yếu hơn bình thường. Vì vậy các mẹ sẽ rất dễ mắc các bệnh cảm cúm và cũng như các bệnh về già như tay chân gân guốc hay đau mình. Vì thế các bậc phụ huynh, thế hệ trước sẽ thường khuyên rằng không nên đụng tay vào nước. Đặc biệt là không được tắm rửa, gội đầu trong vòng 1 tháng. Thậm chí, có nơi bắt buộc kiêng cữ tắm gội trong vòng 3 tháng 10 ngày.

o-cu-sau-sinh-va-nhung-dieu-kieng-ki-sai-lam_3 

Kiêng cữ tắm gội trong thời gian dài là quan niệm hoàn toàn sai lầm

Tuy nhiên, đây là một quan niệm vô cùng sai lầm. Theo các chuyên gia y tế, việc kiêng cữ tắm gội trong vòng 1 tháng là điều vô lý. Vì sau khi sinh em bé, cơ thể người mẹ tăng mạnh sự trao đổi chất. Cơ thể mẹ bắt đầu sản sinh sữa và các sản dịch khác. Chính vì thế, nếu không được tắm gội trong thời gian quá lâu sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

Nếu tiếp tục diễn ra tình trạng cơ thể không tắm gội, vệ sinh sạch sẽ. Thì sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cả trẻ sơ sinh.

 

4.2 Không đánh răng

Không chỉ kiêng cữ tắm gội mà ngay việc đánh răng cũng là một trong những điều bị cấm kỵ. Theo quan niệm xa xưa, vừa sinh xong đánh răng thì sau này sẽ dễ chảy máu chân răng hay dễ khiến răng bị lung lay.

Nhưng nếu như sau khi ăn xong nhưng lại không đánh răng, vệ sinh răng miệng. Các thức ăn thừa sẽ lưu lại rất nhiều trong kẽ răng và khoang miệng. Việc không vệ sinh và loại bỏ các thức ăn thừa này ra khỏi kẽ răng, khoang miệng sẽ rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm, sâu răng. 

o-cu-sau-sinh-va-nhung-dieu-kieng-ki-sai-lam_4 

Không vệ sinh răng miệng, loại bỏ các thức ăn thừa sẽ rất dễ gây ra viêm nhiễm, sâu răng

Do đó, việc không đánh răng trong quá trình ở cữ sau sinh là quan niệm sai lầm. Các mẹ nên vệ sinh răng miệng thật kỹ dù ở bất cứ giai đoạn, thời điểm nào. Tuy nhiên, lúc này nướu răng của sản phụ sẽ khá yếu. Vì thế, các sản phụ nên lựa chọn các loại bàn chải lông tơ mềm mại, và dùng nước ấm súc miệng.

 

4.3 Sưởi than trong phòng kín

Ngày xưa, ông bà ta thường ở trong các căn nhà tranh, mái lá. Vì thế, việc gió lưu thông ra vào liên tục trong nhà là điều không thể tránh khỏi. Nếu gió ra vào liên tục sẽ khiến cho cơ thể đang yếu của người mẹ dễ dàng nhiễm bệnh. Vì thế, ông bà ta thường dùng than để sưởi ấm cho mẹ và bé.

Nhưng vào ngày nay, các căn nhà không còn là nhà tranh, mái lá. Gió cũng không thể lưu thông liên tục vào nhà khiến mẹ nhiễm bệnh. Vì thế, trong thời gian ở cữ các mẹ không cần phải nằm than trong phòng kín. Và khí than cũng là một khí độc hại, việc không lưu thông không khí dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ và bé. 

o-cu-sau-sinh-va-nhung-dieu-kieng-ki-sai-lam_5 

Khí than độc hại dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé

Trong khí than có chứa CO (cacbon monoxit) rất cao. Khi hít phải khí CO liên tục sẽ khiến cơ thể trở nên ngạt thở, ngộ độc, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Vì vậy, việc liên tục nằm than trong phòng kín sẽ dễ khiến mẹ và bé dẫn đến ngộ độc. Và khí than đốt có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và trí não của trẻ. Chính vì vậy, đây là một trong những quan niệm xa xưa nên được bãi bỏ nhất.

4.4 Kiêng nói chuyện với mọi người

Theo quan niệm xưa, trong thời gian ở cữ mẹ không được nói chuyện với mọi người. Ai đến chơi cũng không được đón tiếp hay bắt chuyện trước. Vì nếu như vậy thì về sau mẹ sẽ dễ bị nói lắp, nói nhịu.

Nhưng thật ra điều này hoàn toàn là không đúng. Bởi vì, sau sinh tâm sinh lý của các mẹ vô cùng nhạy cảm. Vì thế cần được quan tâm, hỗ trợ, trò chuyện với mọi người. Điều này sẽ giúp các mẹ bớt muộn phiền, lo âu tránh dẫn đến các tình trạng trầm cảm sau sinh.

o-cu-sau-sinh-va-nhung-dieu-kieng-ki-sai-lam_6  

Sau sinh, các mẹ bỉm cần được quan tâm, hỏi han, chăm sóc nhiều hơn

Nếu không an tâm khi tiếp xúc với người lạ, các mẹ bỉm có thể giữ khoảng cách, đeo khẩu trang. Tránh những vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.

 

4.5 Kiêng rời khỏi giường

Nhiều người thường nghĩ rằng, cơ thể người mẹ vừa sinh xong còn yếu ớt, các vết mổ chưa hồi phục. Vì thế mẹ bỉm không nên rời khỏi giường, tránh di chuyển ảnh hưởng đến vết thương. Nhưng việc rời khỏi giường và có các hoạt động nhẹ như đi bộ nhẹ hoàn toàn không ảnh hưởng xấu gì đến mẹ. Mà ngược lại, đây là hoạt động vô cùng tốt.

o-cu-sau-sinh-va-nhung-dieu-kieng-ki-sai-lam_1

Các mẹ sau sinh cần có các hoạt động nhẹ nhàng giúp cơ thể lưu thông tốt hơn

Bởi vì, khi mẹ có các hoạt động nhẹ thì máu dưới chân sẽ có sự lưu thông, tuần hoàn tốt hơn. Sản dịch sau sinh sẽ được nhanh chóng đào thải giúp các cơ nhanh chóng lấy lại được sự đàn hồi. Vận động nhẹ còn giúp ngăn ngừa các tình trạng sa dạ con, sa trực tràng hay bàng quang.

>>> Xem thêm: Cách Pha Sữa Aptamil Anh Sao Cho Đúng Chuẩnicon_car_2

 

4.6 Kiêng xem TV, điện thoại, đọc sách

Ông bà xưa cho rằng nếu trong thời gian ở cữ sau sinh, các mẹ tiếp xúc với các thiết bị điện tử, đọc sách. Thì sẽ khiến các mẹ mắt mờ, nhanh lão hóa về sau. Đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh xem điện thoại, đọc sách trong thời gian ở cữ sẽ khiến mắt nhanh mờ và nhanh lão hóa.

9-dau-hieu-co-the-cai-sua-cho-be-va-giai-phap-thay-the-sua-aptamil-anh_3 

Các mẹ nên dành thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc em bé, chăm sóc bản thân sau một quá trình mệt mỏi

Nhưng đây không phải là một lời khuyên sai lầm, tuy các hoạt động này không gây các tác động tiêu cực nói trên. Nhưng các mẹ cũng không nên dùng quá nhiều thời gian vào các hoạt động này. Các mẹ nên dành thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc em bé, chăm sóc bản thân sau một quá trình mệt mỏi, khó khăn.

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Organic Số 3 -  Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng icon_car_2 

Đánh giá

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.