1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Kết quả 5.0/5 (2 đánh giá)

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? gif5

Rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống cũng như sức khỏe của phụ nữ. Đây là tình trạng gì? Có nguy hiểm không? Phải làm gì để cải thiện? Tất cả thông tin về vấn đề này sẽ được Ecolife cung cấp  qua bài viết này.

1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt thông thường khi diễn ra sẽ kéo dài trong khoảng từ 4 - 7 ngày. Chu kỳ lặp lại trung bình là 28 ngày. Khoảng thời gian này cũng có thể ngắn hoặc dài hơn tùy từng người nhưng chỉ dao động từ 21 - 35 ngày.  Rối loạn kinh nguyệt là chu kỳ kinh nguyệt có những biểu hiện bất thường liên quan đến chu kỳ, số ngày có kinh, lượng và màu máu kinh. 

roi-loan-kinh-nguyet-co-nguy-hiem-khong_1 

Chu kỳ lặp lại trung bình là 28 ngày hoặc có thể ngắn hoặc dài hơn tùy từng người 

Tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn có thể xảy ra ở mọi phụ nữ dù là ở độ tuổi nào, với mức độ và các biểu hiện khác nhau. Chúng ta thường hay gặp rối loạn kinh nguyệt sau sinh, rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì hay thời kỳ mãn kinh. Tình trạng này gây ra những ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm hàng ngày, thậm chí là sức khỏe và khả năng mang thai.

>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đứcicon_car_2

2. Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt

Người bị rối loạn kinh nguyệt sẽ gặp những bất thường liên quan đến kinh nguyệt, bao gồm những dấu hiệu sau:

Chu kỳ kinh bất thường: Vòng kinh kéo dài hơn 35 ngày, hoặc ngắn ngày, chỉ sau 22 ngày đã có kinh lại. Thậm chí là từ 6 tháng trở lên không có kinh.

Máu kinh bất thường: Bao gồm những bất thường về lượng máu kinh, màu máu kinh và ngày có kinh.

  • Cường kinh: Lượng máu kinh ra nhiều, > 20ml/kỳ.
  • Thiểu kinh: Lượng máu trong chu kỳ kinh ít, < 20ml/kỳ.
  • Rong kinh: Số ngày có kinh trong chu kỳ kéo dài hơn 7 ngày.
  • Màu máu kinh thông thường sẽ có màu đỏ thẫm, không đông và hơi tanh. Do vậy, nếu máu kinh ra lẫn cục máu đông, màu máu đỏ tươi, hồng nhạt hay nâu đen tức là kinh nguyệt của bạn đang gặp vấn đề.

Các triệu chứng khác đi kèm kỳ kinh nguyệt: Thống kinh thường xuyên xuất hiện ở những trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là cường độ cơn đau có thể sẽ trở nên nặng hơn. 

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Organic Số 3 -  Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng  icon_car_2

3. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt thường bị chủ quan xem nhẹ. Tuy nhiên, đây lại là tình trạng nguy hiểm, phải chẩn đoán để có phương hướng điều trị kịp thời, không nên để kéo dài. 

  • Thiếu máu, ảnh hưởng đến sức khỏe: Nếu bị rong kinh hoặc cường kinh kéo dài rất dễ làm cơ thể bị thiếu máu. Người bệnh hay gặp tình trạng chóng mặt, đau đầu, thiếu máu nên da xanh xao, tim loạn nhịp.
  • Dễ mắc các bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh kéo dài gia tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa do môi trường vùng kín lúc này dễ viêm nhiễm, tạo môi trường cho các loại vi khuẩn phát triển.

roi-loan-kinh-nguyet-co-nguy-hiem-khong_2 

Chu kỳ kinh kéo dài gia tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa

  • Nguy cơ bị vô sinh: Thời điểm rụng trứng không nhiều, nguy cơ viêm nhiễm tắc vòi tử cung, tăng khó khăn khi mang thai.
  • Ảnh hưởng thẩm mỹ: Do nội tiết tố và các hormone mất cân bằng nên da mặt tiết nhiều nhờn, rất dễ lên mụn.

4. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt rối loạn có thể xảy ra bởi một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tại, y học đã xác định được nhiều yếu tố có thể tác động đến vấn đề này.

4.1 Rối loạn nội tiết tố

Nội tiết tố sinh ra hormone, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa kinh nguyệt. Nếu hoạt động bất thường, dù tiết ra hormone quá nhiều hay quá ít cũng đều gây ra tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn. 

Ảnh hưởng rõ nhất của nội tiết tố đến kinh nguyệt là trong giai đoạn tuổi dậy thì, giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, trong khi cho con bú. Khoảng thời gian này nội tiết tố thường không ổn định, dễ mất cân bằng.

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Lactose Free Anh 400g From Birth - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãngicon_car_2

 

4.2 Do căng thẳng, stress ảnh hưởng đến tâm lý

Căng thẳng hay stress kéo dài, tâm trạng buồn bực, chán nản sẽ làm ức chế vùng kiểm soát hormone ở hệ thần kinh cũng là nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt.

roi-loan-kinh-nguyet-co-nguy-hiem-khong_3 

Căng thẳng hay stress kéo dài, tâm trạng buồn bực, chán nản sẽ làm rối loạn kinh nguyệt

4.3 Thay đổi cân nặng

Tăng cân quá nhanh làm hormone và insulin bị ảnh hưởng, dẫn đến chu kỳ kinh bị rối loạn.

Sụt cân quá mức cũng không tốt. Cơ thể yếu, các chức năng của cơ thể như bài tiết sẽ gặp vấn đề, làm kinh nguyệt không đều. 

4.4 Mắc các bệnh phụ khoa

Mắc các bệnh phụ khoa là lý do thường gặp làm rối loạn kinh nguyệt. Đây cũng là lý do ảnh hưởng đến nội tiết và màu sắc máu kinh nguyệt. Một số bệnh hay mắc phải là:

  • U xơ tử cung, polyp tử cung
  • Ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung
  • Đa nang buồng trứng
  • Lạc nội mạc tử cung

4.5 Nguyên nhân khác 

Các yếu tố khác không được xếp vào các nhóm nguyên nhân trên là: Dùng thuốc sai cách, mắc các bệnh lây qua đường tình dục, các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, rối loạn chức năng tuyến yên, thay đổi thói quen sống, lối sống không lành mạnh,...

>>> Xem thêm: Cách Pha Sữa Aptamil Anh Sao Cho Đúng Chuẩnicon_car_2

5. Phải làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt?

Cách chữa trị kinh nguyệt bị rối loạn còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, bạn cũng có thể điều chỉnh chu kỳ kinh bằng những phương pháp đơn giản sau:

  • Thay đổi chế độ sống: Lối sống lành mạnh sẽ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, dễ dàng điều hòa nội tiết tố cũng như kinh nguyệt. Bạn không nên thức khuya, hãy đi ngủ sớm và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên để cơ thể mệt mỏi hay căng thẳng. Thường xuyên vận động và tập thể dục. 

roi-loan-kinh-nguyet-co-nguy-hiem-khong_4 

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học hơn với những thực phẩm lành mạnh

  • Cải thiện dinh dưỡng: Hãy đảm bảo được dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học hơn với những thực phẩm lành mạnh. Hạn chế đồ ăn mặn, caffeine, đồ uống có cồn.
  • Sử dụng thuốc: Bạn cũng có thể sử dụng thuốc để điều hòa kinh nguyệt. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng, nhất là lạm dụng thuốc tránh thai. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

>>> Xem thêm: (Review) Đánh giá về sữa Aptamil số 1 của một số mẹ bỉm! icon_car_2

Đánh giá

Kết quả 5.0/5 (2 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.