1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Sữa mẹ đun sôi có mất chất không? Những sai lầm khi bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ đun sôi có mất chất không? Những sai lầm khi bảo quản sữa mẹ

Kết quả 5.0/5 (5 đánh giá)

Sữa mẹ đun sôi có mất chất không? Những sai lầm khi bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện và tăng cường hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên không phải bất kỳ lúc nào mẹ cũng có thể cho bé bú trực tiếp mà phải vắt sữa. Vậy, sữa mẹ vắt ra và đun sôi có bị mất kháng thể không? Cùng Ecolife tìm câu trả lời dưới đây nhé!

sua-me-dun-soi-co-mat-chat-khong

Đừng quên khử trùng các dụng cụ lưu trữ sữa!

1. Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Sữa mẹ có chứa khá nhiều đường, bao gồm cả dạng đường đơn và đường đôi. Đường trong sữa mẹ sẽ giúp trẻ dễ hấp thu hơn, tuy nhiên cũng dễ lên men nên sẽ nhanh bị biến chất khi để ngoài môi trường. Ngoài ra, đạm cũng có nhiều trong sữa mẹ, gồm đa dạng các loại acid amin. Vì vậy cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Sữa mẹ để lâu bên ngoài môi trường sẽ có nguy cơ bị biến chất, mất chất. Nếu bé uống vào sẽ bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hoá. Theo WHO, UNICEF và Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam khuyến cáo về việc lưu giữ sữa mẹ sau khi vắt cụ thể như sau:

  • Nếu sữa mẹ vắt ra để ở nhiệt độ từ 25 - 35 độ C có thể giữ được 6 - 8 giờ.
  • Nếu để ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ từ 4 độ C có thể giữ được trong 3 - 5 ngày. Nếu để sữa trong ngăn đá tủ lạnh, thời gian có thể lên tới 3 tháng.
  • Nếu lưu trữ trong tủ đông lạnh chuyên biệt < -18 độ C thì thời gian có thể kéo dài tận 6 tháng.

Tuy nhiên, rất nhiều người đặt ra câu hỏi là: “Sữa mẹ trữ đông có mất chất không?”. Hãy tiếp tục cùng Ecolife giải đáp thắc mắc này nhé!

sua-me-dun-soi-co-mat-chat-khong_2

Cho bé bú trực tiếp là con đường bổ sung dinh dưỡng lành mạnh và ít rủi ro nhất

2. Những sai lầm khi trữ đông, trữ lạnh và hâm nóng sữa mẹ

Việc bảo quản sữa sai cách không chỉ làm sữa bị hỏng mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ khi uống trong thời gian dài.

2.1. Sai lầm khi trữ đông, trữ lạnh sữa mẹ

Một trong những sai lầm phổ biến khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh là quá thời gian cho phép. Vì vậy, tuỳ từng hình thức cất trữ cũng như tủ lạnh lưu trữ để chú ý căn thời gian sao cho phù hợp mà không làm mất dinh dưỡng trong sữa.

Xem thêm: Bí Quyết Tăng Đề Kháng Cho Bé Sơ Sinh Bằng Sữa Aptamil Anh Số 2

Một vài nguyên tắc nhỏ trong việc bảo quản sữa mẹ trên ngăn mát và ngăn đông của tủ lạnh là:

  • Không trữ sữa bên cánh tủ lạnh: Sữa mẹ rất nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài nên việc trữ sữa ở cánh tủ mà người dùng mở cửa tủ nhiều lần trong ngày có thể làm cho nhiệt độ bảo quản của sữa bị mất cân đối.
  • Không nên bảo quản thêm sau khi đã dùng: Sau khi đã lưu trữ, bỏ ra sử dụng thì bạn không nên tiếp tục cho vào tủ cấp đông bởi điều này không chỉ làm mất chất dinh dưỡng của sữa mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé.
  • Không đổ sữa vào đầy túi, tốt nhất chỉ nên khoảng 3/4 túi đựng.
  • Các mẹ nên chọn loại túi đựng hút cùng một ngày và làm lạnh sữa mới hút trước khi dồn để nhiệt độ không chênh lệch quá nhiều.

Vì vậy, nếu bạn băn khoăn sữa mẹ để tủ lạnh có bị mất chất không thì hãy cứ yên tâm nếu bạn thực hiện đúng cách.

sua-me-dun-soi-co-mat-chat-khong_3

Trữ đông, trữ lạnh sai cách sẽ làm biến đổi chất trong sữa mẹ

2.2. Sai lầm khi hâm nóng sữa mẹ

Các mẹ thường có thói quen hâm sữa bằng lò vi sóng để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, mức nhiệt trong lò vi sóng quá cao và gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Hơn nữa, lò vi sóng chỉ có thể làm nóng vỏ bên ngoài mà không thể hâm nóng đồng đều sữa. Ngoài ra, nhiều mẹ còn để sữa bên ngoài môi trường để độ lạnh tự giảm dần. Điều này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi trong sữa của con.

Để khắc phục sai lầm này, mẹ có thể hâm bằng nước ấm hoặc bằng máy hâm sữa chuyên dụng nhé!

2.3. Sai lầm khi rã đông

Sau khi lưu trữ sữa mẹ trên ngăn đá, không nên rã đông sữa ở bên ngoài nhiệt độ môi trường bình thường ngay lập tức. Thay vào đó, hãy tiếp tục lưu trữ túi sữa mẹ ở ngăn mát trong 8 - 12 tiếng giúp sữa rã đông từ từ. Đợi đến khi sữa đã chuyển sang dạng lỏng hoàn toàn thì lắc nhẹ để lớp sữa béo bên trên hoà quyện với lớp sữa trong. Sau đó tiến hành hâm nóng sữa đúng cách như chia sẻ ở trên.

sua-me-dun-soi-co-mat-chat-khong_4

Mẹ nên ưu tiên cho bé bú thay vì vắt sữa ra bình

3. Một số câu hỏi liên quan khác

  • Sữa mẹ hâm lâu có mất chất không: Hâm nóng sữa mẹ là phương pháp cần thiết để đảm bảo nguồn sữa an toàn và phù hợp với trẻ nhỏ sau khi bảo quản trong tủ lạnh. Thông thường, sữa mẹ tiết ra ở nhiệt độ 37 độ C khiến bé luôn cảm thấy vô cùng thích thú. Việc hâm sữa cũng rất tốt trong quá trình chăm trẻ. Tuy nhiên nếu hâm sai cách sẽ khiến sữa bị mất chất, hao hụt các thành phần bên trong. Nhiệt độ hâm tốt nhất nên ở khoảng 40 độ C.

Xem thêm: Aptamil Anh Số 2 - Dòng Sữa Phát Triển Trí Nhớ Vượt Trội Cho Trẻ

  • Sữa mẹ đun sôi có mất chất không: Như đã nói ở trên, sữa mẹ chỉ nên làm nóng ở khoảng 40 độ C. Nếu đun sôi lên tới 100 độ, các thành phần dinh dưỡng trong sữa sẽ bị biến đổi và làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của trẻ khi hấp thụ. Việc sữa bị mất đi vitamin và các kháng thể quý giá khác quả thực vô nghĩa khi cho trẻ uống.

5

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng khi lưu trữ sữa mẹ sau khi vắt

Chăm trẻ nhỏ với sữa mẹ đòi hỏi kinh nghiệm và những kiến thức đúng đắn để không làm phản tác dụng. Mẹ đừng quên lưu lại bài viết này để áp dụng mỗi khi cần thiết nhé!

Xem thêm: Sữa Aptamil - Giải Pháp Cho Vấn Đề Biếng Ăn, Táo Bón Thường Gặp Ở Trẻ

Đánh giá

Kết quả 5.0/5 (5 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.