1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Thai ngoài tử cung: Những thông tin mẹ bầu cần biết

Thai ngoài tử cung: Những thông tin mẹ bầu cần biết

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Thai ngoài tử cung: Những thông tin mẹ bầu cần biếtgif5

Thai ngoài tử cung được xem là một tình trạng phổ biến. Nâng cao kiến thức về vấn đề này như bản chất thai nằm ngoài tử cung, nguyên nhân, dấu hiệu, mang thai ngoài tử cung phải làm sao, và cách phòng tránh sẽ giúp mẹ bầu sẽ có một thai kỳ an toàn, sức khỏe tốt nhất. 

1. Thai ngoài tử cung là gì?

Trứng sau khi được thụ tinh thành công trong ống dẫn trứng sẽ di chuyển đến tử cung làm tổ. Trứng bám vào thành tử cung rồi bắt đầu phát triển thành một thai nhi. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp trứng thụ tinh xong không di chuyển vào tử cung mà bám vào và phát triển ở thành ống dẫn trứng. Khi đó, trường hợp này sẽ được gọi là mang thai ngoài tử cung. Hay còn gọi theo cách khác là chửa ngoài tử cung, chửa ngoài dạ con

>>> Xem thêm: (Review) Đánh giá về sữa Aptamil số 1 của một số mẹ bỉm! icon_car_2

2. Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Bên ngoài tử cung không có đủ không gian để cho thai nhi phát triển. Đồng thời cũng không có nhau thai để cung cấp dinh dưỡng từ người mẹ để thai phát triển bình thường. Thai ngoài tử cung thường gặp nhất là ở vị trí vòi trứng. Trong trường hợp đó, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu:

  • Vỡ vòi trứng: Không có đủ chỗ trống để bao bọc khi thai nhi lớn hơn. Vòi trứng có thể bị kéo căng ra đến khi vỡ, làm chảy máu vào ổ bụng, gây tình trạng mất máu quá nhiều.
  • Thai tự ngừng phát triển: Vòi trứng không có nhau thai nên không thể cung cấp dưỡng chất nuôi thai nhi. Vì vậy khi không đủ dinh dưỡng, thai nhi sẽ tự ngừng phát triển. 
  • Sảy khối thai qua vòi trứng vào ổ bụng: Thai bám vào vòi trứng rất dễ bong ra, gây tình trạng sảy khối thai và làm chảy máu. Thai ngoài tử cung tự tiêu có ra máu không? Nếu chỉ chảy máu nhẹ, ít thì khối thai sẽ tự tiêu đi. Nhưng nếu chảy máu quá nhiều có thể làm ứ đọng máu trong ổ bụng, tạo thành các khối tụ máu. Có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ do mất máu quá nhiều.
  • Tổn thương ống dẫn trứng: Nếu không thể chữa trị sớm, có khả năng cao sẽ tiếp tục mang thai bên ngoài tử cung trong lần sau.

thai-ngoai-tu-cung-nhung-thong-tin-me-bau-can-biet_2 

Thai ngoài tử cung thai nhi sẽ tự ngừng phát triển

>>> Xem thêm: Cách Pha Sữa Aptamil Anh Sao Cho Đúng Chuẩnicon_car_2

3. Nguyên nhân thai ngoài tử cung

Đa số thai phụ được chẩn đoán với tình trạng này sẽ có liên quan hoặc gây ra bởi một hoặc nhiều nguyên nhân được liệt kê dưới đây:

  • Vòi trứng bị hẹp hoặc tắc bẩm sinh.
  • Mắc các bệnh mà lây truyền qua đường tình dục: lậu, Chlamydia,…
  • Ống dẫn trứng bị viêm hoặc có sẹo do bị nhiễm trùng trước đó, từng phẫu thuật hoặc nạo phá thai không an toàn.
  • Nội tiết tố thay đổi hoặc động bất thường.
  • Các bệnh lý ảnh hưởng đến hình dáng hoặc hoạt động của các cơ quan sinh sản (vòi trứng, tử cung) như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng,...
  • Thậm chí có trường hợp không thể xác định được nguyên nhân.

thai-ngoai-tu-cung-nhung-thong-tin-me-bau-can-biet_7 

Các bệnh lý ảnh hưởng đến hình dáng hoặc hoạt động của các cơ quan sinh sản

>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đứcicon_car_2

4. Những yếu tố gia tăng nguy cơ mang thai nằm ngoài tử cung

Nếu có những yếu tố sau đây, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp tình trạng thai nằm ngoài tử cung khi mang thai. Vì vậy nếu từng gặp một hoặc nhiều tình trạng dưới đây, bạn nên đến bác sĩ để được siêu âm, xét nghiệm để có thể chẩn đoán tình trạng thai đúng nhất. 

  • Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.
  • Có tiền sử từng bị mang thai mà thai nằm ngoài tử cung sẽ có 10% khả năng gặp lại ở lần mang thai tiếp theo.
  • Nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản như ống dẫn trứng, viêm vùng chậu, ở tử cung hoặc buồng trứng.
  • Mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Hút thuốc lá, đùng hoặc làm dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc dụng cụ tránh thai.
  • Sử dụng biện pháp tránh thai là thắt ống dẫn trứng.
  • Bất thường bẩm sinh ở ống dẫn trứng.
  • Đang trong giai đoạn điều trị vô sinh.
  • Từng phẫu thuật ở vùng chậu như phẫu thuật cắt u xơ tử cung, mổ lấy thai hoặc nạo phá thai không an toàn.

thai-ngoai-tu-cung-nhung-thong-tin-me-bau-can-biet_4 

Từng phẫu thuật ở vùng chậu như phẫu thuật cắt u xơ tử cung

5. Triệu chứng thai ngoài tử cung

Mấy tuần thì biết thai ngoài tử cung? Khoảng tuần thứ 5 - 8 của thai kỳ sẽ xuất hiện dấu hiệu có thai. Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu không khác gì nhiều khi mang thai bình thường như chậm kinh, cảm giác căng tức ở ngực, buồn nôn hoặc đau bụng. Vì vậy, nếu mẹ bầu thắc mắc mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không thì câu trả lời sẽ là không. Cách phát hiện thai ngoài tử cung sớm nhất là dựa vào sự bất thường của cơ thể.

  • Chảy máu âm đạo bất thường: Máu chảy trong thời gian đầu mang thai gọi là máu báo thai, xuất hiện cả ở mang thai bình thường lẫn thai nằm ngoài tử cung. Vậy thai ngoài tử cung ra máu như thế nào? Máu báo thai ngoài tử cung thường là màu nâu đen hoặc đỏ sẫm, kéo dài hơn bình thường. Cần phải phân biệt được máu báo thai và máu kinh nguyệt để kịp thời phát hiện bất thường. Nhất là khi máu báo thai xuất hiện vào thời gian hành kinh hàng tháng. Hãy dựa vào màu máu, lượng máu chảy, máu loãng hay máu đông. 
  • Đau bụng ở vùng chậu: Vị trí thai làm tổ ngoài tử cung, vùng chậu sẽ thường xuất hiện  những cơn đau âm ỉ. Cũng có thể thỉnh thoảng đau nhói và đau dữ dội. Mức độ của cơn đau có thể tăng lên khi bào thai lớn hơn. Vậy thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng? Thường sẽ xuất hiện từ 6 - 8 tuần sau kỳ kinh cuối cùng.

thai-ngoai-tu-cung-nhung-thong-tin-me-bau-can-biet_3 

Triệu chứng thai ngoài tử cung đau bụng ở vùng chậu

Mẹ bầu cần đến bệnh viện khi thấy bản thân mình gặp một hoặc nhiều dấu hiệu và triệu chứng thai ngoài tử cung kể trên. Phát hiện càng sớm và điều trị kịp thời sẽ đảm bảo được tính mạng và sức khỏe của người mẹ.

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Organic Số 3 -  Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng  icon_car_2

6. Cách chẩn đoán vị trí thai có nằm ngoài tử cung hay không

Khi nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, mẹ nên đến bệnh viện để được kiểm tra. Bác sĩ có thể cho tiến hành một vài xét nghiệm để có thể chẩn đoán chính xác nhất. Một số cách thường được áp dụng là:

  • Thử thai bằng que thử: Thai ngoài tử cung thử que có lên vạch không? Chỉ số beta hcg thai ngoài tử cung thường sẽ giảm dần trong quá trình mang thai. Do đó, khi thử thai bằng que thử thai thì vẫn hiện hai vạch nhưng sẽ bị mờ. 
  • Siêu âm bụng: Thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không? Phương pháp này sẽ kiểm tra vị trí chính xác của thai nhi có nằm trong tử cung hay không, buồng tử cung có túi thai hay không. Hoặc có thể thấy hình ảnh thai nằm ở ống dẫn trứng. Bằng cách này cũng có thể phát hiện xem thai có bị vỡ hay không, đánh giá được tình trạng chảy máu nếu thai bị vỡ.
  • Xét nghiệm máu: Cách này nhằm mục đích kiểm tra chính xác nồng độ hormone HCG trong máu.
  • Nội soi ổ dụng: Đây là một phương pháp hiện đại để kiểm tra chính xác và nhanh chóng. Khối thai nằm ngoài tử cung sẽ được phát hiện nếu thấy được ống dẫn trứng bị căng phồng, tím đen.

thai-ngoai-tu-cung-nhung-thong-tin-me-bau-can-biet_1 

Siêu âm bụng để chẩn đoán vị trí thai có nằm ngoài tử cung hay không

7. Điều trị thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung có giữ được không? Vì thai ngoài tử cung không thể phát triển bình thường đến lúc được sinh ra, cũng không thể đưa thai vào tử cung nên chỉ có thể loại bỏ càng sớm càng tốt. Cách điều trị sẽ được bác sĩ tư vấn dựa trên kích thước và tình trạng hiện tại của thai. Hiện nay có 2 cách can thiệp được chia thành nội khoa và ngoại khoa.

7.1 Nội khoa - Sử dụng thuốc

Đây là phương pháp chỉ định cho các trường hợp được phát hiện sớm, thai nhỏ có đường kính không quá 3 cm và chưa bị vỡ. Thuốc sẽ được tiêm vào cơ thể. Sau đó sẽ ngăn sự phát triển, phá hủy tế bào của thai. Mất từ 4 - 6 tuần để khối thai tiêu biến hoàn toàn. Mẹ bầu sẽ được theo dõi và tiến hành xét nghiệm HCG trong suốt quá trình này.

7.2 Ngoại khoa - Phẫu thuật

  • Phẫu thuật nội soi: Áp dụng với trường hợp thai lớn nhưng chưa bị vỡ. Hai dạng phổ biến nhất là phẫu thuật mở thông vòi trứng và phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng. Khi phẫu thuật mở thông vòi trứng, khối thai sẽ bị loại bỏ, vòi trứng vẫn được giữ nguyên. Ngược lại, phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng sẽ loại bỏ cả thai lẫn vòi trứng.
  • Phẫu thuật mở bụng: Khi thai lớn và bị vỡ, gây chảy máu trong ở mức độ nghiêm trọng thì đây là cách điều trị duy nhất. 

thai-ngoai-tu-cung-nhung-thong-tin-me-bau-can-biet_8 

Phẫu thuật mở bụng khi thai lớn và bị vỡ, gây chảy máu trong ở mức độ nghiêm trọng

8. Cách chăm sóc và những điều kiêng cữ sau mổ thai ngoài tử cung

Sau khi phẫu thuật, bản thân bệnh nhân và người nhà cần chú ý chăm sóc vết mổ để nhanh lành lại. Giữ vết mổ khô và sạch sẽ, kiểm tra hàng ngày để đảm bảo rằng không có dấu hiệu bị nhiễm trùng. Bệnh nhân cũng có thể gặp vài biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung phổ biến như chảy máu âm đạo nhẹ kèm cục máu đông, đau bụng hoặc đau lưng,...

Mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành? Thời gian hồi phục sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng khối thai và cơ địa của mỗi người. Thông thường sẽ mất khoảng từ 6 - 8 tuần. Việc kiêng cữ và chăm sóc nên chú ý những vấn đề sau:

  • Uống đủ nước để ngăn ngừa táo bón.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, nhất là trong tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật.
  • Không nâng hay mang vác vật nặng khi chưa hoàn toàn hồi phục.
  • Không quan hệ tình dục và sử dụng tampon cho đến khi bác sĩ cho phép.
  • Không thụt rửa âm đạo.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu cơn đau tăng lên hoặc gặp những dấu hiệu bất thường, vết mổ có dấu hiệu nhiễm trùng,...

thai-ngoai-tu-cung-nhung-thong-tin-me-bau-can-biet_5 

Uống đủ nước để ngăn ngừa táo bón

9. Phòng ngừa thai ngoài tử cung 

Không có biện pháp để phòng tránh thai nằm ngoài tử cung 100%. Nhưng vẫn có thể phòng ngừa bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng này bằng những cách như sau:

    • Quan hệ tình dục an toàn để tránh lây nhiễm các bệnh tình dục. Áp dụng các biện pháp như đeo bao cao su, không quan hệ bừa bãi, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn để không mang thai ngoài ý muốn.
    • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng sản phẩm có độ pH phù hợp. Thay quần lót, giặt sạch và phơi ở những nơi thoáng mát để khử khuẩn. Không thụt rửa âm đạo hay sử dụng dung dịch không phù hợp. Bằng cách này sẽ ngăn ngừa mắc các bệnh phụ khoa.
  • Không hút thuốc lá, không lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
  • Khám sức khỏe sinh sản định kỳ để phát hiện các bệnh lý phụ khoa, tiến hành điều trị kịp thời.

thai-ngoai-tu-cung-nhung-thong-tin-me-bau-can-biet_6 

Khám sức khỏe sinh sản định kỳ để phát hiện các bệnh lý phụ khoa, tiến hành điều trị

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết về tình trạng mang thai nằm ngoài tử cung để bạn tham khảo.

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Lactose Free Anh 400g From Birth - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãngicon_car_2

Đánh giá

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Song thai - Dấu hiệu và những điều mẹ bầu cần biết

Song thai - Dấu hiệu và những điều mẹ bầu cần biết

Song thai được xem như là niềm vui nhân hai của các bậc cha mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe của phụ nữ. Tất cả thông tin về vấn đề này sẽ được Ecolife cung cấp  qua bài viết này.
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối những điều mẹ bầu cần biết

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối những điều mẹ bầu cần biết

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường nhất là vào , mẹ bầu cần biết những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối.
Buồng trứng đa nang - Ăn gì khỏi bệnh nhanh chóng?

Buồng trứng đa nang - Ăn gì khỏi bệnh nhanh chóng?

Buồng trứng đa nang là gì? Phải ăn gì để ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu, giúp cơ thể cải thiện các triệu chứng? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Chậm kinh thường xuyên – chị em phụ nữ đừng chủ quan!

Chậm kinh thường xuyên – chị em phụ nữ đừng chủ quan!

Chậm kinh là vấn đề thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về tình trạng này nhé.
Trầm cảm sau sinh - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Trầm cảm sau sinh - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh được ghi nhận đang có nguy cơ tăng cao. Cùng Ecolife tìm hiểu về căn bệnh này.
Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chi tiết nhất

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chi tiết nhất

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là việc được vô cùng nhiều người quan tâm.Tham khảo ngay những kinh nghiệm được đúc rút trong bài viết dưới đây cùng Ecolife nhé!
Cách đọc chỉ số tiểu đường thai kỳ - Chỉ số cảnh báo nguy hiểm?

Cách đọc chỉ số tiểu đường thai kỳ - Chỉ số cảnh báo nguy hiểm?

Các chỉ số tiểu đường thai kỳ thể hiện tình trạng sức khỏe của mẹ bầu hiện có đang mắc tiểu đường thai kỳ không. Cùng Ecolife tìm hiểu về chỉ số này nhé.
Tiểu đường thai kỳ - Những điều cần biết tránh gây nguy hiểm đến thai nhi

Tiểu đường thai kỳ - Những điều cần biết tránh gây nguy hiểm đến thai nhi

Tiểu đường thai kỳ là một tình trạng rối loạn lượng đường, gây nhiều nguy hiểm đến cả mẹ và bé. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về thông tin này nhé.
Dây rốn thắt nút - Cảnh báo nguy hiểm cho thai nhi!

Dây rốn thắt nút - Cảnh báo nguy hiểm cho thai nhi!

Hẳn mẹ bầu nào cũng đã từng nghe qua cụm từ “Dây rốn thắt nút”. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu trong bài viết dưới đây.