1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Thực đơn cho bà bầu: Cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi

Thực đơn cho bà bầu: Cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi

Kết quả 5.0/5 (5 đánh giá)

Thực đơn cho bà bầu: Cung cấp dinh dưỡng cho thai nhigif5

Mang thai là giai đoạn quan trọng của cuộc đời phụ nữ và thực đơn ăn uống trong thời gian này rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi, vì thế thực đơn cho bà bầu là điều hết sức được quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thực đơn cho bà bầu bao gồm những loại thực phẩm nào cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Và cũng như những giai đoạn nào thì nên bổ sung chất nào.

bi-kiep-ket-hop-cac-loai-rau-cu-cho-be-an-dam-cuc-ngon_1 

Thực đơn cho bà bầu là điều hết sức được quan tâm trong quá trình mang thai

1. Những gì cần có trong thực đơn cho bà bầu

Có thai nên ăn gì? Cần bổ sung chất gì trong suốt quá trình thai kỳ? Chắc hẳn là điều không chỉ riêng mẹ bầu mà ai cũng sẽ quan tâm. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi, thực đơn cho bà bầu cần có các loại thực phẩm sau:

  • Rau xanh: Rau xanh là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất đa dạng và cần thiết cho thai nhi phát triển. Nên sử dụng các loại rau xanh như cải bó xôi, cải chíp, cải xoong, rau muống,...
  • Hoa quả: Hoa quả là nguồn vitamin C và chất xơ cần thiết cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nên ăn các loại hoa quả như cam, chanh, kiwi, dâu tây, xoài,...
  • Thực phẩm giàu chất đạm: Trong quá trình thai nhi phát triển, cần có sự hỗ trợ từ các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, đỗ, đậu,...
  • Các loại ngũ cốc: Ngũ cốc là nguồn cung cấp carbohydrate và chất xơ cần thiết cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nên ăn các loại ngũ cốc như gạo lứt, lúa mì, bánh mì nguyên hạt,...
  • Sữa và sản phẩm từ sữa: Đây là nguồn cung cấp canxi quan trọng cho sự phát triển của xương và răng của thai nhi.

vo-sinh-hiem-muon-la-gi-cach-dieu-tri-vo-sinh-hiem-muon_5 

Các thực đơn cho bà bầu được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn trong thai kỳ

Thời gian mang thai không chỉ là một giai đoạn mà là một quá trình kéo dài khoảng 9 tháng. Vì vậy cần có các thực đơn cho bà bầu được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn trong thai kỳ.

>>> Xem thêm: (Review) Đánh giá về sữa Aptamil số 1 của một số mẹ bỉm! icon_car_2

2. Thực đơn cho bà bầu trong 3 tháng đầu tiên

Trong giai đoạn này, thai nhi đang phát triển nhanh chóng nhanh. Và được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong việc hình thành các cơ quan tim, gan, hệ thống thần kinh, nhất là phát triển não. Do đó cần cung cấp đủ protein, chất đạm, sắt và axit folic. 

2.1 Các thực phẩm cần bổ sung

Một số loại thực phẩm nên sử dụng trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu:

  • Thịt gà, cá, hải sản: là nguồn cung cấp protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
  • Rau xanh: chứa axit folic và vitamin A, C, K. Cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Các loại rau xanh hầu như đều có đầy đủ chất dinh dưỡng bổ sung cho mẹ và bé.
  • Sữa và sản phẩm từ sữa: cung cấp canxi giúp xương và răng của thai nhi phát triển tốt hơn.
  • Các loại hạt: giàu chất dinh dưỡng, khoáng chất và đầy đủ các loại vitamin bổ sung cho sự phát triển trí não của bé. Như hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt lanh,...

Tuy nhiên, đây là giai đoạn thường xảy ra sự nôn nghén, mệt mỏi ở người mẹ. Chính vì thế, các mẹ cố gắng chia nhỏ các bữa ăn để có thể bổ sung chất dinh dưỡng tối đa. Mẹ bầu nên tránh xa các thực phẩm độc hại, các chất kích thích.

loai-sua-tot-cho-he-tieu-hoa-cua-tre-ma-me-nh-at-dinh-khong-duoc-bo-qua_5  

Sữa và sản phẩm từ sữa giúp cung cấp canxi giúp xương cho thai nhi phát triển tốt hơn

2.2 Thực đơn cho bà bầu

Thực đơn thứ 1


Bữa sáng

  • Gạo lứt, bánh mì, khoai lang
  • Trứng luộc
  • Rau xanh, trái cây tùy loại theo sở thích

Bữa trưa

  • Cơm 
  • Đậu hũ sốt cà
  • Các loại rau xanh, trái cây

Bữa tối

  • Cơm 
  • Thịt heo kho tộ
  • Rau muống xào tỏi

Bữa phụ

  • Các loại sữa bầu
  • Các loại hạt như macca, hạt óc chó, hạnh nhân,... bổ sung dinh dưỡng
  • Trái cây tươi

 

Thực đơn thứ 2

Bữa sáng

  • Cháo thịt bằm
  • Trứng luộc
  • Nước ép trái cây tùy loại

Bữa trưa

  • Cơm trắng
  • Mực xào chua ngọt
  • Canh cải xanh

Bữa tối

  • Cơm trắng
  • Thịt bò xào hoa thiên lý
  • Canh cải bắc thảo

Bữa phụ

  • Trái cây tươi
  • Sữa hoặc sữa chua

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Lactose Free Anh 400g From Birth - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãngicon_car_2

3. Thực đơn cho bà bầu trong tháng thai thứ 3 - 6 

Trong giai đoạn này, thai nhi đã phát triển thành hình, tứ chi dần bắt đầu phát triển và hình thành rõ ràng hơn. Do đó cần cung cấp đủ các loại khoáng chất, canxi, vitamin. 

3.1 Các loại thực phẩm cần thiết

Một số loại thực phẩm nên sử dụng trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa:

  • Trái cây, hoa quả sấy khô: như kiwi, chanh dây, dâu tây, chuối,... Cung cấp các loại vitamin và khoáng chất giúp thai nhi phát triển tốt hơn.
  • Các loại ngũ cốc: chứa carbohydrate và chất xơ cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
  • Canxi, sữa và sản phẩm từ sữa: cung cấp canxi giúp khung xương và răng của thai nhi phát triển tốt hơn. Đây là giai đoạn phát triển khung xương, chiều cao của trẻ vì thế mẹ bầu cần liên tục bổ sung canxi vào cơ thể.
  • Uống nước nhiều và giảm ăn các loại thực phẩm có gia vị nặng, thực phẩm chiên rán.

loai-sua-tot-cho-he-tieu-hoa-cua-tre-ma-me-nh-at-dinh-khong-duoc-bo-qua_3 

Trái cây cung cấp các loại vitamin và khoáng chất giúp thai nhi phát triển tốt hơn

3.2 Gợi ý thực đơn cho bà bầu

Thực đơn thứ 1

Bữa sáng

  • Ngũ cốc các loại hạt
  • Trái cây tươi
  • Sữa hoặc sữa chua

Bữa trưa

  • Cơm trắng
  • Cá ngừ sốt cà
  • Canh bí đỏ hầm 

Bữa tối

  • Cơm trắng
  • Mực hấp nước dừa
  • Cải xanh xào

Bữa phụ

  • Sinh tố, nước ép
  • Các loại hạt
  • Sữa

 

Thực đơn thứ 2

Bữa sáng

  • Bánh mì nguyên cám
  • Trứng luộc
  • Salad rau tươi hoặc salad trái cây
  • Nước ép trái cây tùy loại

Bữa trưa

  • Cơm trắng
  • Thịt gà kho sả
  • Canh cải bẹ xanh 

Bữa tối

  • Cơm trắng
  • Cá hồi áp chảo sốt bơ
  • Canh tần ô

Bữa phụ

  • Trái cây tươi
  • Sữa hoặc sữa chua
  • Khoai lang luộc

4. Thực đơn cho bà bầu trong tháng thai thứ 6 - 9

Trong giai đoạn này, thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh và chuẩn bị lên cân. Do đó, mẹ bầu cần cung cấp đủ dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. 

4.1 Các loại thực phẩm cần thiết

Một số loại thực phẩm nên sử dụng trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối:

  • Trái cây, hoa quả sấy khô: như dưa gang, chanh dây, dâu tây, chuối cung cấp các loại vitamin và khoáng chất giúp thai nhi phát triển tốt hơn.
  • Trứng: chứa protein và chất béo cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
  • Các loại ngũ cốc: cung cấp carbohydrate và chất xơ giúp duy trì năng lượng cho mẹ và thai nhi.
  • Hạt: cung cấp axit béo omega-3 và vitamin E giúp phát triển não bộ của thai nhi.
  • Uống nước nhiều, thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ. Và giảm ăn các loại thực phẩm có gia vị nặng, dầu mỡ.

sot-nhau-thai-sau-sinh-thuong-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-tot-nha_3 

Các loại hạt cung cấp axit béo omega-3 và vitamin E giúp phát triển não bộ của thai nhi

4.2 Thực đơn gợi ý cho mẹ bầu

Thực đơn thứ 1

Bữa sáng

  • Phở bò
  • Nước ép kiwi

Bữa trưa

  • Cơm trắng
  • Bò sốt tiêu
  • Rau bina xào tỏi
  • Canh mồng tơi 

Bữa tối

  • Cơm trắng
  • Thịt kho quẹt
  • Canh khoai mỡ thịt bằm

Bữa phụ

  • Sinh tố, nước ép
  • Các loại hạt
  • Sữa và các loại thực phẩm làm từ sữa

 

Thực đơn thứ 2

Bữa sáng

  • Bánh mì bơ tỏi
  • Trứng cuộn 
  • Salad rau tươi hoặc salad trái cây
  • Sữa nóng

Bữa trưa

  • Cơm trắng
  • Sườn heo kho 
  • Canh cải bẹ xanh 

Bữa tối

  • Cơm trắng
  • Thịt heo xào chua ngọt
  • Canh rong biển hầm sườn

Bữa phụ

  • Trái cây tươi
  • Sữa hoặc sữa chua

>>> Xem thêm: Cách Pha Sữa Aptamil Anh Sao Cho Đúng Chuẩnicon_car_2

5. Thực đơn tiểu đường thai kỳ cho bà bầu

Tiểu đường thai kỳ là sự rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Tình trạng này thường xuất hiện khá phổ biến khi mang thai và có ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Chính vì vậy các sản phụ này buộc phải tuân theo thực đơn hướng dẫn của bác sĩ.

5.1 Các thực phẩm dành cho bệnh tiểu đường thai kỳ

Vì không thể kiểm soát được lượng đường của cơ thể. Từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Các mẹ cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Các thực phẩm dung nạp vào cơ thể tất nhiên không thể có lượng đường quá cao.

  • Thịt nạc, cá, ức gà, đậu hũ
  • Các loại sữa và thực phẩm làm từ sữa không đường và không chất béo
  • Gạo lứt
  • Các loại rau xanh, trái cây ít ngọt

loai-sua-tot-cho-he-tieu-hoa-cua-tre-ma-me-nh-at-dinh-khong-duoc-bo-qua_7 

Các loại rau xanh, trái cây ít ngọt là thực phẩm tốt nhất cho những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

 5.2 Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Thực đơn thứ 1

 

Bữa sáng

  • Phở bò
  • Nước ép táo

Bữa trưa

  • Cơm gạo lứt
  • Đậu hủ nhồi thịt
  • Rau bina xào
  • Canh mồng tơi 

Bữa tối

  • Cơm trắng nhỏ
  • Cá kho tộ
  • Canh bí xanh thịt bằm

Bữa phụ

  • Các loại hạt
  • Sữa không đường

Thực đơn thứ 2

Bữa sáng

  • Bánh mì nguyên cám
  • Trứng luộc
  • Salad rau tươi hoặc salad trái cây
  • Sữa nóng không đường

Bữa trưa

  • Cơm trắng nhỏ
  • Thịt kho trứng
  • Canh đu đủ hầm thịt heo 

Bữa tối

  • Cơm trắng nhỏ
  • Đậu hủ nhồi thịt sốt cà
  • Rau muống xào tỏi

Bữa phụ

  • Trái cây tươi
  • Sữa hoặc sữa chua không đường

6. Lời khuyên về thực đơn cho bà bầu

Ngoài việc sử dụng các loại thực phẩm cần thiết, còn có một số lời khuyên khác về thực đơn cho bà bầu:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì một hay hai bữa lớn để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Liên tục bổ sung canxi cho cơ thể, canxi là thành phần khoáng chất có vị trí quan trọng trong sự hình thành của trẻ. Và cũng như liên tục bổ sung lượng canxi đã thiếu hụt trong cơ thể người mẹ.
  • Bổ sung rau xanh và các loại trái cây đầy đủ cho cơ thể.
  • Tránh ăn những loại thực phẩm có hàm lượng caffeine cao, như cà phê, trà,...
  • Uống nhiều nước và có các buổi vận động, tập thể dục nhẹ để tăng cường sức khỏe.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có thể điều chỉnh thực đơn phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của từng bà bầu.

thu-tinh-nhan-tao-bao-nhieu-tien-quy-trinh-thu-tinh-nhan-tao-co-may-buoc_5 

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì một hay hai bữa lớn để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi

7. Kết luận

Chế độ dinh dưỡng của người mẹ trong suốt quá trình mang thai có ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Vì vậy việc mẹ nạp chất dinh dưỡng gì cũng quyết định đến sự hình thành và phát triển của trẻ. Nhất là đối với các mẹ bầu có tiền sử tiểu đường hoặc mắc phải tiểu đường thai kỳ. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và của bản thân. Mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt các thực đơn trên.

Trên đây là những thực đơn bà bầu Ecolife muốn gợi ý cho các mẹ. Hy vọng các mẹ lựa chọn được cho mình các thực đơn đầy dinh dưỡng cho các bữa ăn. Và có thêm các kiến thức cần bổ sung cho quá trình thai nghén.

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Organic Số 3 -  Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng  icon_car_2

 

Đánh giá

Kết quả 5.0/5 (5 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Song thai - Dấu hiệu và những điều mẹ bầu cần biết

Song thai - Dấu hiệu và những điều mẹ bầu cần biết

Song thai được xem như là niềm vui nhân hai của các bậc cha mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe của phụ nữ. Tất cả thông tin về vấn đề này sẽ được Ecolife cung cấp  qua bài viết này.
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối những điều mẹ bầu cần biết

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối những điều mẹ bầu cần biết

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường nhất là vào , mẹ bầu cần biết những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối.
Buồng trứng đa nang - Ăn gì khỏi bệnh nhanh chóng?

Buồng trứng đa nang - Ăn gì khỏi bệnh nhanh chóng?

Buồng trứng đa nang là gì? Phải ăn gì để ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu, giúp cơ thể cải thiện các triệu chứng? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Chậm kinh thường xuyên – chị em phụ nữ đừng chủ quan!

Chậm kinh thường xuyên – chị em phụ nữ đừng chủ quan!

Chậm kinh là vấn đề thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về tình trạng này nhé.
Trầm cảm sau sinh - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Trầm cảm sau sinh - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh được ghi nhận đang có nguy cơ tăng cao. Cùng Ecolife tìm hiểu về căn bệnh này.
Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chi tiết nhất

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chi tiết nhất

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là việc được vô cùng nhiều người quan tâm.Tham khảo ngay những kinh nghiệm được đúc rút trong bài viết dưới đây cùng Ecolife nhé!
Cách đọc chỉ số tiểu đường thai kỳ - Chỉ số cảnh báo nguy hiểm?

Cách đọc chỉ số tiểu đường thai kỳ - Chỉ số cảnh báo nguy hiểm?

Các chỉ số tiểu đường thai kỳ thể hiện tình trạng sức khỏe của mẹ bầu hiện có đang mắc tiểu đường thai kỳ không. Cùng Ecolife tìm hiểu về chỉ số này nhé.
Tiểu đường thai kỳ - Những điều cần biết tránh gây nguy hiểm đến thai nhi

Tiểu đường thai kỳ - Những điều cần biết tránh gây nguy hiểm đến thai nhi

Tiểu đường thai kỳ là một tình trạng rối loạn lượng đường, gây nhiều nguy hiểm đến cả mẹ và bé. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về thông tin này nhé.
Dây rốn thắt nút - Cảnh báo nguy hiểm cho thai nhi!

Dây rốn thắt nút - Cảnh báo nguy hiểm cho thai nhi!

Hẳn mẹ bầu nào cũng đã từng nghe qua cụm từ “Dây rốn thắt nút”. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu trong bài viết dưới đây.