1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Tiểu đường thai kỳ - Những điều cần biết tránh gây nguy hiểm đến thai nhi

Tiểu đường thai kỳ - Những điều cần biết tránh gây nguy hiểm đến thai nhi

Kết quả 5.0/5 (3 đánh giá)

Tiểu đường thai kỳ - Những điều cần biết tránh gây nguy hiểm đến thai nhigif5

Tiểu đường thai kỳ là một tình trạng rối loạn lượng đường, gây nhiều nguy hiểm đến cả mẹ và bé. Vì vậy các mẹ cần phải tìm hiểu thật kỹ về căn bệnh này để phòng tránh. Đối với những mẹ đang mắc phải sẽ tìm cách phòng ngừa giữ an toàn cho mẹ và bé. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về thông tin này nhé.

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn lượng đường trong máu khi đang mang thai. Mỗi năm có đến 10% phụ nữ Mỹ mắc phải căn bệnh này.

Tiểu đường thai kỳ gồm có 2 loại

  • Tiểu đường thai kỳ type 1: mức độ vừa và nhẹ. Có thể kiểm soát bệnh thông qua chế độ ăn uống và luyện tập thể dục hàng ngày.
  • Tiểu đường thai kỳ type : mức độ nặng. Những thai phụ mắc phải tiểu đường type 2 buộc phải dùng insulin hoặc các loại thuốc khác để điều trị.

Tuy nguy hiểm nhưng căn bệnh này vẫn đúng như tên gọi của nó là tiểu đường thai kỳ. Vì thế sau thai kỳ các sản phụ sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu trong quá trình mang thai căn bệnh này có chỉ số quá cao sẽ dễ gây nguy hiểm đến thai nhi. Và khiến sản phụ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

tieu-duong-thai-ky--nhung-dieu-can-biet-tranh-gay-nguy-hiem-den-thai-nhi_2 

Nếu trong quá trình mang thai căn bệnh này có chỉ số quá cao sẽ dễ gây nguy hiểm đến thai nhi

>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đứcicon_car_2

2. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Để phát hiện ra bệnh tiểu đường thai kỳ thì thai phụ phải thực hiện xét nghiệm mới có thể xác định một cách chính xác nhất. Nhưng bạn vẫn nên biết các dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ để có thể nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu như:

  • Luôn cảm thấy khát, uống nhiều nước hơn bình thường
  • Cảm thấy đói bụng và ăn nhiều hơn
  • Luôn cảm thấy mắc tiểu và đi nhiều hơn mức bình thường
  • Có dấu hiệu sụt cân, dễ mệt mỏi thiếu sức sống

tieu-duong-thai-ky--nhung-dieu-can-biet-tranh-gay-nguy-hiem-den-thai-nhi_1 

Luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống và có dấu hiệu sụt cân

3. Những đối tượng dễ mắc phải tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nhiều sản phụ dễ gặp trong quá trình mang thai. Nhưng đặc biệt có những đối tượng có tỷ lệ mắc phải căn bệnh này cao hơn. Đó là những sản phụ có những yếu tố sau đây:

  • Sản phụ lớn tuổi, mang thai khi ngoài 35 tuổi
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường nặng, tiểu đường type 2
  • Bản thân sản phụ có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó
  • Sản phụ thừa cân, béo phì trước và trong khi mang thai
  • Lần sinh con trước, con có số ký năng hơn 4 kg 

tieu-duong-thai-ky--nhung-dieu-can-biet-tranh-gay-nguy-hiem-den-thai-nhi_3 

Bản thân sản phụ có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó

>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đứcicon_car_2

4. Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra vào thời gian nào?

Bệnh đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối). 

Vì vậy thời gian xét nghiệm đái tháo đường phù hợp nhất đó chính là trước đó 3 tháng. Thực hiện xét nghiệm vào tam cá nguyệt thứ hai. Hoặc có thể sớm hơn là vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên. Xét nghiệm sớm giúp bạn có thể phát hiện ra các biến chứng, nguy cơ và có thể kịp thời ngăn chặn, xử lý. 

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Lactose Free Anh 400g From Birth - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãngicon_car_2

5. Nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ

Trong quá trình mang thai, nhau thai tạo ra nhiều hóc môn khiến glucose tích tụ trong máu. Bình thường, tuyến tụy sẽ sản xuất ra insulin để giúp di chuyển đường glucose từ máu vào các tế bào trong cơ thể. Và sau đó sẽ tạo ra năng lượng. Nhưng nhau thai tạo quá nhiều hóc môn và glucose tích tụ quá nhiều khiến cơ thể sản sinh không đủ insulin. Và đây là nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường thai kỳ.

tieu-duong-thai-ky--nhung-dieu-can-biet-tranh-gay-nguy-hiem-den-thai-nhi_4 

Nhau thai tạo quá nhiều hóc môn và glucose tích tụ quá nhiều khiến cơ thể sản sinh không đủ insulin

Ngoài ra nhằm để phát triển nhau thai sẽ tiết ra nội tiết tố. Những nội tiết tố này gây ảnh hưởng xấu đến sự sản xuất insulin.  

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng khiến tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ khi mang thai:

  • Béo phì, thừa cân trước và trong khi mang thai
  • Có lượng đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng vẫn không đủ để mắc bệnh 
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường
  • Đã từng mắc bệnh này trong những lần mang thai trước đó
  • Sản phụ có bệnh huyết áp cao
  • Từng sinh con mắc dị tật bẩm sinh hoặc chết non
  • Thai phụ lớn tuổi trên 35 tuổi

>>> Xem thêm: Cách Pha Sữa Aptamil Anh Sao Cho Đúng Chuẩnicon_car_2

6. Chẩn đoán tiểu đường trong thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra vào những tháng cuối thai kỳ, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ. Để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, bác sĩ thường yêu cầu thai phụ thực hiện vào những giai đoạn giữa. Hoặc bạn có thể thực hiện kiểm tra sớm hơn nếu có nguy cơ mắc bệnh cao.

Khi thực hiện chẩn đoán, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của bạn. Nếu kết quả cho ra, lượng đường trong máu cao hơn mức chuẩn đặt ra (thường khoảng 200 miligam/ decilit (mg/dL)). Sản phụ buộc phải thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ -  xét nghiệm dung nạp glucose đường uống. 

tieu-duong-thai-ky--nhung-dieu-can-biet-tranh-gay-nguy-hiem-den-thai-nhi_5 

Khi thực hiện chẩn đoán, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của bạn

Khi thực hiện xét nghiệm này bạn buộc phải nhịn ăn. Do đây là xét nghiệm kiểm tra lượng đường trong máu khi đói. Và làm xét nghiệm đường glucose sau 3 tiếng.

Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh cao nhưng kết quả kiểm tra cho thấy là lượng đường bình thường. Thì có thể bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu kiểm tra lại sau một thời gian. Nhằm đảm bảo sự an toàn và chắc chắn rằng sản phụ không mắc đái tháo đường thai kỳ.

7. Các cách điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ

Nếu mắc phải bệnh đái tháo đường thai kỳ, bạn sẽ được các bác sĩ theo dõi sát sao. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng cân nặng, sức khỏe của mẹ và bé. Đồng thời có thể cung cấp insulin hoặc một số các loại thuốc kiểm soát lượng đường khác. Và bác sĩ sẽ yêu cầu sản phụ thực hiện thêm các bước kiểm tra như sau:

  • Kiểm lượng đường trong máu 4 lần/ ngày
  • Kiểm tra nước tiểu tìm ketone
  • Thực hiện các chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh

Ngoài ra, các thai phụ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ cần chủ động có chế độ ăn uống hợp lá và vận động thể dục thể thao thích hợp.

  • Chế độ độ ăn uống lành mạnh, ít đường: do khó kiểm soát lượng đường trong máu. Vì thế các thực phẩm nạp vào cơ thể rất cần được kiểm soát nghiêm ngặt. Các sản phụ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng từ bác sĩ. Hoặc có thể chủ động lựa chọn các thức ăn ít hoặc không có đường. Giảm thiểu nguy cơ đường tăng cao.
  • Vận động thể dục thể thao: vận động thể dục thể thao rất tốt cho quá trình mang thai. Bạn có thể đi bộ vào mỗi buổi sáng, bơi lội hoặc tập yoga cũng là những hoạt động tuyệt vời.

tieu-duong-thai-ky--nhung-dieu-can-biet-tranh-gay-nguy-hiem-den-thai-nhi_6 

Cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ít đường và thường xuyên vận động thể dục thể thao

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Organic Số 3 -  Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng  icon_car_2

Đánh giá

Kết quả 5.0/5 (3 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.