Tìm hiểu tâm sinh lý và 4 cách chăm sóc trẻ sơ sinh
Tìm hiểu tâm sinh lý và 4 cách chăm sóc trẻ sơ sinh
Bé cưng của bạn ở giai đoạn đầu đời rất cần được bảo vệ trước nhiều tác nhân từ môi trường. Vì vậy, các mẹ bỉm cần bỏ túi cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng trong bài viết dưới đây. Đồng thời, qua đó mẹ hiểu hơn về đặc điểm tâm sinh lý và bệnh lý của con.
1. Tâm sinh lý của bé 1 tháng tuổi
Giai đoạn này các con có những thay đổi nhất định vè thể chất, vận động và tâm lý. Thời kỳ này diễn ra từ 0 đến 29 ngày tuổi. Lúc này bé 1 tháng tuổi đã là cơ thể độc lập thích nghi với môi trường với:
1.1 Đặc điểm sinh lý của bé
Hệ hô hấp, tuần hoàn bắt đầu hoạt động sau tiếng khóc chào đời.
Hệ tiêu hóa, gan và thận cũng bắt đầu cùng với bữa ăn đầu tiên của trẻ.
Lỗ Botal liên nhĩ và ống thông động mạch đóng kín trong tuần đầu.
Xuất hiện một số hiện tượng sinh lý trong thời kỳ này như: Đỏ da, vàng da, bong da, sụt cân, tăng trương lực cơ, đi phân su, rụng rốn, thân nhiệt không ổn định…
Ngay khi ra đời, sau động tác khóc và thở, trẻ đã biết bú và đòi bú. Mẹ cho con bú sớm để có đủ năng lượng cho hoạt động thích nghi các cơ quan. Sữa non của mẹ là thức ăn đầu tiên và lý tưởng nhất cho trẻ.
Sữa non cung cấp cho trẻ chứa nhiều chất đạm để tăng trọng nhanh. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều globulin IgA và một số chất diệt khuẩn khác để chống nhiễm trùng.
Mối quan hệ mẹ con cộng tâm lý sẽ giúp bé sống còn và phát triển. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh nên hạn chế tách mẹ và con sau sinh.
Vàng da sơ sinh thường gặp ở 80-85% trường hợp. Nó xuất hiện từ ngày thứ 2 - 3 đến ngày thứ 7-10 thì hết. Nguyên nhân do vỡ hồng cầu, chức năng gan còn kém và do tính thấm thành mạch cao.
>>> Xem thêm: Sữa aptamil anh đem lại dinh dưỡng cho trẻ
1.2 Đặc điểm bệnh lý
Nhiều yếu tố có thể gây cản trở sự thích nghi của trẻ. Hoặc nó có thể gây tử vong trong 24 giờ đầu hoặc trong tuần đầu sau sinh.
Thời kỳ này, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Ví dụ như: Viêm rốn, uốn ván rốn, viêm da, viêm phổi, nhiễm trùng máu và các bệnh nhiễm trùng khác…
Các rối loạn quá trình hình thành và phát triển thai nhi. Ví dụ như: Quái thai, đẻ non, các dị tật bẩm sinh, như sứt môi, hở vòm miệng, tim bẩm sinh...
Các sang chấn sản khoa thường dễ gây ra tình trạng: Xuất huyết não, ngạt, gãy, xương đòn,...
2. Tâm sinh lý trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh lúc này đã bước vào giai đoạn đầu thời kỳ nhũ nhi sẽ có:
2.1 Đặc điểm tâm sinh lý
Trẻ sơ sinh từ tháng tuổi lớn rất nhanh, nhu cầu năng lượng: 120-130 kcal/kg/ngày.
Quan hệ mẹ con và người thân qua tiếp xúc, chăm sóc sơ sinh đúng sẽ giúp hình thành nhân cách trẻ sau này.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh ở giai đoạn này bao gồm: thể chất, vận động, tâm thần, não bộ và trí tuệ.
2.2 Đặc điểm bệnh lý
Chức năng tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh → Con dễ mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng.
Bé có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh → Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Hệ thần kinh của con chưa myéline hóa đầy đủ → Bé dễ có phản ứng toàn thân (sốt co giật, phản ứng não - màng não...)
Trẻ có thể gặp tai nạn, ngộ độc do mẹ nhầm lẫn về các vấn đề về nuôi ăn, dinh dưỡng…
Tâm sinh lý của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi y hệt với khi bé 2 tháng tuổi. Do đó, bé ở trong giai đoạn nào mẹ cũng cần chăm sóc con cẩn thận theo hướng dẫn dưới đây.
>>> Xem thêm: Hỗ trợ miễn dịch cho trẻ từ sữa Aptamil của anh
3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đơn giản dễ làm
Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc cho trẻ sơ sinh đúng mà mẹ có thể tham khảo và áp dụng.
3.1 Chăm sóc rốn ở trẻ
Nếu rốn chưa rụng, mẹ phải thay băng thường xuyên. Sau khi rụng rốn, bạn nên lau rốn hằng ngày, tránh để rốn ướt, bẩn. Nếu rốn trẻ xuất hiện mủ, sưng đỏ thì cần đưa đến trung tâm y tế để được xử lý và điều trị.
3.2 Chăm sóc da ở bé
Trẻ mới sinh thường có một lớp gây màu trắng hoặc vàng nhạt. Nó có chức năng bảo vệ và dinh dưỡng cho da. Đồng thời, lớp gây còn có tác dụng giữ nhiệt và chống nhiễm khuẩn. Vì vậy, mẹ không lau sạch lớp này mà hãy để nó bong tự nhiên.
Nên tắm trẻ bằng nước ấm với nhiệt độ khoảng 37-38 độ C.
Sau khi tắm cho con, nên để ở tư thế nằm nghiêng nhằm tránh tình trạng trào ngược.
3.3 Chăm sóc bé với dinh dưỡng phù hợp
Cho bé bú 6-12 lần/ngày theo nhu cầu của trẻ. Nên cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh, không có sữa cũng bú để sữa về sớm và tử cung co hồi tốt. Trung bình mẹ cho con bú 2-3 giờ/lần.
Nhằm đảm bảo sự phát triển của trẻ sơ sinh, các chuyên gia khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ. Đây là cách chăm sóc trẻ mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ và bé:
- Tiết kiệm tiền và thời gian pha sữa công thức.
- Có tác dụng co hồi tử cung, phòng ngừa nguy cơ chảy máu sau sinh
- Ngăn cả sự rụng trứng, giúp mẹ chậm có thai.
- Hạn chế nguy cơ viêm tắc, áp xe vú, ung thư tử cung,...
- Cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong 6 tháng đầu đời.
- Phòng ngừa nguy cơ dị ứng, béo phì, nhiễm khuẩn.
- Tăng thêm sự gắn bó tình cảm mẹ con.
3.4 Chăm sóc trẻ với thói quen tốt
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp? Theo các chuyên gia, nằm sấp là nguyên nhân phân gây ra hội chứng SIDS (đột tử ở trẻ sơ sinh). Bởi lẽ, tư thế này không đảm bảo sự thông thoáng hô hấp ở bé.
Phơi nắng cho trẻ sơ sinh là một thói quen tốt nếu bạn thực hiện đúng cách. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, giúp cơ thể bé sản sinh vitamin D. Nó sẽ làm hạn chế nguy cơ còi xương. Đồng thời, phơi nắng sẽ chữa chứng vàng da sơ sinh hiệu quả.
Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách sẽ tạo tiền đề cho con phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Mẹ có thể tham khảo bải viết phía trên để hiểu hơn về đặc điểm tâm sinh lý của bé. Từ đó, mẹ bỉm có thể bỏ túi những bí quyết chăm con thông thái.
>>> Xem thêm: Vitamin D cho bé
Bình luận Facebook