1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Trầm cảm sau sinh - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Trầm cảm sau sinh - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Trầm cảm sau sinh - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừagif5

Tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh được ghi nhận đang có nguy cơ tăng cao. Hiểu rõ về căn bệnh này từ nguyên nhân, triệu chứng trầm cảm sau sinh và những cách phòng ngừa sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tinh thần của mẹ bỉm. Cùng Ecolife tìm hiểu nhé!

>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đứcicon_car_2

1. Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh (PPD) là bệnh trầm cảm mà phụ nữ mắc phải sau khi sinh, nhất là trong khoảng 3 tuần đầu. Lúc này, họ bị rối loạn cảm xúc, có sự thay đổi về tâm lý và tinh thần, kéo theo sức khỏe tốt. Những đặc trưng về căn bệnh này là thường xuyên cảm thấy mệt  mỏi, dễ cáu gắt, có suy nghĩ tiêu cực, có biểu hiện lo lắng, buồn bã,...

tram-cam-sau-sinh---nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-phong-ngua_2 

Những đặc trưng về căn bệnh này là thường xuyên cảm thấy mệt  mỏi, dễ cáu gắt, lo lắng, buồn bã,...

Tất cả phụ nữ sau sinh đều có nguy cơ mắc trầm cảm. Dù là sinh con lần đầu hay sinh con nhiều lần. Thống kê hiện nay cho thấy có đến 10 - 20 % trường hợp phụ nữ mắc phải trầm cảm. 

Test trầm cảm sau sinh sẽ dựa trên các tiêu chuẩn. Hai dạng tiêu chuẩn phổ biến để chẩn đoán bệnh là DSM-5 và ICD-10. Dạng trầm cảm này có thể chia thành 3 mức là nhẹ, vừa và nặng. Bệnh có thể tự khỏi, nhưng nhiều trường hợp phải có can thiệp bằng các liệu pháp trị liệu tâm lý hoặc sử dụng thuốc. 

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Lactose Free Anh 400g From Birth - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãngicon_car_2

2. Mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm

Tỷ lệ mẹ bỉm mắc trầm cảm sau khi sinh đang được ghi nhận rất cao. Do vậy, đây đã trở thành căn bệnh nguy hiểm đáng báo động trong cộng đồng. Ngoài gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và em bé, còn làm mối quan hệ giữa gia đình trở nên xấu hơn.

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trầm cảm trong giai đoạn này có thể trở nên nặng hơn. Trong thời gian dài có thể phát triển thành các bệnh liên quan đến rối loạn tâm thần. Dù có được điều trị khỏi thì vẫn có khả năng mắc trầm cảm sau này.

Do ảnh hưởng của tinh thần sa sút, sức khỏe của mẹ cũng sẽ suy giảm, thường không đủ sức để chăm sóc tốt cho con và bản thân. Nguy cơ tự tử của mẹ bỉm cũng rất cao.

3. Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Trầm cảm nói chung và trầm cảm sau sinh vẫn còn bị xem nhẹ. Vì thế những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh rất dễ bị bỏ qua đến khi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người mắc trầm cảm sau khi sinh thường có những dấu hiệu sau:

  • Tính tình thay đổi thất thương, tâm trạng không tốt, thường xuyên cảm thấy buồn dù không có lí do. 
  • Dễ tức giận, mất kiểm soát, hay cáu gắt, cảm thấy khó chịu, 
  • Cơ thể mệt mỏi, cảm thấy đau mỏi.
  • Khóc nhiều.

tram-cam-sau-sinh---nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-phong-ngua_3 

Cơ thể mệt mỏi, cảm thấy đau mỏi, khóc nhiều

  • Không có hứng thú với các hoạt động xung quanh, dù là sở thích trước đó.
  • Suy giảm trí nhớ, giảm tập trung, phản ứng chậm chạp.
  • Mất ngủ, khó vào giấc ngủ, dễ thức giấc, ngủ không sâu. Cũng có trường hợp trái ngược là ngủ quá nhiều.
  • Ăn ít, mất hứng thú với ăn uống, chán ăn, thèm ăn hoặc có khi ăn rất nhiều.
  • Không có hứng thú với con mình, xa lánh, không muốn ở bên cạnh con.
  • Có dấu hiệu muốn tự sát, thậm chí làm hại con.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ bỉm nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý, mở lòng với người thân để cải thiện và điều trị bệnh trầm cảm tốt nhất.

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Lactose Free Anh 400g From Birth - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãngicon_car_2

4. Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Y học hiện nay chưa thể chỉ ra được nguyên nhân chính vì căn bệnh này còn tùy thuộc vào sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, tâm lý và hoàn cảnh của mỗi người. Trong đó, các yếu tố trở thành nguyên nhân trầm cảm là:

  • Thay đổi nội tiết tố: Nồng độ của hai hormone là estrogen và progesterone sẽ sụt giảm nghiêm trọng so với trước khi sinh. Làm ảnh hưởng đến tâm lý, rất dễ gây ra trầm cảm.
  • Sức khỏe yếu: Dù là sinh thường hay sinh mổ thì cơ thể mẹ cũng sẽ bị suy yếu sau khi sinh nở. Cơn đau tác động đến tâm trạng, nhiều khi còn kéo dài làm việc chăm sóc em bé và bản thân khó khăn hơn. Do đó làm sinh ra sự tức giận, dễ cáu gắt, dễ làm mẹ cảm thấy ghét bản thân và em bé. 

tram-cam-sau-sinh---nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-phong-ngua_4 

Cơn đau tác động đến tâm trạng, kéo dài làm việc chăm sóc em bé và bản thân khó khăn hơn

  • Áp lực từ kinh tế, cuộc sống: Thường đến từ điều kiện kinh tế không ổn định, khó khăn. Môi trường và hoàn cảnh sống sinh ra áp lực. Thiếu sự quan tâm, giúp đỡ từ người chồng, người thân. Chịu đựng nhiều áp lực, trải qua các sự kiện căng thẳng cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm.
  • Có tiền sử mắc trầm cảm: Trầm cảm có thể tái phát. Vì vậy mà những người từng bị trầm cảm trước hoặc trong thai kỳ, người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh rất cao.

>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đứcicon_car_2

5. Phòng ngừa trầm cảm sau sinh như thế nào?

Trầm cảm sau sinh có khả năng xảy ra ở tất cả phụ nữ sau khi sinh. Những đối tượng có nguy cơ cao hơn là: Những người có tiền sử mắc trầm cảm; Gia đình có người có tiền sử trầm cảm; Người dưới 18 tuổi; Người trải qua biến chứng thai kỳ, thai kỳ ngoài ý muốn; Thiếu sự quan tâm của chồng hay gia đình; Đang có khó khăn, căng thẳng trong cuộc sống,...

Để phòng ngừa trầm cảm sau khi sinh cần phải có sự cố gắng và phối hợp của chính mẹ bỉm và cả gia đình, người thân bên cạnh.

tram-cam-sau-sinh---nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-phong-ngua_1 

Ngủ đủ giấc, chế độ ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng

Để ngăn ngừa trầm cảm, mẹ bỉm nên:

  • Học cách thư giãn, suy nghĩ tích cực, giữ bản thân luôn vui vẻ trong thời gian này. 
  • Tránh để cơ thể làm việc quá sức và mệt mỏi. Ngủ đủ giấc, chế độ ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng, không dùng chất kích thích. Có thể tranh thủ những lúc bé ngủ để nghỉ ngơi nhiều hơn. 
  • Dành thời gian chăm sóc bản thân, chia sẻ nhiều hơn với chồng, gia đình và bạn bè.
  • Nếu thấy 

Sự quan tâm giúp đỡ của gia đình cũng đóng vai trò rất quan trọng. Người chồng, người thân trong gia đình nên phụ giúp mẹ bỉm các công việc nhà và chăm sóc em bé. Tạo không gian thoải mái, vui vẻ, chủ động quan tâm, trò chuyện và cảm thông với mẹ bỉm trong suốt thai kỳ trước đó, trong quá trình chuyển dạ, và sau sinh.

>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đứcicon_car_2

Đánh giá

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.