1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Trẻ chậm nói - 6 nguyên nhân bố mẹ cần biết càng sớm càng tốt

Trẻ chậm nói - 6 nguyên nhân bố mẹ cần biết càng sớm càng tốt

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Trẻ chậm nói - 6 nguyên nhân bố mẹ cần biết càng sớm càng tốt gif5

Rất nhiều trường hợp trẻ 3 tuổi chậm nói gây lo lắng cho các ông bố bà mẹ. Trẻ chậm nói để hiểu rõ nguyên nhân và mẹo chữa, hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé!

tre-cham-noi---6-nguyen-nhan-bo-me-can-biet-cang-som-cang-tot_3 

Trẻ chậm tập nói, phản ứng chậm có thể bị ảnh hưởng trong quá trình mang thai

1. Điểm danh 6 nguyên nhân trẻ chậm nói

Có 8 nguyên nhân gây chứng chậm nói ở trẻ nhỏ. Trong đó, phân chia chủ yếu thành hai nhóm là nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân và nguyên nhân tâm lý.

1.1. Do chức năng thính giác kém

Nguyên nhân trẻ chậm nói phổ biến nhất có thể kể đến là do trẻ gặp vấn đề về thính lực.

Khả năng nghe kém khiến trẻ khó nhận biết âm thanh, từ đó phát âm sai, giọng bị ngọng, méo chữ. Theo thời gian, trẻ sẽ bị chậm nói hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Lactose Free Anh 400g From Birth - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãngicon_car_2

1.2. Trẻ lạm dụng sử dụng TV, điện thoại 

Việc cho trẻ sử dụng TV, điện thoại chính là con dao hai lưỡi. Cho bé sử dụng thiết bị công nghệ có thể dễ dàng cung cấp nhiều kiến thức bổ ích, khám phá thế giới xung quanh nhanh chóng. Thế nhưng, nếu quá lạm dụng, trẻ có thể rơi vào tình trạng “giao tiếp thụ động”.

Khả năng phát triển ngôn ngữ chậm do bé không giao tiếp thường xuyên với mọi người xung quanh. Thậm chí là ỉ lại, rụt rè. Lâu dần tác động xấu tới khả năng kết nối xung quanh của con.

tre-cham-noi---6-nguyen-nhan-bo-me-can-biet-cang-som-cang-tot_4 

Công nghệ phát triển là con dao hai lưỡi trong quá trình nuôi dạy con trẻ

>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đứcicon_car_2

1.3. Bố mẹ không thường xuyên giao tiếp với con

Bất kỳ kỹ năng nào, muốn trở nên thuần thục cũng đều cần trải qua sự rèn luyện. Dĩ nhiên, nếu muốn con giao tiếp tốt, bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong thế giới của trẻ.

Khi bố mẹ tạo được cho con “môi trường” để học hỏi và rèn luyện, bé sẽ trở nên tự tin và mạnh dạn hơn. Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ quá bao bọc con, hoặc ít thời gian trò chuyện cùng con khiến việc làm quen với ngôn ngữ đối với trẻ như một thử thách.

1.4. Trẻ chậm nói do tự kỷ

Tự kỷ là một dạng rối loạn thần kinh thường gặp ở trẻ nhỏ, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Chứng bệnh này gây tình trạng chậm nói ở trẻ, hiếm khi bày tỏ quan điểm của mình.

Việc can thiệp điều trị trẻ bị tự kỷ sẽ khó khăn hơn so với những trường hợp khác. Ngoài những rắc rối về ngôn ngữ, đôi lúc trẻ tự kỷ còn biểu hiện hành vi tiêu cực, tự làm tổn thương mình và mọi người xung quanh.

tre-cham-noi---6-nguyen-nhan-bo-me-can-biet-cang-som-cang-tot_5 

Tự kỷ có thể chữa khỏi khi được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Organic Số 3 -  Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng  icon_car_2

1.5. Trẻ bị mắc bệnh bại não

Bộ não của con người chịu trách nhiệm truyền tải thông điệp, suy nghĩ, lời nói và hành động. Vì vậy, khi cơ quan này bị tổn thương, mọi chức năng của cơ thể đều gặp rắc rối. Không ngoại trừ bộ não. Dấu hiệu trẻ chậm nói có thể liên quan tới bộ não. Tình trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng học tập, ghi nhớ và những kỹ năng khác.

Bại não có thể do bẩm sinh hoặc do quá trình mang thai, mẹ bầu ăn uống không đủ chất hoặc có những thói quen gây hại tới thai nhi.

1.6. Bé chậm nói do yếu tố tâm lý

Trong quá trình phát triển của trẻ, nếu không khí gia đình liên tục gặp bất đồng, cãi vã cũng làm ảnh hưởng tâm lý con trẻ.

Những cú shock tâm lý khiến trẻ có xu hướng thu mình, tự ti, ngại giao tiếp với mọi người. Từ đó hạn chế khả năng phát triển ngôn ngữ và những kỹ năng quan trọng khác.

tre-cham-noi---6-nguyen-nhan-bo-me-can-biet-cang-som-cang-tot_6 

Bố mẹ nên cởi mở hơn khi trò chuyện cùng con

2. Trẻ chậm nói phải làm sao? Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả nhất

Trẻ chậm nói phải làm sao, có phương pháp giải quyết hiệu quả không? Khi xác định được nguyên nhân khiến trẻ nói chậm hơn so với giai đoạn phát triển, bố mẹ dễ tìm ra hướng giải quyết hiệu quả hơn.

2.1. Không bắt chước cách nói của trẻ

Trẻ nhỏ thường phát âm không chuẩn, nói ngọng. Vì vậy khi trò chuyện với con, bố mẹ không nên bắt chước cách nói của trẻ, lâu dần hình thành thói quen khó sửa.

2.2. Giao tiếp ở vị trí ngang tầm mắt với trẻ

Khi giao tiếp với trẻ, đừng quên giao tiếp bằng mắt với con. Điều này giúp tăng cao tương tác mắt, tạo chiều sâu trong quá trình giao tiếp. Điều này giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu được hoạt động giao tiếp, tạo nên những phản ứng tích cực trong quá trình kết nối với mọi người.

tre-cham-noi---6-nguyen-nhan-bo-me-can-biet-cang-som-cang-tot_7 

Giao tiếp ngôn ngữ và cơ thể, ánh mắt để tăng hiệu quả trò chuyện, tạo thói quen tốt cho trẻ sau này

2.3. Nói chậm rãi và rõ ràng

Cho tới khi ngôn ngữ của con đã thực sự hoàn thiện, môi trường sống quyết định rất lớn tới thói quen của trẻ. Do vậy, bố mẹ nên giữ thói quen nói chuyện thật chậm rãi, dễ hiểu và dạy từng âm để trẻ nghe hiểu. Trong một câu nên nói ngắt nghỉ đúng nhịp để con hiểu yêu cầu và phản ứng tốt khi giao tiếp.

>>> Xem thêm: Cách Pha Sữa Aptamil Anh Sao Cho Đúng Chuẩnicon_car_2

2.4. Kích thích bé chậm nói bằng thẻ học

Đây là phương pháp dạy trẻ chậm nói cực hữu ích, vừa giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp, vừa giúp bé tiếp thu kiến thức. Đồng thời tạo kết nối khăng khít giữa trẻ với bố mẹ.

Mẹ có thể dùng thẻ học có in hình các con vật, các loại quả, hoa,… vừa chỉ tay và đọc to để bé học theo. Màu sắc và ngữ điệu của bố mẹ sẽ kích thích mong muốn tìm tòi, học hỏi ở trẻ nhỏ.

2.5. Dạy con xử lý thông tin độc lập

Khi đưa ra bất kỳ yêu cầu nào với con, bố mẹ nên để trẻ có thời gian để xử lý thông tin. Chờ đợi phản ứng từ 5-10 giây, nếu trẻ chưa thực hiện được, hãy làm mẫu giúp trẻ. Sau đó lặp lại các tình huống khác nhau để trẻ thực hành.

tre-cham-noi---6-nguyen-nhan-bo-me-can-biet-cang-som-cang-tot_1 

Đẩy nhanh khả năng nói của bé bằng sự kết hợp rèn luyện và dinh dưỡng

2.6. Hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Việc cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều sẽ gây hại mắt, hạn chế khả năng giao tiếp khiến trẻ bị chậm nói. Bên cạnh đó, bạn có thể đọc truyện cho trẻ nghe. Hãy cố gắng dành thời gian để chơi cùng con, tăng khả năng giao tiếp và cải thiện chứng chậm nói một cách nhanh chóng hơn.

>>> Xem thêm: (Review) Đánh giá về sữa Aptamil số 1 của một số mẹ bỉm! icon_car_2

3. Trẻ chậm nói nên bổ sung gì?

Dinh dưỡng đầy đủ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bé. Nhất là trong quá trình mẹ bầu mang thai. Trong đó, axit folic là một hoạt chất ảnh hưởng tới khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Các thực phẩm giàu axit folic là bông cải xanh, bí đao, nấm.

Ngoài ra còn nên bổ sung các chất: Omega-3, vitamin A, protein. Bên cạnh đó, sữa là một thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời cho sự phát triển của con trẻ.

Bố mẹ có thể tham khảo dòng sữa Aptamil Anh (Aptamil Advanced) với bảng thành phần “vàng” sau: vitamin A, C, D, protein, khoáng chất, nucleotides, chuỗi axit béo LCPs (omega-3 và omega-6),…

Nhóm dưỡng chất có trong sữa Aptamil hỗ trợ tối đa sự phát triển trí não của bé. Bố mẹ có thể tham khảo dòng sữa số 1- 4 tương ứng với độ tuổi từ dưới 6 tháng đến 2 tuổi.

tre-cham-noi---6-nguyen-nhan-bo-me-can-biet-cang-som-cang-tot_2 

Thêm sữa Aptamil chính hãng vào giỏ hàng tại hệ thống phân phối Ecolife

Những giải đáp về nguyên nhân trẻ chậm nói và cách điều trị ở trên đã được chỉ ra ở nhiều nghiên cứu. Bên cạnh đó, bố mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để đem lại kết quả tốt nhất.

Đánh giá

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.