1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Trẻ nhỏ bị dị ứng da ngứa nổi mề đay do đâu? Cách xử lý thế nào?

Trẻ nhỏ bị dị ứng da ngứa nổi mề đay do đâu? Cách xử lý thế nào?

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Trẻ nhỏ bị dị ứng da ngứa nổi mề đay do đâu? Cách xử lý thế nào?gif5  

Trẻ nhỏ có làn da mỏng, nhạy cảm nên các vấn đề về da cũng rất thường gặp. Trong đó, dị ứng là một biểu hiện phổ biến có thể xuất phát từ một bệnh lý hoặc phản ứng tạm thời liên quan tới chế độ ăn, môi trường sống,... Để hiểu cụ thể hơn về tình trạng trẻ bị dị ứng da, mẹ tham khảo chia sẻ dưới đây nhé!

tre-nho-bi-di-ung-da-noi-me-day-do-dau-cach-xu-ly-the-nao_2 

Tình trạng mẩn đỏ có thể khiến bé bị đau và khó chịu

1. Trẻ bị nổi mề đay là gì?

Nổi mề đay là một triệu chứng viêm da xuất hiện do sự tác động của histamin, xảy ra ở mọi lứa tuổi và đặc biệt là ở trẻ em. Tình trạng nổi mề đay xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng thuốc, dị ứng thực phẩm hay một số bệnh lý dị ứng khác,... Cơ chế chung của tình trạng da nổi mề đay là do quá trình sản sinh ra histamin được kích hoạt.

2. Nguyên nhân trẻ bị dị ứng nổi mề đay?

  • Dị ứng thực phẩm: trẻ có thể bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó như cua, tôm, (hải sản nói chung dễ gây dị ứng hơn các loại thực phẩm khác),…
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết thất thường từ nóng sang lạnh cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị mề đay. Điều này lý giải vì sao thời điểm giao mùa thu đông là giai đoạn rất nhiều người bị dị ứng thời tiết.
  • Sử dụng thuốc tây dài ngày: Nếu bé phải điều trị bệnh với một số loại thuốc tây thuộc nhóm penicillin hoặc thuốc giảm đau trong thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn tới dị ứng nổi mề đay. 
  • Nhiễm trùng cấp: Viêm amidan, viêm họng, cảm lạnh,… là một số bệnh nhiễm trùng cấp không chỉ khiến bé sốt cao mà còn gây kích ứng da như mề đay. 
  • Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Môi trường xung quanh cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng da nổi mẩn đỏ. Ví dụ như lông động vật, bụi bẩn, khói bụi, phấn hoa,…
  • Dị ứng do côn trùng đốt: Nếu côn trùng đốt, bé sẽ dị ứng nổi mẩn ngứa, sưng tấy, đau rát. Nếu nặng hơn, bé sẽ bị nôn mửa, khó thở, mạch đập nhanh,… Không xử lý kịp thời, bé sẽ quấy khóc, người mỏi mệt, khó chịu và nguy hiểm tới tính mạng nếu côn trùng có độc. 

tre-nho-bi-di-ung-da-noi-me-day-do-dau-cach-xu-ly-the-nao_3 

Mẹ nên đảm bảo môi trường sống sạch sẽ để tránh côn trùng tấn công bé

>>> Xem thêm: Mẹo Vặt Cách Pha Sữa Aptamil Anh Đúng Chuẩn Cho Mẹ Bỉmicon_car_2

3. Cách xử lý khi bé bị dị ứng da

Da bị dị ứng ngứa phải làm sao? Đừng lo, trong các nguyên tắc điều trị nổi mề đay cho bé, điều đầu tiên mẹ cần làm là cần loại bỏ các yếu tố có thể gây kích ứng. Mỗi nguyên nhân dị ứng, mề đay sẽ tương đương với từng cách xử lý khác nhau. Nếu không có kinh nghiệm, mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được khám và kê thuốc.

Các loại thuốc thường được kê khi nổi mề đay là thuốc kháng histamin, corticosteroid hay các sản phẩm thuốc sinh học khác giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh. Ngoài sử dụng thuốc, mẹ có thể tham khảo thêm các phương pháp tự nhiên điều trị trẻ bị dị ứng da dưới đây:

  • Chườm đá lạnh

Sử dụng đá lạnh để chữa mẩn đỏ mề đay là cách áp dụng an toàn tiếp theo tại nhà cho bé. Mẹ cho đá vào túi vải kín và đặt lên vùng da nổi mẩn. Cách này không áp dụng cho làn da trẻ sơ sinh vì bé có thể bị phỏng lạnh nguy hiểm. Thực hiện chường lạnh 2 - 3 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 30 phút để cảm giác ngứa ngáy khó chịu nhanh chóng tan biến mất.

tre-nho-bi-di-ung-da-noi-me-day-do-dau-cach-xu-ly-the-nao_4 

Chườm nhẹ nhàng để tránh gia tăng tổn thương cho các vết mẩn đỏ

  • Sử dụng lá khế

- Cách 1: Tắm nước lá khế: Lấy một nắm lá khế tươi, rửa sạch rồi đun lấy nước tắm 2 ngày/lần.

- Cách 2: Đắp lá khế nóng lên da: Chọn lá khế tươi đã rửa sạch, để ráo nước rồi đem rang nóng. Sau đó bọc trong vải mỏng và đắp lên vùng da bị nổi mề đay.

  • Cách 3: Đắp lá khế với muối tinh: Giã nát lá khế tươi, thêm một chút muối tinh rồi trộn đều. Đắp hỗn hợp này lên da khoảng 15 phút, sau đó rửa lại với nước sạch.

tre-nho-bi-di-ung-da-noi-me-day-do-dau-cach-xu-ly-the-nao_5 

Sử dụng lá khế

  • Chữa mề đay mẩn ngứa bằng lá trà xanh (chè tươi)

Rửa sạch lá trà đem đun và lấy nước tắm mỗi ngày (có thể cho thêm vài hạt muối tinh).

  • Sử dụng lá trầu không

- Cách 1: Đun một nắm lá trầu tươi với nước, cho thêm 1 ít muối trắng và tắm với hỗn hợp nước này mà không cần pha loãng.

  • Cách 2: Ngâm lá trầu với nước muối pha loãng rồi để ráo nước. Sau đó giã nát rồi đắp lên vùng da nổi mề đay trong khoảng 30 phút cho tới khi lá khô thì bỏ đi và rửa sạch da lại với nước sạch.

tre-nho-bi-di-ung-da-noi-me-day-do-dau-cach-xu-ly-the-nao_6 

Ngâm lá trầu với nước muối pha loãng rồi để ráo nước

  • Cho bé mặc đồ rộng mát mẻ, thông thoáng

Chứng nổi mề đay ở trẻ em có thể khó kiểm soát hơn nếu nhiệt độ môi trường hoặc cơ thể ở mức cao. Cơn ngứa ngáy khó chịu càng trở nên rõ ràng hơn khi bé cảm thấy nóng. Vì vậy mẹ nên giữ nhiệt độ phòng ở mức mát mẻ, thoáng đãng để không khí lưu thông. 

Ngoài ra, mẹ nên cho bé mặc các bộ đồ rộng rãi và thoáng mát để hạn chế các nốt mề đay bị cọ xát lên vải.

>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đứcicon_car_2

  • Hạn chế dùng các loại mỹ phẩm và xà bông cho trẻ

Làn da khi nổi mẩn ngứa sẽ đặc biệt nhạy cảm và cần được chăm sóc đặc biệt. Một số phụ huynh có quan niệm sai về xà bông rằng tắm tạo bọt sẽ hỗ trợ điều trị nổi mề đay ở trẻ em. Tuy nhiên khi da bị dị ứng thì tốt nhất nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm. Nhìn chung, trong thời gian bé dị ứng da, mẹ nên loại bỏ mỹ phẩm và xà bông. Ưu tiên sử dụng nước sạch và massage nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương thêm cho làn da. Kết hợp uống sữa Aptamil được phân phối bởi EcoLife  giúp tăng đề kháng để bé không bị mệt sau mỗi lần quấy khóc do đau ngứa.

tre-nho-bi-di-ung-da-noi-me-day-do-dau-cach-xu-ly-the-nao_1 

Kết hợp uống sữa Aptamil tăng đề kháng cho bé

Trước khi áp dụng các cách trên, mẹ cần xác định nguyên nhân gây dị ứng cho bé bắt nguồn từ đâu. Nếu là do chế độ ăn thì cần rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo!

Đánh giá

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.