Xét nghiệm tiền sản giật: Mẹ bầu kiểm tra càng sớm càng tốt
Xét nghiệm tiền sản giật: Mẹ bầu kiểm tra càng sớm càng tốt
Xét nghiệm tiền sản giật cho mẹ bầu cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt để kịp thời phát hiện bất thường. Quy trình xét nghiệm bao gồm những gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.
1. Tại sao mẹ bầu nên làm xét nghiệm tiền sản giật?
1.1 Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là một trong những biến chứng thai kỳ nguy hiểm trong và sau quá trình mang thai, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Thông thường, các triệu chứng tiền sản giật khi mang bắt đầu sau khi thai được 34 tuần. Một số ít trường hợp mẹ bầu có thể mắc tiền sản giật sớm ở tuần thai thứ 20. Sau sinh, các triệu chứng tiền sản giật vẫn có thể xuất hiện trong từ 48 giờ đến 6 tuần. Đây gọi là tiền sản giật sau sinh.
Các triệu chứng tiền sản giật là có protein trong nước tiểu, huyết áp tăng, phù nề
Các triệu chứng tiền sản giật điển hình mẹ bầu nên lưu ý là có protein trong nước tiểu, huyết áp tăng, phù nề.
Ngoài ra, còn có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn ói, ít đi tiểu, đau bụng trên, chứng năng gan và thận bị suy giảm, lượng tiểu cầu giảm,... Thậm chí ở một số trường hợp, mẹ không xuất hiện triệu chứng nào.
>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đức
1.2 Tiền sản giật nguy hiểm như thế nào?
Đối với mẹ bầu:
- Hệ thần kinh trung ương có thể đối mặt với nguy cơ phù não, xuất huyết não, sản giật,...
- Ảnh hưởng đến thị lực và mắt với các bệnh chứng như phù võng mạc, thậm chí là mù.
- Các cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng nghiêm trọng như thận (suy thận cấp, hoại tử ống thận), gan (suy gan, vỡ gan,...) tim (suy tim cấp), phổi (phù phổi cấp), tuần hoàn máu (rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu,..).
- Nếu mắc tiền sản giật nặng, bệnh có thể tiến triển thành hội chứng HELLP nguy hiểm, đe dọa tính mạng mẹ bầu và thai nhi.
Ảnh hưởng đến thị lực và mắt với các bệnh chứng như phù võng mạc, thậm chí là mù
Đối với thai nhi:
- Thai nhi chậm phát triển.
- Thai chết lưu.
- Tiền sản giật nặng có thể gây ra sinh non.
- Tử vong chu sinh.
>>> Xem thêm: Cách Pha Sữa Aptamil Anh Sao Cho Đúng Chuẩn
1.3 Khi nào thì mẹ bầu cần thực hiện xét nghiệm tiền sản giật?
Tiền sản giật có thể xảy ra ở bất kỳ người phụ nữ mang thai nào từ tuần thứ 20. Do đó, mẹ bầu khi mang thai cần được khám sàng lọc tiền sản giật. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thuộc một hoặc nhiều trường hợp sau đây, hãy đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt để phát hiện bệnh và điều trị tiền sản giật kịp thời.
- Độ tuổi mang thai quá sớm hoặc quá muộn: Dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi.
- Rối loạn thận, rối loạn tự miễn dịch.
- Đã từng mắc tiền sản giật trong lần mang thai trước hoặc gia đình có người từng bị tiền sản giật khi mang thai cũng có nguy cơ cao.
- Mắc các bệnh trước và trong quá trình mang thai như tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường,...
- Mẹ bầu mang đa thai.
>>> Xem thêm: (Review) Đánh giá về sữa Aptamil số 1 của một số mẹ bỉm!
2. Quy trình xét nghiệm tiền sản giật
Xét nghiệm tiền sản giật có độ chính xác khoảng 90%. 10% còn lại có khả năng là dương tính giả. Nếu kết quả là nguy cơ cao, mẹ bầu sẽ được bác sĩ theo dõi và có phác đồ điều trị, can thiệp kịp thời. Mẹ bầu cần phải thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng để có thể phòng ngừa tiền sản giật tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm.
Xét nghiệm tiền sản giật thuộc loại xét nghiệm không xâm lấn
Xét nghiệm tiền sản giật thuộc loại xét nghiệm không xâm lấn. Mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm bởi không lo ảnh hướng đến cơ thể mẹ bầu và thai nhi. Chi tiết quy trình thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiền sản giật bao gồm các bước sau:
2.1 Thu thập thông tin
Mẹ bầu đến các bệnh viện phụ sản uy tín để đăng ký khám sàng lọc. Bác sĩ sẽ hỏi để tìm hiểu về tình trạng sức khỏe, bệnh nền nếu có, tiền sử bệnh của bản thân và gia đình.
- Sữa Aptamil Anh Số 1 (Aptamil Advanced) 800g - Sản Phẩm Nhập Khẩu Chính Ngạch
- Sữa Aptamil Anh Số 2 (Aptamil advance) 800g - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
- Sữa Aptamil Anh Số 3 (Aptamil Advanced) 800g - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
2.2 Xét nghiệm máu
Từ kết quả xét nghiệm máu có thể đánh giá được nhiều tình trạng cơ thể mẹ bầu. Ví dụ như chức năng hoạt động của gan và thận. Các chỉ số có thể chỉ ra mẹ có đang có dấu hiệu của tiền sản giật là:
- Nồng độ PLGF (proangiogenic protein): Đây là chất do nhau thai tiết ra, có liên quan tới điều hòa sự phát triển của hệ thống mạch máu trong bánh nhau trong suốt thai kỳ. Nếu chỉ số này quá thấp hoặc liên tục sụt giảm thì mẹ đang có nguy cơ bị tiền sản giật.
- Số lượng tiểu cầu: Mẹ sẽ được chẩn đoán là có nguy cơ mắc tiền sản giật khi chỉ số này giảm.
- Nồng độ acid uric: Chỉ số này thể hiện khả năng thải độc của gan. Nếu tăng thì đây là dấu hiệu tiền sản giật.
Kết quả xét nghiệm máu có thể đánh giá được nhiều tình trạng cơ thể mẹ bầu
2.3 Đo huyết áp động mạch trung bình
Một bước trong quy trình xét nghiệm sàng lọc là xem chỉ số huyết áp động mạch trung bình, cho biết sự lưu thông máu trong cơ thể. Ở người bình thường, chỉ số huyết áp này nằm trong khoảng 70 - 95mmHg.
>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Lactose Free Anh 400g From Birth - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
2.4 Siêu âm bụng
Siêu âm bụng là bước không thể thiếu trong việc khám thai định kỳ và bất kỳ quy trình kiểm tra sức khỏe thai kỳ nào. Bác sĩ có thể đánh giá được sự phát triển của thai nhi, lượng nước ối và đặc biệt là đo được trở kháng động mạch tử cung. Đây là bộ phận đóng vai trò trao đổi oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi. Mẹ bầu sẽ được chẩn đoán có nguy cơ cao bị tiền sản giật nếu chỉ số này tăng.
Siêu âm bụng là bước không thể thiếu trong việc khám thai định kỳ và bất kỳ quy trình kiểm tra sức khỏe thai kỳ
2.5 Xét nghiệm nước tiểu
Các triệu chứng và biến chứng của tiền sản giật đều liên quan đến thận. Xét nghiệm nước tiểu có thể biết được tình trạng hiện tại của thận.
>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Organic Số 3 - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
Bình luận Facebook