4 triệu chứng mang thai dễ nhận biết nhất - Chính xác 90%
4 triệu chứng mang thai dễ nhận biết nhất - Chính xác 90%
Không cần dùng que thử thai hay đi xét nghiệm, chúng ta vẫn có thể tự nhận biết được các dấu hiệu của mang thai tuần đầu sau khi quan hệ với độ chính xác lên đến 90%.
1. Các biểu hiện mang thai phụ nữ nên biết
Các cô gái nên nhận biết sớm các biểu hiện mang thai để có thể chăm sóc cơ thể một cách tốt nhất. Từ những tháng đầu thai kỳ, cơ thể đã phát ra những tín hiệu đặc biệt để nhắc nhở bạn đang mang trong mình một sinh linh nhỏ bé.
Có thể bạn không tin nhưng chúng ta có thể tự nhận biết các biểu hiện mang thai tại nhà
Vậy những tín hiệu đó là gì? Cùng điểm qua 4 dấu hiệu của mang thai cực chuẩn và chính xác sau đây nhé.
- Thay đổi ở vùng ngực: Vùng ngực bắt đầu thay đổi hình dáng và kích cỡ với những biểu hiện như sưng, đau, núm vú trở nên sẫm màu và nhô ra, quầng vú trở nên lớn hơn.
- Buồn nôn: Chắc hẳn đây là triệu chứng mang thai thường gặp và phổ biến nhất mà ai cũng biết. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu rất dễ buồn nôn nếu ngửi, hoặc ăn những món ăn có mùi lạ.
Buồn nôn hay còn gọi là ốm nghén là một trong những dấu hiệu của mang thai rõ ràng nhất
- Chảy máu âm đạo: Khoảng 25-30% phụ nữ mang thai sẽ bị chảy máu trong những ngày đầu của thai kỳ do trứng được thụ tinh sẽ cấy sâu hơn vào niêm mạc tử cung dày.
Chảy máu do mang thai sẽ có màu nâu hoặc hồng nhạt, máu trong kỳ kinh có màu đỏ sậm hoặc đỏ tươi. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai loại máu này nên hãy quan sát kỹ màu sắc máu và lượng máu nữa nhé.
Lưu ý, chảy máu âm đạo thường chỉ diễn ra khi mang thai tuần đầu, nếu thai phụ ra máu và kéo dài trong nhiều ngày liền mà máu ra ít, có màu nâu, đen, hãy đến ngay bác sĩ khám xem có phải đó là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung không.
- Thay đổi khẩu vị: Phụ nữ mang thai có hormone hCG tăng cao trong thời kỳ đầu kích thích bạn thèm ăn những món bạn không thích trước đó, bạn sẽ đột nhiên không thích món mình hay ăn và đột nhiên thèm món gì đó lạ hơn. Đột nhiên thích ăn ngọt, cay, chua cũng là một ví dụ điển hình cho việc thay đổi khẩu vị.
Thay đổi khẩu vị khi mang thai cũng là một trong những dấu hiệu cần lưu ý
Xem thêm: Các dấu hiệu có thai mà bạn có thể tự kiểm tra
2. Những điều phải đặc biệt lưu ý khi mang thai để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé
Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải nuôi một lúc cả mẹ và thai nhi còn đang trong giai đoạn thành hình trong bụng nên sức đề kháng thường giảm sút, dễ mệt mỏi hơn, tâm lý cũng thay đổi thất thường. Do vậy, trong thời gian này, bản thân mẹ bầu và những người xung quanh luôn phải chăm sóc thai phụ cẩn thận nhất bằng các biện pháp sau đây.
2.1 Khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ trong suốt thời gian mang thai là một việc hết sức cần thiết để đảm bảo luôn theo sát việc thai phát triển bình thường và phát hiện sớm những vấn đề bất ngờ xảy ra (nếu có) để có thể kịp thời giải quyết.
Để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé, nên khám thai định kỳ trong suốt thời gian mang thai
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ có cách tính ngày mang thai chính xác, từ đó suy ra tuổi thai nhi và tư vấn những khoảng thời gian quan trọng để khám thai cho sản phụ.
Các bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho mẹ bầu những điều nên và không nên làm khi mang thai
Vì vậy, các mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ 1 lần 1 tháng. Ngoài ra, những mốc thời gian quan trọng mà mẹ nên nhớ và đi khám đúng hẹn là:
- Tuần 11 - 14: Kiểm tra sự phát triển của thai nhi, đo chỉ số độ mờ da gáy để phát hiện sớm bệnh Down.
- Tuần 21 - 24: Kiểm tra khuyết tật bẩm sinh, những bất thường ở các bộ phận trong cơ thể thai nhi.
- Tuần 30 - 32: Kiểm tra những dị tật xuất hiện muộn ở thai nhi, xác định tình trạng dây rốn, vị trí nhau thai, nước ối để tư vấn về lúc sinh cho mẹ.
2.2 Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ phải nuôi thêm cả con nên ngoài việc phải khám thai định kỳ thì chế độ dinh dưỡng lúc này cũng hết sức quan trọng. Các bữa ăn hàng ngày của mẹ bầu luôn phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng để sức khỏe của mẹ và bé có thể phát triển một cách tốt nhất.
Chế độ ăn uống của mẹ khi mang thai bổ sung đầy đủ dưỡng chất thì con sinh ra cũng sẽ khoẻ mạnh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên ăn đủ 3 bữa chính và nhiều bữa phụ. Trong các bữa ăn phải đảm bảo có đủ các nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và các khoáng chất, chất xơ từ rau củ, trái cây. Song song với đó, cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Ngoài ra, mẹ cần tránh những chất kích thích và những loại thức ăn không lành mạnh như các món không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ sống, đồ tái, chưa được nấu chín,...
Trong thời gian đầu khi mới mang thai, mẹ bầu cũng có thể xuất hiện tình trạng ốm nghén. Tình trạng này sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Tuy vậy, mẹ không nên vì thế mà bỏ ăn, thay vào đó, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày nhưng vẫn đảm bảo lượng chất cần thiết, bổ sung nước thường xuyên và uống từng ngụm một để giúp ngăn ngừa cảm giác buồn nôn.
2.3 Tiêm phòng trước khi mang thai
Tiêm phòng trước khi mang thai cũng là một điều hết sức cần thiết
Tiêm phòng là cách phòng bệnh tốt nhất cho mẹ và bé, ngăn ngừa những bệnh có khả năng lây từ mẹ sang con. Với từng giai đoạn của thai kỳ, thai phụ sẽ được bác sĩ sản khoa tư vấn từng loại vắc xin phù hợp mà không gây hại cho thai nhi.
3. Vậy nếu biến chứng thai kỳ xảy ra? Triệu chứng và cách xử lý?
Biến chứng thai kỳ gây ra những ảnh hưởng xấu cho cơ thể người mẹ và thai nhi, đây là điều không ai mong muốn xảy ra. Thông thường, đa số những mẹ bầu sẽ trải qua quá trình mang thai yên bình mà không gặp tai biến gì đáng kể, thế nhưng không phải ai cũng được may mắn như vậy.
Do đó, việc hiểu biết về các biến chứng để có thể đề phòng và xử lý kịp thời, đúng cách sẽ giúp ích rất nhiều trong những trường hợp bất ngờ xảy đến. Những biến chứng nguy hiểm có thể kể đến là tiểu đường thai kỳ, nhau thai bám thấp, tiền sản giật,...
Biến chứng tiền sản giật vô cùng nguy hiểm khi mang thai mẹ cần lưu ý
Những triệu chứng nguy hiểm báo hiệu những biến chứng trên cần chú ý là đau bụng ở những mức độ khác nhau trong thời gian dài, vị trí đau ở giữa hoặc trên bụng, đi kèm cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
Với đau bụng dưới ở một hoặc hai bên có thể là dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung, sinh non,... Tay chân sưng phù, thị lực trở nên kém, buồn nôn, đau đầu đột ngột cảnh báo xảy ra tiền sản giật.
Mẹ có thể tham khảo thêm Top 3 điều cần lưu ý khi mang bầu
Mang thai chưa bao giờ là dễ dàng, nó là cả một quá trình gian nan đòi hỏi rất nhiều sự hi sinh to lớn của người làm mẹ, Nhưng mẹ đừng lo, Ecolife sẽ luôn đồng hành cùng bố mẹ trên con đường mang đến những thiên thần bé nhỏ cho cuộc đời này. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay vấn đề nào cần giải đáp và tư vấn, hãy để lại số điện thoại dưới khung HỖ TRỢ nhé. Chúc các em bé khỏe mạnh ra đời, chúc các mẹ bầu vượt cạn bình an!
Bình luận Facebook