1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Bữa ăn phụ có quan trọng với trẻ nhỏ không?

Bữa ăn phụ có quan trọng với trẻ nhỏ không?

Kết quả 5.0/5 (2 đánh giá)

Bữa ăn phụ có quan trọng với trẻ nhỏ không?

Đối với những trẻ em biếng ăn, phớt lờ những bữa chính khiến mẹ lo lắng về dinh dưỡng cho con. Nhưng làm thế nào bồi dưỡng cho con để con đủ chất? Đó là thay thế những bữa chính thành nhiều bữa phụ, tuy nói là bữa phụ nhưng nó vẫn quan trọng không kém

bữa ăn phụ quan trọng như thế nào

1. Bữa ăn phụ quan trọng như thế nào?

Trẻ sơ sinh cần bú sữa từ 7-15 lần mỗi ngày tùy theo nhu cầu của trẻ. Khi trẻ đến giai đoạn từ 4 - 6 tháng tuổi thì mẹ bắt đầu cho bé tập ăn dặm. Nhưng lúc này sữa vẫn là thức ăn chủ yếu, những bữa ăn dặm được xem là ăn thêm, dần đà sẽ cho bé ăn số lượng nhiều thay cho lượng sữa.

Khoảng 1 tuổi trở lên thì cơm và cháo sẽ được chia làm 3 bữa chính. Nhưng đối với những bé kém ăn thì sẽ ăn ít. Nên mẹ cần cho bé ăn dặm thêm bữa ăn phụ vd như: váng sữa, sữa chua, ngũ cốc, bánh trái cây….)

bữa ăn phụ quan trọng như thế nào

Thức ăn chính của bé chủ yếu là sữa và đồ ăn lỏng, loãng ít năng lượng, nên mau tiêu hóa, nhanh đói… nên các mẹ phải cung cấp thức ăn thành nhiều bữa phụ trong ngày, kể cả ban đêm.

 Tuy nhiên mẹ không nhất thiết cứ phải bắt buộc bắt bé thức dậy đúng giờ để ăn nếu tổng lượng thức ăn đã đủ cho nhu cầu của trẻ. Trẻ thường sẽ đói tự thức dậy và đòi ăn, thức ăn đêm thường là sữa để trẻ có thể nhanh chóng ngủ trở lại vì giấc ngủ ban đêm rất quan trọng cho việc phát triển toàn diện của con

Tuy nhiên bữa ăn phụ không chỉ là ly nước trái cây, 1 cái bánh ăn dặm, kẹo là được, vì sẽ không cung cấp đủ lượng và chất cần thiết cho trẻ. Những món ăn phụ này nên ăn sau bữa ăn chính như là món tráng miệng, không nên cho bé ăn rải rác suốt ngày sẽ làm bé bị "đầy hơi, no ngang", khiến bé không ăn đủ khẩu phần chính cần thiết.

 2. Phân chia thời gian và thức ăn phụ ra sao

bữa ăn phụ quan trọng như thế nào

Sau 30 phút khi con thức dậy mẹ có thể cho bé ăn bữa ăn đầu tiên, có thể là một bữa ăn nhẹ như: súp, cháo, bún... hay một cốc sữa. Khoảng 1 tiếng sau đó mẹ nên cho bé ăn dặm bữa phụ như trái cây, váng sữa hoặc sữa chua. Tiếp đó 2-3 tiếng sau mẹ cho bé ăn bữa chính lần nữa. Và tiếp tục như thế với bữa tối.

Ví dụ: sáng ăn súp thì “ăn phụ giữa giờ” buổi sáng là sữa chua, rồi trưa ăn cơm, ngủ trưa dậy cho ăn phụ như váng sữa hoặc sữa, bữa tối ăn cơm hoặc cháo và trước khi ngủ phải uống sữa trở lại lần nữa… Thường thì một bữa ăn chính lâu tiêu hóa hơn, khoảng 3 tiếng sau mới tiêu hết, với sữa và một số đồ ăn thêm làm từ sữa thì nhanh hơn, khoảng 2 - 2,5 giờ tùy từng bé.

3. Những lưu ý khi cho trẻ ăn bữa phụ

bữa ăn phụ quan trọng như thế nào

Tuy nhiên, trong dạ dày của trẻ thường không bao giờ tiêu hao hết tất cả các thức ăn nên khi đến bữa ăn kế tiếp trẻ vẫn bị nôn ói ra một ít thức ăn cũ của bữa trước, không nên ép bé ăn quá nhiều, và thời gian ăn gần nhau.

Nên từ bỏ ý nghĩ bữa ăn phụ của trẻ chỉ là cục kẹo mút, cái bánh quy, quả nho là được vì sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Những món dùng để ăn phụ nên cho ăn ngay sau bữa ăn đặc tầm 30 phút, không nên cho bé ăn suốt ngày sẽ làm bé bị no dẫn đến chuyện không ăn bữa chính cần thiết. 

Nếu thấy con em mình tăng cân nặng và chiều cao đều theo đúng yêu cầu trên biểu đồ tăng trưởng chứng tỏ thức ăn cho bé ăn từng ngày là chuẩn

Đối với bé nhỏ, thức ăn tổng trong ngày mới là quan trọng, nên vì thế bữa sáng ăn món không hợp khẩu vị lắm, trẻ có thể ăn ít thậm chí không ăn, nhưng mẹ vẫn có thể cho trẻ ăn hoặc uống bù thêm vào bữa trưa cũng được, không nên ép bé ăn hết suất, đầy đủ hết phần ăn bữa đó vì làm thế bé sẽ nôn ói và gây ra sợ ăn và chán ăn.

4. Chia sẻ cho các mẹ biết thêm về chế độ ăn cho bé

bữa ăn phụ quan trọng như thế nào

  • Trẻ sơ sinh ( từ 0 - 3 tháng): Bú sữa mẹ (ngày 9 – 15 lần trong ngày).
  • Trẻ 4 – 6 tháng:  đến thời kỳ ăn dặm : bột ăn dặm 1 lần, bú mẹ hoặc sữa bột 6 - 8 lần trong ngày
  • Trẻ 6 - 8 tháng: 1 chén bột hoặc cháo loãng, ngày 2 bữa. Sữa bột (120ml – 140ml), ngày 5 lần.
  • Trẻ 9 – 12 tháng: 1 chén bột hoặc cháo loãng, ngày 3 bữa. Sữa bột (120ml – 150ml), ngày 5 lần.
  • Trẻ 13 – 24 tháng: 1 chén cháo đặc hoặc cơm nát, ngày 3 bữa. Sữa bột (200ml), ngày 3 – 4 lần.
  • Trẻ 24 – 30 tháng: Sáng: bún, cháo, hoặc ngũ cốc. Trưa: Cơm: 1/2 chén. Tối: Cơm ½ chén. Sữa (200ml), ngày 3 lần. Bữa phụ: váng sữa, sữa chua.... Sau bữa chính tầm 30 phút

Có thể mẹ quan tâm: 

Cách làm sữa chua cho bé tại nhà thơm ngon

Bí quyết làm váng sữa cho bé an toàn sạch sẽ tại nhà

 

Đánh giá

Kết quả 5.0/5 (2 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.