Cảnh báo: Mẹ bầu thiếu canxi có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi
Cảnh báo: Mẹ bầu thiếu canxi có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi
Canxi là một chất rất quan trọng trong quá trình mang thai. Mẹ bầu thiếu canxi có thể gặp nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng. Vậy thiếu canxi gây ra những bệnh gì? Triệu chứng thiếu canxi có gây khó thở không? Phải làm sao để biết mẹ bầu thiếu canxi và cách bổ sung như thế nào? Tất cả đều có trong bài viết sau.
Phải làm sao để biết mẹ bầu thiếu canxi và cách bổ sung như thế nào?
1. Mẹ bầu thiếu canxi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Canxi là một khoáng chất thiết yếu với cơ thể. Đóng vai trò chính trong việc hình thành lên khung xương và răng chắc khỏe, tham gia vào quá trình chống đông máu. Chất này còn đặc biệt cần thiết và quan trọng ở phụ nữ mang thai. Canxi có nhiều vai trò và công dụng đến thai nhi và người mẹ.
- Giúp hình thành khung xương của thai nhi một cách chắc chắn và khỏe mạnh. Điều hòa quá trình đông máu.
- Bảo vệ hệ xương của mẹ. Duy trì hệ tim mạch và các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể vận hành ổn định,
- Thành phần quan trọng giúp cơ thể mẹ tiết nhiều sữa sau khi sinh.
- Đủ lượng canxi cần thiết sẽ góp phần làm giảm nguy cơ tiền sản giật, ngăn ngừa cao huyết áp ở thai phụ.
Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ canxi cho thai nhi khoẻ mạnh và giảm các loại bệnh
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu sẽ phải tiêu thụ một lượng rất lớn canxi. Khi không được bổ sung đầy đủ và kịp thời, sẽ gây ra tình trạng mẹ bầu thiếu canxi. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả sức khỏe người mẹ và quá trình hình thành của thai nhi trong bụng cũng như các vấn đề khi chào đời.
>>> Kiến thức chăm sóc mẹ bầu từ A->Z
- Trẻ sinh ra từ người mẹ bị thiếu canxi có thể bị còi xương, gặp phải các dị hình, dị tật ở xương.
- Sau này trẻ có thể mọc răng chậm hơn bình thường, răng yếu, dễ sâu và mẻ.
- Có nguy cơ sinh non, thiếu tháng, bị suy dinh dưỡng từ lúc còn là bào thai.
- Xương yếu, chậm phát triển, chiều cao thấp, chậm phát triển so với các trẻ cùng lứa tuổi.
2. Dấu hiệu mẹ bầu thiếu canxi
Để xác định mẹ bầu có thật sự bị thiếu canxi hay không, cần phải thực hiện xét nghiệm nồng độ canxi trong máu có đạt chuẩn không. Khi có những triệu chứng thiếu canxi sau, mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.
Dấu hiệu mẹ bầu thiếu canxi thường là đau lưng, đau mỏi cơ
- Đau lưng, đau mỏi cơ, người mệt mỏi rã rời, hay buồn ngủ, không có năng lượng.
- Thường xuyên bị chuột rút, co cơ vào giữa đêm.
- Rối loạn nhịp tim do dẫn truyền tim không ổn định.
- Ra nhiều mồ hôi trộm,
- Móng tay và tóc mỏng hơn, dễ bị gãy, rụng.
- Bà bầu bị tê tay có phải thiếu canxi không? Có, tê tay chân, lòng bàn tay và bàn chân thường bị đau nhói, nóng ran lên chính là một triệu chứng thiếu canxi.
- Răng ố vàng, không còn chắc chắn, có thể bị lung lay, hỏng men răng, sâu răng. Dễ chảy máu nướu.
Nếu tình trạng thiếu canxi kéo dài không chấm dứt, mức canxi huyết hạ đến mức quá thấp sẽ làm tăng tần suất các cơn co giật, gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi.
3. Những cách bổ sung canxi cho bà bầu thiếu canxi
Cơ thể người mẹ cần một lượng lớn canxi. Nhu cầu về canxi này cũng sẽ tăng lên theo thời gian của tuổi thai. Càng về sau, mẹ càng cần nhiều canxi hơn. Cụ thể, trong 3 tháng đầu bà bầu sẽ cần 800mg, trong 3 tháng tiếp theo sẽ tăng lên 1000mg. Vào giai đoạn 3 tháng cuối, lượng canxi cần phải bổ sung là vào khoảng 1500mg để mẹ có sức khỏe tốt nhất.
Hướng dẫn chi tiết 4 kỹ năng cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh
Tuy nhiên, việc bổ sung nhiều canxi nên cần tham khảo sự cho phép và lời khuyên từ phía bác sĩ về liều lượng, cách dùng thích hợp. Phải xét nghiệm trước để khẳng định xem cơ thể mẹ bầu có thật sự thiếu canxi hay không. Vì nếu bổ sung nhiều hơn cần thiết, lượng canxi dư thừa có thể ảnh hướng đến các cơ quan khác như dạ dày, thận,...
3.1 Uống canxi
Phương pháp uống canxi nên được chỉ định từ các bác sĩ để có thể dùng sản phẩm thích hợp nhất, kèm theo liều lượng chi tiết và cách dùng riêng với từng mẹ bầu.
Phương pháp uống canxi nên được chỉ định từ các bác sĩ
Khi mẹ bầu uống canxi, cần lưu ý những điều sau:
- Uống theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý uống quá liều.
- Bổ sung thêm vitamin C để hấp thụ canxi dễ dàng hơn.
- Nếu bà bầu cần uống thêm viên sắt thì không nên uống hai loại cùng một lúc, nên uống cách nhau 2 tiếng.
- Không nên uống vào buổi tối. Nên uống sau khi ăn sáng 1 tiếng đồng hồ là tốt nhất.
- Nên uống canxi với nước ấm, nước lọc. Không nên uống với các loại nước có các thành phần như sô-cô-la, cacao hay trà xanh.
- Mẹ bầu có thể trạng bị béo phì, hay đang bị tiểu đường nên chọn sản phẩm canxi không chứa đường.
- Nếu mẹ bầu được chẩn đoán có nguy cơ tiền giật, cao huyết áp thì phải hạn chế loại canxi có muối natri.
3.2 Thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu
Bên cạnh uống thuốc, mẹ cũng có thể đảm bảo lượng canxi luôn ở mức cân bằng trong chế độ ăn hàng ngày. Sau đây là những thực phẩm nhiều canxi mà mẹ có thể ưu tiên dùng nhiều hơn trong mang bầu.
Những thực phẩm nhiều canxi mà mẹ có thể ưu tiên dùng nhiều hơn trong mang bầu
- Sữa: Sữa luôn là sản phẩm giàu nhiều canxi nhất, dù đó là sữa tươi hay các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai. Mẹ cũng có thể chọn sữa công thức dành riêng cho mẹ bầu để đảm bảo đầy đủ lượng canxi và các chất khác.
- Các loại thịt như thịt bò, gà, vịt.
- Trứng gia cầm như gà, vịt.
- Các loại thủy hải sản có vỏ cũng rất giàu canxi mà mẹ có thể ăn là tôm, cua, ốc, hến, nghêu,...
- Trái cây và rau củ quả cũng có thể cung cấp cho cơ thể một lượng canxi nhất định và kèm theo chất xơ và nhiều vitamin. Mẹ nên ăn nhiều chuối, cam quýt, kiwi,... Rau nhiều canxi thường có màu xanh như súp lơ xanh, rau mồng tơi, cải xoăn, rau bina,...
Để thai kỳ có thể diễn ra an toàn, bé yêu được sinh ra khỏe mạnh, mẹ phải thường xuyên đi khám thai ở những bệnh viện uy tín nhé! Việc này có thể giúp tìm ra được những sự thiếu hụt dinh dưỡng và kịp thời bổ sung.
Bình luận Facebook