1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Mách mẹ mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả

Mách mẹ mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Mách mẹ mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả gif5

Nôn trớ là biểu hiện khi thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Tình trạng này có thể khiến cơ thể của trẻ mệt mỏi. Vì vậy, mẹ đừng bỏ qua những cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân trẻ bị nôn trớ là gì?

Tình trạng buồn nôn, ọc sữa và thức ăn ở trẻ có hai dạng là lành tính (sinh lý) và do liên quan tới chế độ ăn uống. Dưới đây là những nguyên nhân trẻ bị nôn trớ phổ biến.

Bé buồn nôn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như phản ứng tự nhiên, chế độ dinh dưỡng, bệnh lý

1.1. Dạ dày - thực quản bị trào ngược

Buồn nôn ở trẻ nhỏ có thể do nguyên nhân bệnh lý thường gặp. Đó là hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản, xuất hiện khi cơ vòng thực quản đóng không kín. Vòng van giữa thực quản và dạ dày của trẻ không đủ mạnh để cản thức ăn trào từ dạ dày lên thực quản và đôi khi trào ra miệng.

Do dịch dạ dày là acid mà trong thực quản lại là kiềm nên tình trạng trào ngược sẽ có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Nếu mẹ không giải quyết nôn oẹ ở trẻ nhỏ đúng cách có thể dẫn tới:

  • Viêm thực quản;
  • Bỏng rát thực quản;
  • Trẻ sợ bú hoặc ăn;
  • Viêm phổi hít do dịch trào ngược lên miệng khi hít sặc vào phổi;
  • Cơ thể bị tím tái do ọc sữa;
  • Ngưng thở do dịch dạ dày kích thích dây thần kinh dọc theo thực quản làm ức chế hô hấp.

Do đó nôn trớ rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nếu điều trị tốt, tình trạng này sẽ khỏi dứt điểm hoặc giảm dần các triệu chứng rồi biến mất khi bước vào giai đoạn ăn dặm với thức ăn đặc hơn.

mach-me-meo-dan-gian-chua-non-tro-o-tre-so-sinh-vo-cung-hieu-qua 

Trào ngược dạ dày có thể do tư thế sau ăn sai 

>>> Xem thêm: Mẹo Vặt Cách Pha Sữa Aptamil Anh Đúng Chuẩn Cho Mẹ Bỉm

1.2. Chứng hẹp môn vị

Một nguyên nhân tiếp theo là do chứng hẹp môn vị (hẹp phì đại môn vị), khá hiếm gặp nhưng vẫn có tỷ lệ nhỏ. Dạ dày và tá tràng (đoạn đầu của ruột non) nối liền qua một cơ vòng được gọi là môn vị. Khi cơ vòng bị dày lên sẽ khiến lòng môn vị sẽ hẹp lại, ngăn cản sự di chuyển thức ăn và dịch vị trong dạ dày xuống ruột. Thức ăn trong bộ máy tiêu hoá bị ứ tắc sẽ dội lại phía thực quản và gây ra nôn ói.

Đây là bệnh lý bẩm sinh bắt đầu vài tuần sau khi bé chào đời tới khi bé 4 tháng tuổi. Xuất hiện kèm theo các biểu hiện sau đây:

  • Nôn trớ liên tục không ngừng trong những tháng đầu sau sinh;
  • Nôn oẹ sau khi bú hoặc ăn;
  • Nôn vọt, trào mạnh ra ngoài miệng.

Bố mẹ nên liên hệ sớm với bác sĩ nếu con bị mắc chứng hẹp môn vị vì tình trạng này cần được xử lý bằng phẫu thuật. 

mach-me-meo-dan-gian-chua-non-tro-o-tre-so-sinh-vo-cung-hieu-qua_2 

Chứng hẹp môn vị không phổ biến nhưng vẫn có tỷ lệ mắc phải

1.3. Các bệnh lý khác

Nôn oẹ ở trẻ nhỏ cũng có thể do một số bệnh lý sau:

  • Đường tiêu hóa: Nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm trùng virus ở dạ dày, ngộ độc thức ăn, hoặc các rắc rối khác liên quan tới dạ dày, ruột.
  • Bệnh lý ngoại khoa: Tắc ruột, lồng ruột,…
  • Bệnh lý toàn thân: Viêm đường hô hấp, viêm màng não, viêm phổi hoặc phản ứng với đồ ăn, không dung nạp thực phẩm.

Nếu trẻ đã lớn hơn nhưng tình trạng nôn trớ vẫn kéo dài, hãy đưa con tới bác sĩ thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

*Lưu ý: Bố mẹ tuyệt đối không tự mua thuốc chống nôn cho trẻ, nhất là với các bé dưới 6 tháng tuổi!

mach-me-meo-dan-gian-chua-non-tro-o-tre-so-sinh-vo-cung-hieu-qua_3 

Không tự ý cho bé uống thuốc chống nôn tại nhà!

2. Trẻ bị nôn trớ nhiều có ảnh hưởng gì không?

Như đã nói ở trên, nôn trớ gây tác động tiêu cực tới sức khoẻ của trẻ. Nếu nôn oẹ chỉ là biểu hiện bất ngờ như một phản ứng tự nhiên thì không có gì đáng lo lắng. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài trong một thời gian sẽ khiến dạ dày bé bị tổn thương, dễ gây viêm. Nguy hiểm hơn có thể là xuất huyết dạ dày. Các bé thường xuyên buồn nôn còn sinh ra cảm giác sợ ăn do mệt mỏi, khó chịu. Nhất là sau mỗi lần nôn trớ. Cũng chính vì thế mà bé hay quấy khóc, khó ngủ, khó thở, tím tái khiến cả bé và mẹ đều mỏi mệt.

Nhiều bố mẹ cho rằng nôn trớ là hiện tượng thường gặp và sẽ tự biến mất nên thường có tâm lý chủ quan. Tuy nhiên, nôn nhiều cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó như dị tật ở đường tiêu hoá, hẹp tá tràng, hẹp thực quản. Nếu bé đang bú bình thường bỗng nhiên ói, khóc thét lên, ưỡn bụng và bụng phồng lên, rất có thể bé đã bị tắc ruột hay lồng ruột cần được cấp cứu. Do đó, bố mẹ cần sát xao hơn tới sức khoẻ con trẻ. Nhất là đối với trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày lại càng nguy hiểm. Như vậy, bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị nôn trớ nhiều?

>>>Xem thêm: Cách Xử Lý Khi Trẻ Bị Sặc Sữa Cha Mẹ Cần Phải Biết  icon_car_2 

3. Các mẹo chữa nôn trớ cho bé hiệu quả

Do cơ thể trẻ có đề kháng khá kém và nhạy cảm nên không phải lúc nào cũng có thể uống thuốc. Vì vậy mà các mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh trở thành chọn lựa an toàn và hiệu quả hơn bao giờ.

3.1. Mách mẹ 3 mẹo dân gian chữa nôn cho bé

+ Chữa nôn bằng gừng tươi: Gừng tươi đem rửa sạch, cạo vỏ và cắt thành lát mỏng. Bố mẹ ngậm từng lát gừng và hà hơi vào vùng cổ, ngực, bụng, rốn, lưng và gáy bé. Thực hiện cách này liên tục trong 3 ngày, mỗi lần làm 36 cái. Đối với những trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ, mẹ cũng có thể cho con uống nước gừng vì độ tuổi này, hệ tiêu hoá đã ổn định hơn so với trẻ sơ sinh.

+ Chữa nôn bằng nước gạo: Nước gạo đun sôi hoặc nước cháo loãng khá hữu ích khi trẻ bị nôn trớ. Cho trẻ uống nước gạo đun sôi, bạn sẽ thấy tình trạng buồn nôn được cải thiện đáng kể.

+ Chữa nôn cho bé bằng lá bạc hà: Đun sôi nước và thêm một thìa lá bạc hà khô trong nước trong 10 phút rồi lọc lấy nước. Cho trẻ uống 3 lần/ngày để giảm nôn.

mach-me-meo-dan-gian-chua-non-tro-o-tre-so-sinh-vo-cung-hieu-qua_4 

Trẻ sơ sinh cần được điều trị tình trạng nôn oẹ theo hướng dẫn của bác sĩ

>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đức icon_car_2

3.2. Cách giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ nhỏ

Để giảm thiểu tình trạng buồn nôn khi ăn ở trẻ em, bố mẹ nên:

  • Cho bé bú đúng cách;
  • Nới lỏng quần áo để hạn chế chèn ép lên thành bụng và dạ dày;
  • Khắc phục các nguyên nhân liên quan tới chế độ dinh dưỡng;
  • Giữ tư thế chuẩn sau ăn 15-20 phút. Khi bú hoặc ăn xong, mẹ nên bế cao đầu bé trong 15-20 phút và vỗ lưng cho ợ hơi, sau đó mới nằm nghiêng bên trái và kê gối cao hơn một lúc. Đừng quên vỗ lưng cho bé tới khi bé ợ lớn tiếng nhé!

mach-me-meo-dan-gian-chua-non-tro-o-tre-so-sinh-vo-cung-hieu-qua_5 

Theo dõi Ecolife để có thêm nhiều mẹo hay chăm bé nhé!

Sau khi đọc xong chia sẻ trên, chắc hẳn bố mẹ đã phần nào yên tâm và có kinh nghiệm hơn khi trẻ bị nôn sau ăn. Hãy theo dõi để xem tình trạng buồn nôn này diễn ra thường xuyên hay không nhé!

 

 

Đánh giá

Kết quả 0.0/5 (0 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.