Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa cha mẹ cần phải biết
Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa
cha mẹ cần phải biết
Trẻ bị sặc sữa là hiện tượng sữa chảy vào khí quản, đi vào phổi làm trẻ khó thở. Đây là một tai nạn rất dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu không xử lý kịp thời sẽ rất dễ gây ra các hậu quả đáng tiếc. Hãy cùng tìm hiểu về những dấu hiệu, cách xử lý, nguyên nhân và cách ngăn ngừa tình trạng này bố mẹ nhé!
1. Dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi
Dấu hiệu trẻ bị sặc sữa
Khi trẻ đang được cho bú sữa hoặc uống nước, cũng có thể là sau khi uống sữa xong mà đột nhiên có những biểu hiện sau thì rất có thể trẻ đang bị sặc:
- Ho mạnh, họ sặc sụa
- Đột nhiên khóc thét lên
- Trào sữa ra từ mũi, miệng, nôn
- Trẻ có dấu hiệu khó thở như thở khò khè, thở rít hoặc thở nhanh, nghẹt thở
- Trẻ khó chịu, hoảng loạn, da xanh tái
Nhiều ông bố bà mẹ bỉm sữa rất lo lắng, không biết trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhiều có sao không? Khi trẻ bị sặc sữa cần được sơ cứu và xử lý kịp thời. Nếu chậm trễ có thể sẽ gây ra những biến chứng về hô hấp vì trẻ bị ngạt khí lâu, nghiêm trọng có thể sẽ tử vong.
Xem thêm: Giới Thiệu Sữa Aptamil Anh Và 5 Mẹo Giúp Bé Ngủ Ngon Suốt Đêm!
2. Bé bị sặc sữa phải làm sao?
Khi trẻ có dấu hiệu bị sặc sữa, cha mẹ cần phải bình tĩnh để xử lý. Cách sơ cứu đơn giản đầu tiên và phải làm ngay lập tức là hút sữa ra ngoài, ngăn không cho sữa chảy vào khí quản. Có thể dùng dụng cụ, hoặc trực tiếp dùng miệng hút mạnh ở mũi, miệng của trẻ. Kích thích trẻ khóc để thở được dễ dàng.
Để xử lý trẻ bị sặc sữa đầu tiên cần ngăn không cho sữa chảy vào khí quản
Nếu trẻ vẫn tím tái, hãy chuyển qua dùng cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa như sau:
- Vỗ lưng cho trẻ: Đầu tiên, hãy tiến hành vỗ lưng để trẻ sữa chảy ra ngoài theo đường thở. Nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp. Dùng lòng bàn tay đỡ đầu trẻ hơi nghiêng mặt hướng xuống, thấp hơn cơ thể. Sau đó, vỗ liên tiếp 5 cái với lực mạnh vừa phải vào vùng giữa hai bả vai của trẻ.
Sau khi vỗ lưng, nhẹ nhàng lật trẻ lại để quan sát xem tình hình của trẻ đã đỡ chưa, trẻ đã tự thở lại được chưa. Nếu chưa, hãy chuyển qua ấn ngực cho trẻ.
- Ẩn ngực: Để trẻ nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ và ngón giữa ấn vào vùng dưới xương ức (cách dưới đường nối hai núm vú khoảng 1 đốt ngón tay). Ấn dứt khoát, lực vừa đủ 5 lần liên tiếp nhau, tiếp tục quan sát rồi lặp lại 6 lần như thế.
3. Những nguyên nhân làm tăng khả năng xảy ra tình trạng trẻ bị sặc sữa
Trẻ bị sặc sữa có thể bao gồm nhiều nguyên nhân từ phía trẻ và từ phía phụ huynh chăm sóc. Tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân đều thuộc về trách nhiệm của những người chăm sóc đã không theo dõi tình trạng của trẻ trong và sau khi bú.
- Để trẻ vừa bú vừa ngủ: Lúc này, sữa vẫn chảy trong miệng nhưng trẻ không hề nuốt sữa khi đang ngủ. Nếu vô tình trẻ ngáp, hít hơi thì sữa có thể chảy ngược lên mũi rồi đi vào đường thở.
Trẻ vừa bú vừa ngủ là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị sặc sữa
- Cho trẻ bú khi đang khóc, ho hoặc nô giỡn, chọc trẻ cười khi đang bú: Trẻ rất dễ xảy ra sặc vào những lúc này.
- Cho trẻ nằm ngay sau khi bú: Khi mới bú xong, nguy cơ trào ngược sữa xảy ra ở trẻ là rất cao. Với tư thế nằm thẳng, sữa sẽ dễ dàng đi vào khí quản và vào phổi, làm trẻ ho và khó thở.
- Ép trẻ uống sữa: Nhiều vị phụ huynh thấy trẻ không chịu uống nên có thể sẽ giận dữ, đổ sữa vào miệng trẻ để ép uống.
- Uống quá nhiều sữa cũng dễ gây trớ.
- Lỗ núm vú cao su quá to, sữa chảy quá nhiều làm trẻ không kịp nuốt.
- Trẻ nuốt nhiều không khí khi bú: Bình sữa không đủ dốc để chảy sữa liên tục, núm vú để quá xa, miệng trẻ ngậm không kín.
Xem thêm: Aptamil Anh Số 2 - Dòng Sữa Phát Triển Trí Nhớ Vượt Trội Cho Trẻ
4. Cách cho bé bú không bị sặc sữa
Để phòng ngừa xảy ra tình trạng trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi, trẻ sơ sinh bị sặc sữa thở khò khè, ba mẹ hãy lưu ý những điều sau khi cho trẻ bú, uống sữa.
- Không để bé vừa bú vừa ngủ.
- Không đùa giỡn, chọc trẻ cười khi trẻ đang bú.
- Nếu trẻ đang khóc, hoặc đang ho thì cũng nên dừng cho bú, đợi trẻ nín hoặc không ho tiếp nữa thì mới cho trẻ bú lại.
- Tư thế bú sữa của trẻ: Bế trẻ trong lòng, cơ thể bé hơi nghiêng khoảng 30 - 45 độ.
- Làm sạch đờm (khi trẻ bị bệnh, nếu có đờm) trước khi cho bú.
- Nếu sữa mẹ đang quá nhiều, hãy dùng hai ngón tay kẹp đầu vú để điều chỉnh lượng sữa, ngăn sữa chảy quá nhiều khi trẻ đang bú.
- Nếu trẻ bú bình, cần lưu ý khi chọn mua bình sữa. Hãy chọn loại có đầu lỗ ở núm cao su to ở mức trung bình. Núm cao su của bình sữa không nên quá to, như vậy sẽ dễ trào nhiều sữa mà trẻ không nuốt kịp.
- Khi giữ bình sữa cho trẻ, chọn độ nghiêng vừa phải, khoảng 45 độ sao cho sữa vừa ngập cổ bình để sữa chảy từ từ mà không nuốt phải không khí.
Giữ bình sữa cho trẻ ở độ nghiêng khoảng 45 độ
Khi trẻ bú xong, không nên đặt trẻ nằm xuống ngay. Thay vào đó, hãy bế trẻ lên theo chiều thẳng đứng hoặc bế hơi nghiêng trong vòng ít nhất 15 phút, kết hợp vỗ nhẹ lưng một chút để trẻ có thể ợ hơi.
Xem thêm: Cách Cho Trẻ Uống Thuốc Không Bị Nôn Dễ Dàng Và Hiệu Quả
Bình luận Facebook