1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn dễ dàng và hiệu quả

Cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn dễ dàng và hiệu quả

Kết quả 5.0/5 (5 đánh giá)

Cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn dễ dàng và hiệu quả gif5 

Hầu như đứa trẻ nào cũng ghét đắng và không thích uống thuốc. Mỗi lần cho trẻ uống thuốc có thể là một cuộc chiến với cha mẹ. Trẻ thường quấy khóc, giãy dụa, không chịu uống. Điều này có thể làm đổ thuốc, mất liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn. Tệ hơn là có thể làm trẻ bị sặc hoặc nôn, ói. Vì vậy, hãy theo dõi những cách cho trẻ uống thuốc đắng dễ dàng mà hiệu quả sau đây nhé!

cach-cho-tre-uong-thuoc-khong-bi-non-de-dang-va-hieu-qua 

Bé thường không thích uống thuốc đắng 

1. Cách cho trẻ uống thuốc bằng xi lanh

Đây là cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn và cũng là cách cho trẻ uống thuốc khi trẻ không chịu hiệu quả nhất. Cách này có thể áp dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tuổi.

Đầu tiên mẹ cần chuẩn bị thuốc với đúng liều lượng được chỉ định. Mẹ hãy đọc kỹ đơn thuốc mà bác sĩ đưa nhé. Với trẻ sơ sinh, đa số thuốc được cho sẽ ở dạng lỏng. Nhưng nếu có thuốc viên hoặc viên con nhộng, nên tán nhuyễn rồi hòa với nước đun sôi để nguội.

Xem thêm: 5 Dấu Hiệu Trẻ Thiếu Canxi Và Giải Pháp Sữa Aptamil Anh! gif2

Bế trẻ sơ sinh tư thế nằm nghiêng 45 độ trong lòng. Với trẻ lớn hơn, có thể để trẻ trong tư thế thẳng như ngồi hoặc bế đứng, hơi nghiêng vào lòng. Đưa đầu ống xi-lanh vào miệng và đẩy từ từ. Xịt thuốc hướng vào má trong, không nên xịt trực tiếp hoặc đưa sâu vào cổ họng vì có thể khiến trẻ sặc thuốc hoặc nôn khan. 

cach-cho-tre-uong-thuoc-khong-bi-non-de-dang-va-hieu-qua_2 

Cho trẻ uống thuốc bằng xi lanh

Sau khi cho trẻ uống thuốc xong, cha mẹ hãy nhớ rửa sạch xi lanh và giữ ở nơi khô ráo.

Ngoài dùng xi-lanh, mẹ bỉm cũng có thể sử dụng các dụng cụ khác:

  • Bình sữa giả: Đây là loại bình có núm vú giống bình sữa thông thường nhưng dung lượng nhỏ hơn.
  • Thìa uống thuốc: Loại thìa tích hợp ống đựng. Mẹ có thể đổ thuốc vào ống rồi đút cho trẻ uống.

2. Cách cho trẻ uống thuốc viên

Với những trẻ đã lớn hơn, khoảng từ 5 tuổi trở lên, mẹ có thể bắt đầu tập cho trẻ uống thuốc viên. Ban đầu có thể khó khăn do vị thuốc đắng hoặc bé không quen nuốt chửng. Nhưng những lưu ý sau đây có thể giúp bé làm quen tốt hơn.

Xem thêm: Trẻ Suy Dinh Dưỡng - Nguyên Nhân, Tác Hại Và Giải Pháp Mẹ Cần Biếtgif2

  • Nếu viên thuốc quá to hoặc quá dày, mẹ hãy bẻ nhỏ viên thuốc ra rồi mới cho bé uống nhé.
  • Chia nhỏ liều khi cho trẻ uống. Uống từng viên một, không nên uống nhiều viên một lúc.
  • Hướng dẫn đơn giản cách uống và nuốt thuốc cho trẻ.
  • Đặt thuốc vào sâu bên trong miệng để bớt cảm giác đắng. Cho trẻ uống nhiều nước ngay sau đó. 

cach-cho-tre-uong-thuoc-khong-bi-non-de-dang-va-hieu-qua_3 

Mẹ nên chia nhỏ liều lượng trước khi cho bé uống

3. Những mẹo hay khi cho trẻ uống thuốc cha mẹ cần nhớ

Sau đây là một vài thông tin giúp mẹ có thể cho trẻ uống thuốc an toàn, hiệu quả mà quá trình này sẽ được diễn ra dễ dàng hơn:

  • Khi pha thuốc hoặc cho trẻ uống thuốc, cha mẹ cần phải rửa tay thật sạch sẽ bằng xà phòng và tiệt trùng các dụng cụ uống thuốc (nếu có).
  • Nếu cần thiết phải pha thuốc, nên dùng nước đun sôi để nguội.
  • Cho trẻ uống thuốc đúng loại, đúng thời gian và đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự mua thuốc, tự gia giảm liều uống, sử dụng thuốc của trẻ khác dù có cùng bệnh hay không.

cach-cho-tre-uong-thuoc-khong-bi-non-de-dang-va-hieu-qua_4 

Không nên tự ý cho trẻ ngưng thuốc trước khi hỏi ý kiến bác sĩ

  • Khi trẻ đã đỡ bệnh, hoặc có dấu hiệu khỏi bệnh mà vẫn còn thuốc, đừng tự ý ngưng thuốc. Nên xin ý kiến bác sĩ nếu tình hình trẻ đã khá không muốn cho trẻ uống thêm.
  • Nhẹ nhàng động viên, dỗ dành trẻ để trẻ không sợ hãi. Trẻ đang ốm đã mệt nên quấy khóc, sợ thuốc cũng là chuyện thường, đừng nổi nóng mà quát mắng. Nếu trẻ không uống thì nên tìm cách khác, tuyệt đối không bóp mũi đổ thuốc vào miệng.
  • Có thể dùng đồ chơi, phim ảnh để đánh lạc hướng.
  • Nếu lo thuốc đắng, mẹ có thể chuẩn bị kẹo, nước trái cây hay đồ ngọt để cho trẻ ăn tráng miệng ngay sau khi uống thuốc.

4. Giải đáp những thắc mắc khi cho trẻ uống thuốc

4.1 Nếu trẻ uống thuốc bị nôn có nên cho uống lại không?

Câu trả lời là tùy vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: thời gian trẻ nôn sau khi uống thuốc là bao lâu? Thuốc loại gì? 

Xem thêm: Bé 3 Tuổi Nên Uống Sữa Tươi Hay Sữa Bột?gif2 

Nếu trẻ nôn sau khi uống khoảng dưới 15 phút, hoặc có thể nhìn thấy viên thuốc (nếu trẻ uống thuốc viên) mẹ có thể cho bé uống lại liều mới vì thuốc chưa kịp được cơ thể hấp thụ. Tuy nhiên nếu là trẻ nôn sau khi uống thuốc ho, siro ho, hay các loại thuốc điều trị hen suyễn, tim mạch thì không nên cho uống lại. 

cach-cho-tre-uong-thuoc-khong-bi-non-de-dang-va-hieu-qua_5 

Mẹ nên quan sát trẻ bị nôn sau khi uống thuốc để biết cách xử lý

4.2 Có nên pha đường vào thuốc cho trẻ uống?

Nhiều phụ huynh thấy thuốc đắng nên muốn pha thêm đường, thêm mật ong vào thuốc của trẻ. Hoặc cho thuốc vào trong cơm, sữa, nước trái cây để lừa trẻ uống. Điều này đúng hay sai? Có nên pha thuốc với mật ong cho trẻ uống không?

cach-cho-tre-uong-thuoc-khong-bi-non-de-dang-va-hieu-qua_6 

Mẹ không nên pha thêm đường, mật ong chung với thuốc cho bé uống

Theo các y bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, việc pha thêm đường, mật ong vào sữa, hay cho thuốc vào đồ ăn của trẻ là hoàn toàn không nên. Các chất có trong sửa, đồ ăn hoặc các chất như đường, hay mật ong có thể tác dụng với các thành phần của thuốc. Việc này có thể làm thay đổi chất trong thuốc, vô hiệu hóa các công dụng trị bệnh, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn sẽ làm hại đến sức khỏe của trẻ.

Đánh giá

Kết quả 5.0/5 (5 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.