1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Nguyên nhân mẹ mất sữa và cách kích sữa hiệu quả nhất

Nguyên nhân mẹ mất sữa và cách kích sữa hiệu quả nhất

Kết quả 5.0/5 (5 đánh giá)

Nguyên nhân mẹ mất sữa và cách kích sữa hiệu quả nhất gif5 

Mất sữa là cơn ác mộng của mỗi bà mẹ bỉm sữa mỗi khi chăm sóc con nhỏ và các bé sơ sinh. Cùng tìm hiểu về việc mẹ mất sữa, những dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách khắc phục trong bài viết này nhé! 

1. Tình trạng mất sữa ở mẹ bỉm

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng không phải lúc nào mẹ cũng có sữa cho bé bú. Mất sữa là tình trạng tuyến sữa của mẹ không tiết sữa nữa. Bao gồm cả đột ngột và giảm dần lượng sữa rồi mất hẳn.

nguyen-nhan-me-mat-sua-va-cach-kich-sua-hieu-qua-nhat

Mất sữa là tình trạng tuyến sữa của mẹ không tiết sữa nữa

Không như hiện tượng ít sữa hoặc tắc sữa vẫn có sữa tiết ra, chỉ là do một vài nguyên nhân khiến sữa ít, hoặc bị tắc nên không thể chảy ra ngoài. Mất sữa là sẽ rất khó để sữa tiết trở lại.

1.1 Dấu hiệu mẹ sắp mất sữa

  • Bầu ngực nhỏ, mềm nhũn, xẹp, không căng tức

Bầu ngực của mẹ khi đang tiết đủ hoặc nhiều sữa thường sẽ ở trong tình trạng căng lên. Ngược lại, khi mất sữa, sữa không được tiết ra, không có sữa trong ống dẫn đến khoang chứa sau bầu vú sẽ làm ngực mẹ bỉm nhỏ xuống, xẹp và không căng.

  • Không rỉ sữa, vắt không ra sữa

Thông thường, khi trong giai đoạn nuôi và chăm sóc trẻ sơ sinh, đầu vú mẹ bỉm thường sẽ rỉ sữa do quá nhiều sữa mà trẻ chưa kịp bú. Vì vậy nếu không thấy sữa rỉ ra, hoặc khi dùng ngoại lực tác động vào như dùng tay, dùng máy hút sữa mà vẫn không có sữa chảy ra, mẹ có thể đang bị mất sữa.

  • Thời gian bú của trẻ quá ngắn

Trung bình một cữ bú của trẻ vào khoảng từ 10 đến 20 phút. Nếu đột nhiên bé bú quá lâu, hoặc quá nhanh thì có thể là do mẹ đang trong tình trạng mất sữa. Vì không đủ sữa nên bé thường ngậm ti để muốn bú thêm, hoặc ngừng bú vì không còn sữa.

nguyen-nhan-me-mat-sua-va-cach-kich-sua-hieu-qua-nhat_2

Nếu đột nhiên bé bú quá lâu, hoặc quá nhanh thì có thể là do mẹ đang trong tình trạng mất sữa

Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu hiệu giả mẹ mất sữa. Mẹ cần phải quan sát biểu hiện của con, kết hợp với theo dõi cân nặng của bé có tăng không, các tình trạng cơ thể của trẻ như thế nào mới xác định chắc chắn mẹ có đang mất sữa không.

Xem thêm: 5 Cách Kích Sữa Cho Mẹ Và Loại Sữa Thay Thế Tốt Nhất - Aptamil Anh icon_car_2 

1.2 Nguyên nhân mẹ mất sữa

Biết được những nguyên nhân gây mất sữa là cách tốt nhất để tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này. Mẹ mất sữa có thể bị gây ra bởi một, hoặc nhiều nguyên nhân sau đây.

  • Rối loạn nội tiết tố

Hai hormone trong cơ thể mẹ đóng vai trò chính trong việc kích thích tuyến sữa hoạt động tiết sữa là Prolactin và Oxytocin. Khi cơ thể bị rối loạn nội tiết tố, có thể ảnh hưởng đến việc tiết ra hai hormone này gây ra tình trạng mất sữa.

nguyen-nhan-me-mat-sua-va-cach-kich-sua-hieu-qua-nhat_3

Rối loạn nội tiết tố

  • Các bệnh liên quan đến tuyến vú

Mắc bệnh trong thời kỳ cho con bú cũng có thể làm mất sữa, nhất là các bệnh liên quan đến tuyến vú. Có thể kể đến như viêm tuyến vú, áp xe vú, tắc tia sữa, phẫu thuật ngực,...

Nếu thấy mất sữa đồng thời có dấu hiệu bất thường ở vùng vú như đau nhức, mẹ bỉm hãy nhanh chóng đến bệnh viện khám nhé!

  • Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể người mẹ, đặc biệt là ở việc tiết sữa và chất lượng sữa. Khi kiêng quá nhiều, ăn uống không đủ chất, cơ thể sẽ kiệt sức, không nhận đủ dưỡng chất để nuôi cơ thể và tạo sữa. Ăn phải những thực phẩm gây mất sữa mẹ cũng có thể là nguyên nhân chính.

Những thực phẩm gây mất sữa cho mẹ sau sinh cần phải tránh là: lá lốt, măng, lá dâu tằm, rau mùi tây, những loại thực phẩm và đồ uống có cồn như rượu, bia. Trà hay cà phê cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.

  • Sinh hoạt không khoa học, cơ thể suy nhược

Sau khi sinh con, cơ thể mẹ bỉm rất yếu ớt. Nếu không nghỉ ngơi hợp lý sẽ dễ dẫn đến suy nhược, thường xuyên mệt mỏi. Cộng thêm việc chăm bé đã tiêu tốn rất nhiều thời gian và cẩn thận. Mẹ bỉm thường xuyên gặp cảnh thức khuya, mất ngủ, ngủ gián đoạn, ngủ không ngon giấc.

nguyen-nhan-me-mat-sua-va-cach-kich-sua-hieu-qua-nhat_4

Mẹ sinh hoạt không khoa học dẫn đến cơ thể suy nhược

Ngoài ra, cần phải lưu ý trong thời gian này, không chỉ cơ thể mà tâm lý của mẹ bỉm cũng rất dễ bị tổn thương. Mệt mỏi kéo dài dễ tạo thành stress, trầm cảm sau sinh, khí huyết khó lưu thông. Tất cả đều có thể ảnh hưởng đến hormone, làm lượng sữa tiết ra ngày càng ít rồi ngừng hẳn.

Vậy nếu mẹ bị sốt có bị mất sữa không? Câu trả lời là có thể. Vì sốt gây mất nước, dẫn đến sữa khó hình thành. Do vậy, nhiều mẹ bỉm thường bị mất sữa sau khi ốm sốt.

  • Tần suất cho trẻ bú thấp

Việc trẻ bú mẹ cũng là cách kích thích hormone tiết ra sữa nhiều hơn. Vì vậy, không cho trẻ bú thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng mẹ mất sữa. Đó có thể là do mẹ quá bận, mẹ sợ bé quá no,...

2. Những cách kích sữa hiệu quả khi bị mất sữa

Mẹ mất sữa sẽ khiến trẻ không có đủ dinh dưỡng cần thiết để có sự phát triển tốt nhất. Vậy nếu mẹ bị mất sữa phải làm sao? Nếu phát hiện mình đang gặp tình trạng này, mẹ bỉm hãy làm những cách sau để có thể lấy lại sữa càng sớm càng tốt nhé!

 nguyen-nhan-me-mat-sua-va-cach-kich-sua-hieu-qua-nhat_5

Cách để có thể lấy lại sữa cho mẹ

  • Cho bé bú từ sớm, bú nhiều và đều đặn

Động tác mút sữa của bé sẽ kích thích hai hormone Oxytocin và Prolactin tiết sữa ra nhiều hơn. Vì vậy, sau khi sinh xong, hãy cho bé bú càng sớm càng tốt. Trong quá trình nuôi trẻ, hãy cho trẻ bú đều đặn với tần suất khoảng 2 - 3 giờ/ 1 lần để phòng tránh và khắc phục tình trạng mất sữa hay mẹ sau sinh 2 tháng bị mất sữa nhé!

Xem thêm: Cách Dạy Con Từ Trong Bụng Mẹ Không Phải Ai Cũng Biếticon_car_2

  • Chườm nóng và massage bầu ngực

Đây là những cách tốt nhất để kích thích tuyến vú và bầu sữa hoạt động. Với việc chườm nóng, mẹ có thể đắp một chiếc khăn nóng lên bầu ngực và thư giãn trong 10 phút. Sau đó, hãy kết hợp chườm nóng với massage ngực để có hiệu quả hơn. Dùng một tay nâng ngực, tay kia xoa và ấn nhẹ theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 - 30 lần. Hãy thực hiện đều đặn, lặp lại vài lần trong ngày nhé!

  • Chú ý chế độ ăn uống

Hãy ăn uống cân bằng nhiều nhóm chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Kiêng những món có thể gây mất sữa và ăn nhiều những thực phẩm tốt như: Cá hồi, giò heo, trứng, trái cây như đu đủ, khoai lang, bưởi, cam quýt,...

nguyen-nhan-me-mat-sua-va-cach-kich-sua-hieu-qua-nhat_6 

Kiêng những món có thể gây mất sữa và ăn nhiều những thực phẩm tốt

  • Sinh hoạt điều độ, giữ tinh thần thoải mái

Đừng để cơ thể suy nhược, thiếu ngủ, stress gây ra những rối loạn bên trong. Hãy cố gắng ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi khỏe mạnh, luôn lạc quan, vui vẻ. Khi gặp khó khăn, mệt mỏi, mẹ bỉm nên dành thời gian tâm sự, trải lòng, tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía chồng, ba mẹ và gia đình.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo sữa Aptamil Anh số 1 - dòng sữa thay thế sữa mẹ tối ưu nhất dành cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi đến từ nhà Danone. Để tìm hiểu kỹ hơn về thành phần và công dụng phát triển vượt trội toàn diện cả về thể chất và trí não của dòng sữa này, mẹ hãy nhấp vào đây  nhé!

Đánh giá

Kết quả 5.0/5 (5 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.