1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Tại sao phải kiêng cữ sau sinh? Kiêng cữ sau sinh đúng cách như thế nào?  

Tại sao phải kiêng cữ sau sinh? Kiêng cữ sau sinh đúng cách như thế nào?  

Kết quả 5.0/5 (5 đánh giá)

Tại sao phải kiêng cữ sau sinh? Kiêng cữ sau sinh đúng cách như thế nào? gif5 

Ở cữ kiêng những gì? Tại sao phải kiêng cữ sau sinh? Không kiêng cữ gì có sao không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết ngay sau đây nhé!

1. Tại sao phải kiêng cữ sau sinh?

Cơ thể người mẹ sau một thời gian dài mang thai và vượt cạn đã tốn rất nhiều sức lực. Vì vậy, kiêng cữ là một cách để bảo vệ cơ thể đang yếu ớt, cho cơ thể có thời gian hồi phục hoàn toàn.

kieng-cu-sau-sinh-3

Vậy quá trình kiêng cữ sau sinh thường bao lâu?

Kiêng cữ sau sinh theo dân gian thường kéo dài trong khoảng 3 tháng hoặc lâu hơn. Theo khoa học, phụ nữ sau sinh cũng phải nghỉ ngơi đầy đủ ít nhất là 1 tháng, có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào tình hình sức khỏe và thể trạng của mẹ bỉm. Tuy nhiên, ngay sau đó mẹ cũng không nên vội làm việc nặng nhọc sớm. 

Cách Dạy Con Từ Trong Bụng Mẹ Không Phải Ai Cũng Biếtgif1 

2. Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Như đã nói, kiêng cữ là khoảng thời gian để cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục. Khi không kiêng cữ sau sinh hoặc kiêng không đúng cách, mẹ bỉm có thể gặp nhiều vấn đề, để lại nhiều di chứng về sức khỏe sau này.

kieng-cu-sau-sinh-4 

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

  • Suy nhược cơ thể, dễ nhiễm lạnh

Cơ thể khi sinh mất một lượng máu lớn, đồng thời cơn đau làm mất năng lượng và sức lực, khi đó, hệ miễn dịch bị suy giảm. Khi không giữ ấm sau sinh, tiếp xúc với nước hoặc gió lạnh sẽ khiến cơ thể yếu hơn bình thường, dễ cảm lạnh, thường xuyên thấy mệt mỏi. Sau này khi lớn tuổi sẽ tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như về hô hấp, tim mạch, xương khớp thường đau nhức khi trời trở lạnh.

  • Sa âm đạo

Tình trạng này có nguy cơ cao xảy ra ở những mẹ bỉm chưa kiêng cữ đủ thời gian, lao động nặng nhọc hoặc vận động mạnh trong khoảng thời gian kiêng cữ. Sa trực tràng hay còn gọi là sa âm đạo, là hiện tượng trực tràng tụt xuống, đẩy vào thành sau của âm đạo do thành giữa hai bộ phận này bị suy yếu. 

Sa trực tràng có thể không có bất kỳ triệu chứng gì, hoặc không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên ở mức độ nặng có thể cần có sự can thiệp của bác sĩ để cải thiện tình trạng này. Khi đó, những biểu hiện thường gặp có thể là đại tiện khó khăn, xuất hiện khối mô mềm nhô qua cửa âm đạo, cảm thấy tức ở vùng trực tràng… 

3. Ở cữ kiêng những gì?

Có thể thấy, việc kiêng cữ sau sinh cần phải được thực hiện nghiêm túc nếu không muốn sức khỏe sau này bị ảnh hưởng. Không cần làm theo những quy định khắt khe và kỳ lạ của dân gian, mẹ bỉm chỉ cần chú ý những điều sau khi kiêng cữ để mau khỏe lại nhất.

kieng-cu-sau-sinh-2 

Việc kiêng cữ sau sinh cần phải được thực hiện nghiêm túc nếu không muốn sức khỏe sau này bị ảnh hưởng

3.1 Chế độ ăn uống

Đây là điều quan trọng nhất cần phải nhớ. Chế độ ăn uống với thực phẩm tốt cho sức khỏe sẽ giúp mẹ sớm lấy lại được sức khỏe. Trong bữa cơm hàng ngày cho các mẹ bỉm phải được nạp đầy đủ và đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng khác nhau như: đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ,... Mẹ cũng có thể ăn nhiều những món ăn giúp mẹ tiết nhiều sữa hơn cho bé yêu như chân giò và các loại đậu.

Giới Thiệu Sữa Aptamil Anh Và 5 Mẹo Giúp Bé Ngủ Ngon Suốt Đêm!gif1 

kieng-cu-sau-sinh-1 

Bữa cơm hàng ngày cho các mẹ bỉm phải được nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng

Tuy nhiên, không phải món ăn nào cũng phù hợp để ăn trong lúc này. Mẹ không được ăn đồ lạnh như kem, không ăn đồ chua, hay thực phẩm lên men như dưa chua, cà muối. Đồ ăn cũng không nên để quá lâu vì dễ bị nhiễm khuẩn, tốt nhất là ăn đồ mới nấu, còn nóng. Vị của các món ăn cũng không nên quá khô, quá mặn sẽ bị tê tay chân. Với rau xanh, nên kiêng loại rau cải bẹ xanh, cải đắng vì có thể khiến mẹ bỉm bị tiểu són.

3.2 Nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động mạnh

Mẹ nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, không nên ngồi hay đứng quá lâu sẽ dễ đau lưng sau này. Chỉ cần ngồi khi cho bé bú, còn lại nên nằm nghỉ thoải mái, tránh làm nhiều việc nặng nhọc cần nhiều sức. Tập thể dục cũng rất tốt, tuy nhiên mẹ chỉ nên tập những động tác nhẹ nhàng hoặc đi lại trong phòng.

3.3 Hạn chế căng thẳng 

Việc chăm sóc em bé, trẻ quấy khóc thường xuyên thường dẫn đến sự căng thẳng, mệt mỏi. Hãy thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần, giữ nhiều suy nghĩ tích cực, luôn vui vẻ. Gia đình cũng nên quan tâm đến mẹ bỉm, đỡ đần mẹ chăm sóc bé để giúp mẹ tránh xa trầm cảm sau sinh nhé!

kieng-cu-sau-sinh-5 

Hãy thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần

3.4 Tránh xa các thiết bị điện tử

Ánh sáng xanh và sóng phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, laptop,... có thể ảnh hưởng đến thị lực, não bộ và cơ thể vì lúc này mẹ đang còn rất yếu. 

3.5 Không dùng chất kích thích, rượu bia

Tuyệt đối không được uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc trong giai đoạn này nếu mẹ không muốn cơ thể bị tàn phá, dễ khiến huyết áp tăng. Sử dụng đồ uống có cồn cũng sẽ làm giảm lượng sữa và chất lượng sữa. Khi trẻ bú mẹ có thể bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các loại đồ ăn thức uống có chứa caffeine cũng nên tránh vì có thể khiến mẹ mất ngủ, dễ stress hơn.

kieng-cu-sau-sinh-6

Tuyệt đối không được uống rượu bia

Trong thời gian này nếu bị bệnh thì nên hỏi ý kiến và được thăm khám từ phía bác sĩ. Chỉ uống thuốc theo chỉ định. Không tự ý mua thuốc, sử dụng thuốc bừa bãi.

3.6 Không nên quan hệ tình dục sớm

Các vết rạch cần quá trình để lành lại và hồi phục, ít nhất là khoảng từ 4 - 6 tuần sau khi sinh. Sau khoảng thời gian đó, nếu mẹ cảm thấy mình đã khỏe mạnh hơn thì có thể quan hệ rồi nhé!

Đánh giá

Kết quả 5.0/5 (5 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.