Tăng huyết áp thai kỳ - Cách xử lý cho các mẹ bầu
Tăng huyết áp thai kỳ - Cách xử lý cho các mẹ bầu
Tăng huyết áp thai kỳ có thể xuất phát từ tình trạng sức khoẻ trước khi mang bầu, cũng có thể xuất hiện do thói quen ăn uống, nghỉ ngơi không lành mạnh. Để biết cách giảm thiểu rủi ro khi rơi vào tình trạng tăng huyết áp thai kỳ. Hãy cùng Ecolife tham khảo những chia sẻ sau đây nhé!
>>> Xem thêm: Cách Pha Sữa Aptamil Anh Sao Cho Đúng Chuẩn
1. Có thể hiểu tăng huyết áp thai kỳ là gì?
Tăng huyết áp thai kỳ (Pregnancy-Induced Hypertension) là hiện tượng tăng huyết áp thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ và trở về mức bình thường sau 6 tuần sinh em bé. Huyết áp cao khi mang bầu được chia thành hai trạng thái, nhẹ thì rơi vào khoảng 140-159/90-109 mmHg, nặng thì khoảng ≥160/100 mmHg.
Có 4 hiện tượng tăng huyết áp trong thai kỳ mà bạn cần lưu tâm:
+ Tăng huyết áp mãn tính: Trước khi mang bầu hoặc ở tuần thai thứ 20, thai phụ có thể bị huyết áp cao mãn tính. Tăng huyết áp mãn tính sẽ kéo dài nhiều hơn 42 ngày sau sinh, thường liên quan đến protein niệu.
+ Huyết áp thai kỳ tăng: Xuất hiện sau 20 tuần thai và ổn định lại trong 42 ngày sau sinh. Tuy nhiên có thể tiến triển thành tăng huyết áp mãn tính nếu huyết áp không ổn định trở lại.
Theo dõi huyết áp thường xuyên rất quan trọng đối với bà bầu
+ Tiền sản giật: Thường xảy ra trong lần mang thai đầu tiên, thai trứng, đa thai hoặc thai phụ mắc hội chứng phospholipid. Dấu hiệu tăng huyết áp thai kỳ, bệnh thận hoặc tiểu đường cũng có thể dẫn tới tiền sản giật. Kết quả chẩn đoán dựa trên kết quả xét nghiệm protein niệu và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg. Tình trạng này xuất hiện nhiều hơn vào tuần thứ 20 nếu trước đó thai phụ hoàn toàn ổn định về huyết áp. Thế nhưng nếu không điều trị dứt điểm có thể gây suy nhau thai, dẫn tới sinh non.
>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đức
2. Những nguyên nhân tăng huyết áp thai kỳ chủ yếu
Nếu rơi vào các trường hợp dưới đây thì nguy cơ mắc huyết áp tăng khi mang thai là rất cao:
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học, ăn quá mặn;
- Thai phụ lười vận động hoặc dưỡng thai không đúng cách;
- Thời tiết thay đổi đột ngột;
- Bà bầu trên 35 tuổi;
- Thai phụ mắc tiểu đường hoặc các bệnh lý liên quan.
- Sữa Aptamil Anh Số 1 (Aptamil Advanced) 800g - Sản Phẩm Nhập Khẩu Chính Ngạch
- Sữa Aptamil Anh Số 2 (Aptamil advance) 800g - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
- Sữa Aptamil Anh Số 3 (Aptamil Advanced) 800g - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
3. Những triệu chứng tăng huyết áp phổ biến khi mang thai
Dựa trên những triệu chứng dưới đây, bạn có thể phần nào phán đoán mình có bị huyết áp tăng khi mang bầu hay không:
- Sưng phù tay chân;
- Cân nặng tăng bất thường;
- Rối loạn thị lực;
- Buồn nôn, nôn ói;
- Đau đầu dữ dội, đau ngực sau xương ức và khó thở, đau quặn vùng thượng vị.
Bà bầu không nên ăn mặn dễ bị cao huyết áp
>>> Xem thêm: (Review) Đánh giá về sữa Aptamil số 1 của một số mẹ bỉm!
4. Không chủ quan trước dấu hiệu tăng huyết áp thai kỳ!
Tăng huyết áp bất thường khi mang bầu sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hại:
+ Ảnh hưởng tới sức khoẻ bà bầu:
- Tiền sản giật: Theo một số thống kê cho thấy, có khoảng 25% thai phụ mắc huyết áp cao đều có nguy cơ tiền sản giật, 5% – 8% các trường hợp sản giật tử vong.
- Khả năng hồi phục sau sinh chậm hơn bình thường.
- Ở những lần mang thai tiếp theo rất dễ mắc cao huyết áp.
- Nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan tới tim mạch, thận,…
+ Ảnh hưởng tới sức khoẻ thai nhi:
- Chậm phát triển hoặc chết lưu: Thai nhi nhận không đủ oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sẽ cản trở quá trình phát triển của thai kỳ. Trường hợp xấu nhất là hiện tượng thai lưu khi còn trong bụng mẹ.
- Sinh non: Một số trường hợp thai phụ mắc huyết áp cao hoặc sản giật được điều hướng sinh sớm hơn để tránh những ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Việc sinh non có nguy cơ gây tử vong thai nhi cao.
Biến chứng xấu nếu không điều trị huyết áp cao dứt điểm khi mang thai
>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Lactose Free Anh 400g From Birth - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
5. Tham khảo phác đồ điều trị tăng huyết áp thai kỳ
Để điều trị triệt để tình trạng huyết áp thai kỳ tăng cần có sự chẩn đoán và can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.
- Khi gặp bác sĩ, bạn sẽ được khám cụ thể về những khía cạnh sau:
- Sức khoẻ tổng thể và lịch sử bệnh của thai phụ;
- Mức độ nghiêm trọng của tình trạng;
- Sự phù hợp của thể trạng thai phụ đối với các loại thuốc hoặc những liệu pháp phẫu thuật khác;
- Kỳ vọng của thai phụ và gia đình trong suốt quá trình thăm khám và điều trị.
Từ đó, bác sĩ có thể tuỳ chọn phương hướng giải quyết phù hợp. Nếu nhẹ có thể chỉ cần thay đổi lối sinh hoạt. Nặng hơn có thể sử dụng thuốc điều trị hay một số phương án phẫu thuật khác.
Để hạn chế bị tăng huyết áp khi mang bầu, bạn nên chủ động xây dựng kế hoạch giảm cân trước khi mang bầu, tránh mang thai khi tuổi đã ngoài 35, duy trì chế độ ăn uống và luyện tập lành mạnh.
Tuỳ thể trạng của từng bà bầu mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương hướng xử lý phù hợp
Sau khi đã rõ thai phụ cao huyết áp thai kỳ nên làm gì, rất mong bạn đọc có kinh nghiệm để chủ động phòng tránh tình huống xấu cho các tình trạng thường gặp khi mang bầu. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ mẹ và bé.
>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Organic Số 3 - Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng
Bình luận Facebook