Trẻ ho về đêm phải làm sao? Câu trả lời từ các chuyên gia
Trẻ ho về đêm phải làm sao? Câu trả lời từ các chuyên gia
Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao? Có phải trẻ ho là một dấu hiệu sức khỏe bất thường? Đừng lo, thông tin về tình trạng ho ở trẻ và các giải pháp sức khỏe từ chuyên gia sẽ giúp các bà mẹ an tâm hơn trong quá trình nuôi dạy trẻ.
Nhiều mẹ thắc mắc trẻ ho về đêm có phải là dấu hiệu sức khoẻ trẻ bất thường?
1. Vì sao trẻ ho?
Trẻ ho liên tục và kéo dài là một biểu hiện sức khỏe bất thường, ho có thể xuất hiện cả ban ngày và ban đêm gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Trẻ ho về đêm có thể khiến trẻ bị mất ngủ, mệt mỏi và thiếu sức lực cho các hoạt động ban ngày, dẫn tới tình trạng biếng ăn, lười hoạt động. Trẻ ho có đờm về đêm cũng có thể gây khó thở, khò khè và sự khó chịu cho bé.
Trẻ ho liên tục và kéo dài là một biểu hiện sức khỏe bất thường
Ho là một triệu chứng thường gặp liên quan đến các bệnh đường hô hấp, nguyên nhân chính từ các phản ứng của hệ hô hấp do tác động của virus, vi khuẩn, khói, bụi,...Có thể đánh giá nguyên nhân gây ra vấn đề trẻ ho bao gồm: Cảm lạnh, viêm đường hô hấp,, dị ứng, không khí ô nhiễm, viêm phổi, viêm phế quản…Thói quen sinh hoạt và ăn uống có thể là nhóm nguyên nhân rất cao dẫn đến tình trạng trẻ ho. Trong trường hợp trẻ thường xuyên sử dụng đồ lạnh, mặc không đủ ấm, vệ sinh khoang miệng và họng chưa hợp lý có thể có nguy cơ cao bị ho.
Xem thêm: Chữa Ho Đờm Cho Bé Hiệu Quả Bằng Phương Pháp Dân Gian Với Mật Ong
2. Cách giảm ho cho trẻ
Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt hoặc có sốt nhẹ là một biểu hiện nổi bật của các tình trạng bất thường về hô hấp. Trong đời sống có rất nhiều mẹo trị ho dứt điểm cho trẻ được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Dưới đây là một số giải pháp trị ho cho các phụ huynh được đúc kết từ các phương pháp khoa học và cổ truyền tại Việt Nam.
- Giảm triệu chứng khi trẻ ho bằng nước ấm mật ong giúp trẻ tiêu đờm, giảm ho và dễ thở hơn
Giảm triệu chứng khi trẻ ho bằng nước ấm mật ong
- Dùng vỏ quất chưng cách thủy để trừ đờm, giảm tình trạng trẻ ho về ban ngày và đêm.
- Giảm ho cho bé bằng cách súc miệng và vệ sinh khoang miệng bằng nước muối ấm
- Cho bé uống nhiều nước ấm để làm dịu vùng cổ họng và loại trừ bớt vi khuẩn trong đường họng
- Sử dụng lá húng tây nghiền nát và lấy nước cho bé uống để giảm ho
- Trà gừng ấm để giảm tình trạng trẻ ho và đờm khi ho
- Sử dụng nước cốt tỏi để loại trừ vi khuẩn trong đường hô hấp, giúp giảm bớt tình trạng trẻ ho.
- Hãm nước rễ cây cam thảo để làm nước uống mỗi khi trẻ ho để giảm tình trạng ho khan, ho có đờm ở trẻ nhỏ.
Hãm nước rễ cây cam thảo để làm nước uống mỗi khi trẻ ho
- Sử dụng các phương pháp tây y như: thuốc uống trị ho, kháng sinh trị ho, thuốc chống viêm, chống dị ứng…
Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi và ở các độ tuổi nhỏ hơn cần một phương pháp điều trị phù hợp. Trong các trường hợp trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để xây dựng một liệu trình điều trị khoa học. Phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn điều trị và can thiệp đúng đắn.
Xem thêm: Cách Xử Lý Khi Trẻ Bị Sặc Sữa Cha Mẹ Cần Phải Biết
3. Giải mã những dấu hiệu bình thường và bất thường khi trẻ ho
3.1 Các dấu hiệu ho bình thường, không phải bệnh lý
Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Trong trường hợp trẻ nhỏ chỉ bị ho vài tiếng nhỏ không kèm theo các triệu chứng bất thường, rất có thể đó là một phản ứng nhỏ của hệ hô hấp mà không phải là bệnh lý. Nhiều trường hợp trẻ bị sặc đồ ăn dẫn đến ho, nên trong trường hợp này cha mẹ không nên quá lo lắng và cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ.
Nhiều trường hợp trẻ bị sặc đồ ăn dẫn đến ho thì ba mẹ không cần phải quá lo lắng
Với tình trạng trẻ ho do sặc đồ ăn, ngứa cổ họng là những biểu hiện ho bình thường và không cần quá lo lắng về sức khỏe của trẻ. Lúc này, phụ huynh chỉ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng và chăm sóc khoa học.
3.2 Các dấu hiệu ho bất thường, báo hiệu về bệnh lý ở trẻ
Một số dấu hiệu trẻ ho bất thường, cảnh báo về các bệnh lý về đường hô hấp ở trẻ mà cha mẹ cần chú như:
- Trẻ ho nhiều lần trong 1 cơn, kéo dài trong thời gian dài
- Ho xuất hiện cùng với những cơn sốt cao và kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm
- Trẻ xuất hiện cơn ho kèm theo nước mũi, nước mắt và đờm
- Trẻ ho kèm theo quấy khóc, mệt mỏi và xanh xao
- Cơn ho xuất hiện cùng với tình trạng trẻ nhỏ bỏ bú, kén ăn, nôn, trớ
- Trẻ nhỏ sổ mũi, hắt hơi nhiều lần, thở dốc, thở hổn hển…
Trẻ ho nhiều lần trong 1 cơn, kéo dài trong thời gian dài
4. Cách phòng ngừa trẻ ho khi còn nhỏ
Trẻ 4 tháng bị ho và thậm chí là ở các độ tuổi nhỏ hơn đều có thể rơi vào tình trạng ho do rất nhiều những tác động khác nhau từ môi trường. Trẻ ho khi còn nhỏ có những ảnh hưởng sức khỏe rất lớn, có thể gây ra những biến chứng phức tạp về sức khỏe của trẻ khi lớn lên. Để ngăn chặn các vấn đề gây ra ho ở trẻ nhỏ, phụ huynh nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:
- Thực hiện đúng liệu trình tiêm chủng cho trẻ nhỏ để nâng cao sức đề kháng toàn diện, đẩy lùi các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Thực hiện đúng liệu trình tiêm chủng cho trẻ nhỏ để nâng cao sức đề kháng toàn diện
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ nhóm chất để bé được phát triển toàn diện về tất cả các cơ quan, đặc biệt là hệ hô hấp và khả năng miễn dịch
- Vệ sinh và làm sạch thường xuyên các vị trí dễ nhiễm khuẩn như: mũi, miệng, mắt, tay, chân…Cha mẹ nên vệ sinh khoang họng của trẻ bằng nước muối ấm hoặc các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng
- Giữ ấm cho trẻ nhỏ, nhất là vào mùa đông và các trường hợp thay đổi thời tiết bất thường. Cha mẹ cần chú ý vào các vị trí dễ bị nhiễm lạnh tại vùng cổ, đầu, tay và chân.
Xem thêm: Sữa Aptamil Anh Số 1 - Bổ Sung DHA Cho Trẻ Sơ Sinh Từ 0-6 Tháng
Không để trẻ nhỏ ăn hoặc uống đồ ăn lạnh, do sức đề kháng khi còn nhỏ của trẻ rất yếu, nên điều đó rất dễ gây ra tình trạng ho. Nên cho trẻ ăn và uống các thực phẩm ở tình trạng ấm để bảo vệ sức khỏe hô hấp cho trẻ.
Bình luận Facebook