[Vấn đáp] Bé bất dung nạp lactose phải làm sao?
[Vấn đáp] Bé bất dung nạp lactose phải làm sao?
Bé nhà bạn đang trong tình trạng tiêu chảy liên tục sau khi bú? Mẹ đang loay hoay không biết phải làm sao khi con không hấp thu lactose? Đừng lo lắng vì bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho mẹ mọi vấn đề xoay quanh câu hỏi: “ Bé bất dung nạp lactose phải làm sao?”. Hãy cùng tham khảo nhé!
1. Hỏi: Định nghĩa lactose là gì?
Đường sữa hay còn gọi là lactose chiếm khoảng 2-8% khối lượng sữa và chế phẩm từ sữa dạng disacarit. Nó có cấu tạo hóa học gồm một β-D-galactase và một β-D-glucoza được liên kết với nhau bởi liên kết β 1-4 glicozit.
Để phân giải và tiêu hóa lactose, con người cần sản xuất enzim lactase (β-D-galactosidase). Dựa vào cơ chế dùng enzim cắt phân tử disaccarit thành hai đơn vị monosaccarit là glucose và galactose. Dưới dạng đường đơn này, cơ thể con người có thể hấp thu và tạo năng lượng.
Lactose la gi? Hiểu một cách đơn giản đây là thành phần cấu tạo nên sữa. Một nghiên cứu cho thấy, sữa mẹ chứa 7,2% lactose cung cấp tới 50% nhu cầu năng lượng cho trẻ. Đồng thời, sữa bò cũng cung cấp 4,7% lactose cung cấp tới 30% nhu cầu năng lượng của trẻ sơ sinh.
2. Hỏi: Đường lactose có tác dụng gì?
Đường sữa không phải là thành phần bắt buộc cho sức khỏe vì có nhiều chế phẩm thay thế khác như đường mía, đường nho,... Nhưng nó sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
2.1 Hỗ trợ quá trình phát triển
Sau khi được cắt thành galactose sẽ thực hiện chức năng sinh học lêm hệ thần kinh và miễn dịch. Hơn nữa, Galactose cũng là một thành phần cấu tạo tế bào máu xác định nhóm máu ABO.
Các nghiên cứu gần đây cho biết, đường sữa đóng vai trò lớn trong việc hấp thụ canxi và các khoáng chất. Nó cần thiết cho sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ em.
Sau khi phân giải thành glucose đóng vai trò quan trọng trong một số cấu trúc chức năng cơ thể. Nó hực hiện cấu tạo: protein + galactose –> thành tế bào glycoprotein, hay galactose + lipid –>phân tử nhóm máu glycolipid.
Lactose trong một số trường hợp sẽ sử dụng như men vi sinh đường ruột (prebiotic) làm chất dinh dưỡng. Nhờ đó, nó thúc đẩy sự phát triển của bifidobacteria trong ruột đóng vai trò bảo vệ hệ tiêu hóa. Đồng thời, đây là thành phần hỗ trợ chống lại sự suy giảm liên quan đến chức năng miễn dịch.
2.2 Giảm nguy cơ mắc các bệnh
Để khiến Lactose bị vô hiệu hóa không ảnh hưởng đến quá trình vận hành, Lactose sẽ liên kết với protein để điều hòa. Điều này sẽ tạo điều kiện cho ARN polymerase hoạt động. Nó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh béo phì, cao huyết áp, tiểu đường và bảo vệ tiêu hóa.
>>> Xem thêm: mua ngay Sữa aptamil lactose free
3. Hỏi: Bất dung nạp lactose là gì?
Không dung nạp đường sữa (lactose intolerance) xảy ra khi người ăn hay uống sữa, chế phẩm từ sữa mà không tiêu hóa. Nó có triệu chứng điển hình là tiêu chảy và đầy hơi sau khi ăn hoặc uống.
Nhẹ hơn là tình trạng là kém hấp thu đường từ sữa, thường vô hại và không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, người ta sẽ có cảm giác không thoải mái sau khi uống sữa hoặc ăn chế phẩm từ sữa.
4. Hỏi: Không dung nạp lactose do đâu?
Sự thiếu hụt enzyme trong ruột non sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể không dung nạp đường sữa. Thay vì được chuyển hóa và hấp thu tại ruột non thì lactose có trong thức ăn di chuyển vào đại tràng.
Tại đây, vi khuẩn sẽ tương tác với lactose gây ra các triệu chứng không dung nạp đường sữa. Hầu hết tình trạng này xảy ra do bẩm sinh, sau khi sinh ra trẻ đã mắc phải tình trạng này.
Trong trường hợp sau khi bị bệnh, chấn thương hoặc phẫu thuật liên quan đến ruột non,... Nó có thể dẫn đến tính trạng dị ứng đường sữa thứ phát. Một số người mắc phải do bệnh celiac, loạn khuẩn và bệnh Crohn.
>>> Xem thêm: Cách Cho Bé Ăn Dặm Lần Đầu Tiên Hiệu Quả
5. Hỏi: Có giải pháp nào cho trường hợp bất dung nạp lactose?
Hiện nay, khi công nghệ phát triển, các nhà nghiên cứu đã thành công cho ra đời sữa không có lactose. Đây là một sản phẩm sữa có chứa enzyme lactase hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Sữa bột không chứa đường sữa có thể là một lựa chọn thay thế tốt với người dị ứng lactose. Đối với những người bị dị ứng sữa thì sữa lactose free này không đáp ứng được nhu cầu.
Mẹ bỉm hoàn toàn yên tâm lựa chọn dòng sữa này cho con bị dị ứng. Bởi trong thành phần sữa Aptamil không chứa lactose vẫn đảm bảo có đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Đồng thời, sản phẩm không chứa đường sữa phù hợp cho bé không hấp thu đường sưa.
Similac Isomil dược nghiên cứu với công thức đặc chế từ đạm đậu nành không chứa lactose. Sữa giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ, gia tăng hấp thu canxi, hỗ trợ xương và răng chắc khỏe.
Wakodo Bonlact thay thế đường sữa thành glucose từ nho phù hợp cho bé không dung nạp được lactose. FOS từ hoa quả hỗ trợ quá trình tiêu hóa rất thích hợp với bé hay bị tiêu chảy.
Với những chia sẻ về vần đề bất dung nạp lactose của bé trong bài viết phía trên. Hy vọng mẹ có thể hiểu hơn về tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của con. Từ đó tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng tiêu chảy do dị ứng lactose. Chúc các con mau lớn và khỏe mạnh!
>>> Xem thêm: Giá Aptamil Anh - Bảng Giá Sữa Aptamil Số 1,2,3
Bình luận Facebook