Bật mí cách bảo quản gạo chống mối, mọt và ẩm mốc hiệu quả nhất
Bật mí cách bảo quản gạo chống mối, mọt và ẩm mốc
Tại Việt Nam, gạo chính là nguồn lương thực không thể thiếu trong mỗi bữa ăn gia đình. Đồng thời, chúng cũng chính là nguồn thu nhập chính của rất nhiều nhà nông. Vì vậy, mỗi nhà đều tích trữ một lượng gạo nhất định để có thể dùng dần trong thời gian dài. Tuy nhiên, gạo để lâu sẽ có thể xảy ra tình trạng, mối mọt, ẩm gây giảm sút chất lượng. Chính vì thế, bạn cần phải biết một số cách bảo quản gạo hiệu quả ngay sau đây.
Tại sao gạo lại xuất hiện tình trạng mối mọt, ẩm mốc?
Khi gạo xuất hiện tình trạng mối mọt chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ gạo để lâu sẽ khiến mối mọt sinh ra. Những suy nghĩ này hoàn toàn sai bởi thực chất ngay từ lúc gạo mới đã có mối mọt bên trong. Tuy nhiên, khi để lâu nhưng điều kiện không khí không thích hợp cũng như cách bảo quản chưa đúng nên tạo điều kiện cho mối mọt sinh sôi. Ngoài ra, nếu môi trường bảo quản bị ẩm sẽ khiến gạo bị mốc hỏng.
Mọt sinh sôi do gạo được bảo quản chưa đúng cách
Lúc gạo còn mới thì mối mọt đang tồn tại dưới dạng ấu trùng nên khi chế biến hương vị vẫn chưa bị biến đổi. Nhưng khi có môi trường thuận lợi sẽ khiến những ấu trùng phát triển thành mối mọt và dùng gạo làm thức ăn. Lúc này người dùng sẽ thấy rõ xuất hiện của chúng trong gạo.
Vậy thực chất gạo có mọt có ăn được không? Câu trả lời là có. Bởi mọt chỉ ăn trên phần cám của thân hạt gạo và làm gạo xấu đi chứ không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của gạo. Tuy nhiên, việc này cũng khiến nhiều người cảm thấy khó chịu hay thậm chí mất ngon khi ăn. Vậy cách bảo quản gạo như nào cho tốt nhất?
Tham khảo>>> Cách hồi sinh gạo mọt ngon như mới
Một số cách bảo quản gạo hiệu quả, tránh mối mọt
Những loại gạo sạch không chất bảo quản sẽ dễ bị mọt tấn công. Để tránh tình trạng gạo bị mọt, gạo mốc bạn có thể tham khảo một số cách bảo quản đơn giản mà hiệu quả sau:
Bảo quản gạo ở những nơi khô ráo nhưng tránh ánh nắng mặt trời
Khi mua gạo mới về bạn hãy bảo quản vào các vại lu làm bằng sành sứ hoặc các hũ gạo thông minh bằng nhựa cứng đã được rửa sạch và lau khô. Bởi những chất liệu này sẽ không bị môi trường bên ngoài tác động cũng như bị chuột cắn. Riêng các vại lu đựng gạo bạn phải đậy nắp thật kỹ để tránh gạo bị ẩm mốc hoặc bụi bẩn thâm nhập vào.
Bảo quản gạo ở những nơi khô ráo nhưng tránh ánh nắng mặt trời
Sau khi đã cho gạo vào các hũ bạn hãy để ở những nơi khô ráo như tủ, kệ bếp,.. Tuy nhiên, các vị trí đó phải trên cao để tránh tiếp xúc với mặt đất là nơi môi trường ẩm thấp dễ bị vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh để gạo tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khiến chất dinh dưỡng bị giảm sút.
Bảo quản gạo trong tủ lạnh
Gạo chứa thành phần tinh bột nên là một loại thực phẩm hút ẩm rất nhanh. Do đó, nếu chẳng may bạn để gạo bên ngoài thì không khí ẩm sẽ dễ dàng xâm nhập. Từ đó khiến gạo bị ẩm mốc và giảm sút chất lượng. Vì vậy, cách bảo quản gạo tối ưu nhất là cho vào tủ lạnh. Bởi đây chính là môi trường có nhiệt độ thấp và khô ráo nhất.
Đặc biệt, trong điều kiện nhiệt độ thấp sẽ khiến các ấu trùng không thể phát triển thành mối mọt ăn gạo. Bạn nên để trong tủ lạnh khoảng 5 ngày sau đó cho gạo vào hũ kín và bảo quản nơi thoáng mát. Đây được xem là cách bảo quản tốt nhất để gạo giữ nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng.
Bảo quản gạo bằng tỏi
Gạo có mọt bạn không biết xử lý bằng cách nào? Vậy hãy thử ngay cách bảo quản gạo bằng tỏi để thấy ngay công dụng tuyệt vời. Bởi tinh dầu của tỏi có tác dụng ngăn chặn côn trùng cũng như mối mọt cắn phá. Do đó, bạn hãy cho vào thùng gạo mới mua một vài tép tỏi đã bóc vỏ. Tùy theo lượng gạo bạn bảo quản mà tăng hoặc giảm số lượng tép tỏi. Sau khi cho tỏi vào bạn nhớ hãy đậy nắp thật kín. Với cách làm này bạn có thể trữ gạo trong thời gian dài mà không lo chất lượng bị biến đổi do mối mọt.
Tinh dầu của tỏi có tác dụng ngăn chặn côn trùng cũng như mối mọt cắn phá
Dùng muối hoặc ớt để đuổi mọt mối gạo
Khi gạo bị mọt mối bạn hãy cho chút muối hoặc ớt vào trong thùng. Bởi muối có vị mặn và ớt có vị cay nồng. Khi mọt mối ăn gạo sẽ vô tình ăn cả muối và ớt khiến chúng sợ và bỏ đi. Tuy nhiên, bạn thấy gạo nhiều mọt cũng chỉ nên cho lượng muối vừa đủ, không nên rắc quá nhiều. Bởi gạo khi chế biến sẽ có vị quá mặn và cũng có thể khiến gạo dễ bị ẩm hơn.
Gạo bị mối mọt dù không quá ảnh hưởng đến chất lượng nhưng chúng cũng khiến bạn cảm thấy không ngon khi ăn, vì thế việc bảo quản tốt là điều ai cũng chú ý. Trên đây là một số cách bảo quản gạo không bị mối mọt, ẩm mốc tối ưu nhất. Hy vọng rằng bạn đã có thêm kiến thức để bảo quản tránh làm giảm sút chất lượng gạo.
Để có thêm những thông tin hữu ích về gạo bạn có thể truy cập tại đây hoặc liên hệ hotline 0932 788 299 để được nghe các chuyên gia tư vấn về gạo nhé!
Bình luận Facebook