Các bệnh thường gặp nhất ở mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ!
Các bệnh thường gặp nhất ở mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ!
Tình trạng sức khoẻ của thai phụ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển của thai nhi. Vì vậy tuyệt đối đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào về sức khoẻ nhé mẹ bầu!
1. Mẹ bầu thường gặp phải những vấn đề nào về sức khoẻ?
Do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố trong cơ thể kèm theo những suy nghĩ, lo lắng có thể khiến bà bầu dễ đối mặt với các vấn đề về sức khoẻ. Việc điều trị các bệnh trong giai đoạn mang thai cũng phải hết sức cẩn trọng để tránh làm ảnh hưởng tới an toàn của thai nhi.
Cơ thể bà bầu thường nhạy cảm hơn nên dễ mắc các vấn đề về sức khoẻ
1.1. Bà bầu có thể bị ho do cảm lạnh
Ho là một hiện tượng rất dễ gặp ở tất cả mọi người, về bản chất là một phản xạ tự nhiên giúp làm sạch đường hô hấp. Tuy nhiên nếu bà bầu bị ho kéo dài, ho nặng tiếng thì rất có thể cơ thể đang bị nhiễm lạnh, do lưu lượng máu tăng hoặc sự ảnh hưởng bởi quá trình phát triển của thai nhi. Hơn nữa, khi mang thai, cơ thể của mẹ cũng có những thay đổi nhất định, nhạy cảm hơn với môi trường xung quanh.
Xem thêm: Làm Thế Nào Để Lên Thực Đơn Cho Mẹ Bầu Vừa Ngon Vừa Đảm Bảo Dinh Dưỡng?
Ho bắt nguồn từ việc cơ thể bị cảm có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên cách trị ho cho mẹ bầu không hề đơn giản như những người bình thường. Vì bất kỳ sự tác động nào vào cơ thể trong thời gian này cũng làm ảnh hưởng tới đứa trẻ trong bụng.
Cách tốt nhất để giảm ho là xông hơi gừng sả. Ngậm mật ong với chút quất. Mẹ bầu không nên tuỳ tiện sử dụng thảo dược bởi trong đó có nhiều thành phần gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Nếu thực hiện các giải pháp tự chữa an toàn mà vẫn không thuyên giảm, thai phụ nên tham khảo trực tiếp ý kiến từ bác sĩ.
Bà bầu ho có thể do cảm lạnh, môi trường sống không sạch sẽ, sức đề kháng giảm,...
1.2. Bà bầu bị sốt
Khi thân nhiệt của bà bầu vượt quá 37 độ C nghĩa là cơ thể đang phải chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh. Bà bầu bị sốt phần lớn do “thủ phạm” là nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc hô hấp. Cũng có thể do hệ tiêu hoá gặp vấn đề.
Khác với ho, mẹ bầu bị sốt có thể dẫn tới nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khoẻ của thai nhi. Những cơn sốt phát sinh trong giai đoạn thai kỳ có thể gia tăng nguy cơ dị tật tim và hàm bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Khi bị sốt, thai phụ tuyệt đối không tự ý uống thuốc hạ sốt. Thay vào đó, hãy thực hiện các cách hạ sốt cho mẹ bầu thủ công như tắm hoặc lau người bằng nước ấm, chườm khăn lên trán, uống nhiều nước, để cơ thể nghỉ ngơi và mặc đồ thoáng mát.
Nếu sốt trên 39 độ C, hãy đưa bà bầu tới bệnh viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời. Tránh tối đa những biến cố về sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, nếu mẹ bầu hay bị đau đầu thì cần được nghỉ ngơi khoa học. Có thể massage nhẹ nhàng tạo cảm giác thư giãn và giảm bớt căng thẳng cho cơ thể.
Không tự ý uống thuốc hạ sốt trong suốt quá trình mang thai để tránh gây di tật cho trẻ
1.3. Các vấn đề về hệ tiêu hoá
Rối loạn hệ tiêu hoá cũng là tình trạng bệnh thường gặp ở mẹ bầu. Các vấn đề về tiêu hoá có thể gây đau bụng, tiêu chảy khiến cơ thể mệt mỏi. Nếu mẹ bầu đau bụng đi ngoài thể nhẹ, có thể uống oresol để bù nước. Trong trường hợp bị nặng, mẹ nên xem xét việc dùng kháng sinh điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Tiêu chảy lâu có thể tiến triển nặng dẫn tới mất nước vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, nếu thai phụ bị đau bụng tiêu chảy, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng sẽ nhanh khỏi bệnh và không gây hại tới sức khoẻ thai nhi.
Để phòng bệnh tiêu chảy, mẹ bầu nên ăn các thực phẩm sạch, an toàn. Hạn chế ăn đồ tanh hay các chất chứa nhiều phụ gia như đồ ăn nhanh. Bên cạnh đó, việc nghỉ ngơi đúng cách cũng rất quan trọng.
Đặc biệt, trong giai đoạn đầu thai kỳ, bà bầu cần đi xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu cho bà bầu sẽ giúp chẩn đoán, xác định các vấn đề sức khoẻ thường gặp phải để có hướng phòng tránh và điều trị kịp thời.
Khám sức khoẻ thai nhi định kỳ là điều cần thiết mà mọi thai phụ nên làm
2. Xét nghiệm máu cho mẹ bầu bao nhiêu tiền?
Mục đích của xét nghiệm máu cho bà bầu là để đánh giá tình trạng sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi. Đồng thời dự đoán các nguy cơ có thể xảy ra với thai kỳ và trong lúc sinh. Trên cơ sở kết quả xét nghiệm máu và kết quả thăm khám, bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra hướng can thiệp phù hợp nhất nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Khi thực hiện xét nghiệm máu cho mẹ bầu để phát hiện bệnh lý, có thể kể đến là:
- Xét nghiệm viêm gan B.
- Xét nghiệm xoắn khuẩn giang mai.
- Xét nghiệm HIV.
- Xét nghiệm Rubella.
- Xét nghiệm bệnh tiểu đường.
Tuỳ từng gói xét nghiệm và đơn vị cung cấp dịch vụ mà chi phí cũng khác nhau. Gia đình nên ưu đãi các đơn vị khám xét uy tín, chuyên nghiệp để có kết quả chuẩn xác nhất. Chi phí xét nghiệm máu tổng quát dao động 300,000 đồng – 500,000 đồng. Mức giá có thể nhiều hơn trong trường hợp phát sinh các gói xét nghiệm khác.
Xét nghiệm máu để yên tâm hơn về sức khoẻ của mẹ và bé
Xem thêm: Tiêm Uốn Ván Bao Nhiêu Tiền? Giá Tiêm Uốn Ván Cho Bà Bầu 2022
3. Bí quyết để mẹ bầu luôn khoẻ mạnh
Phụ nữ khi mang thai cần xây dựng những thói quen tốt sau để có sức khoẻ và hệ miễn dịch mạnh mẽ:
- Bổ sung thực phẩm chứa vitamin, giàu folate.
- Theo dõi và duy trì cân nặng.
- Lựa chọn giày dép phù hợp (không dùng đồ quá chật).
- Thay đổi thói quen mang vác nặng, sử dụng hoá chất khi dọn nhà,…
- Tập thể dục nhẹ nhàng và giữ cho mình một tinh thần thoải mái.
- Xét nghiệm và khám sức khoẻ định kỳ để theo dõi tình hình phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu sống vui, thai nhi luôn khoẻ!
Tóm lại, để bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và thai nhi, mẹ bầu cần thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc sống lành mạnh. Không chủ quan trước bất kỳ dấu hiệu nào của sức khoẻ và không tự ý sử dụng thuốc tại nhà. Theo dõi Ecolife để có thêm nhiều kiến thức chăm sóc các bé hữu ích nhé!
Xem thêm: Cảnh báo: Mẹ bầu thiếu canxi có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi
Bình luận Facebook