Làm thế nào để lên thực đơn cho mẹ bầu vừa ngon vừa đảm bảo dinh dưỡng?
Làm thế nào để lên thực đơn cho mẹ bầu vừa ngon vừa đảm bảo dinh dưỡng?
Khi biết chắc chắn mình đã mang thai, bên cạnh sự vui sướng, hạnh phúc còn đi kèm nỗi lo lắng về sức khoẻ của đứa bé được trọn vẹn sau khi chào đời. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định cân nặng và hạn chế dị tật cho thai nhi là chế độ dinh dưỡng.
Dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé sinh ra được khoẻ mạnh và phát triển trí não tốt. Đồng thời hạn chế những bệnh lý mãn tính như béo phì, tiểu đường,… Chính vì vậy, việc xây dựng thực đơn cho mẹ bầu là điều rất cần thiết để tăng sức đề kháng, giảm tai biến sản khoa và tăng khả năng tạo sữa sau sinh.
Duy trì cân nặng tiêu chuẩn cho mẹ bầu giúp bảo vệ sức khoẻ thai nhi tốt hơn
1. Xây dựng thực đơn cho mẹ bầu trong mỗi giai đoạn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu về năng lượng, chất béo, protein, glucid dành cho mẹ bầu được chia theo từng nhóm tuổi và thời kỳ mang thai theo quý.
Giai đoạn thai kỳ |
Trọng lượng thai nhi |
Số cân mẹ bầu cần tăng |
Nhu cầu năng lượng và các nhóm chất thiết yếu cho mẹ bầu mỗi ngày |
||||
Năng lượng (Kcal) |
Chất bột đường (g) |
Chất đạm (g) |
Chất béo (g) |
Chất xơ (g) |
|||
Trước mang thai |
2050 |
290 – 360 |
60 |
45 – 57 |
25 |
||
3 tháng đầu |
100g |
0 – 1 kg |
2100 |
300 – 370 |
61 |
46.5 – 58.5 |
28 |
3 tháng giữa |
1 kg |
4 – 5 kg |
2300 |
325 – 400 |
70 |
52.5 – 64.5 |
28 |
3 tháng cuối |
2 kg |
5 – 6 kg |
2500 |
385 – 430 |
91 |
60 – 72 |
28 |
Tổng 9 tháng |
9 – 12 kg |
Nguồn: Nutrihome
Xem thêm: Tiểu Đường Thai Kỳ Là Gì? Tiểu Đường Thai Kỳ Có Nguy Hiểm Không?
1.1. Ý tưởng xây dựng thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Giai đoạn đầu thai kỳ, nhiều mẹ thường bị ốm nghén nên việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn. Theo bảng dinh dưỡng trên, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mức cân lý tưởng nhất của mẹ bầu chỉ nên tăng tối đa 1 kg so với khi chưa mang bầu. Loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu là những quả chín như táo, chuối, sapoche, bơ.
Bên cạnh đó, các mẹ nên tránh ăn mặn, ăn gia vị và thức uống kích thích như ớt, tiêu, chè đặc hay cà phê, bia rượu, hút thuốc.
3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể không muốn ăn hoặc gặp khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm
1.2. Ý tưởng xây dựng thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa
Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển về khung xương, chiều cao. Vì vậy mẹ nên chú ý ăn các thực phẩm giàu canxi, kẽm. Đồng thời các triệu chứng ốm nghén trong giai đoạn này cũng giảm dần nên việc ăn uống có phần dễ chọn hơn. Bổ sung thức ăn có chứa phốt pho, i-ốt. Uống nhiều nước và hạn chế dùng hải sản có nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá hồi.
Tóm lại, mẹ có thể ăn theo sở thích của mình nhưng kiêng những món ăn bị hạn chế để bảo vệ sức khoẻ cho thai nhi. 3 tháng giữa thai kỳ, năng lượng cần cung cấp tăng thêm 250 kcal/ngày. Tương đương 1 chén cơm và thức ăn tăng thêm.
Hạn chế bổ sung quá nhiều thịt đỏ trong bữa ăn
1.3. Ý tưởng xây dựng thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Thai kỳ ở 3 tháng cuối được cung cấp năng lượng tăng thêm 450 kcal/ngày. Tương đương với 2 chén cơm và thức ăn. Nếu mẹ bầu đang thừa cân hoặc thiếu cân trong giai đoạn này, hãy đến gặp bác sĩ để được điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp nhé!
Bà bầu nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng
2. Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh
Mặc dù nhiều khuyến nghị cho rằng việc tăng cân lành mạnh khi mang thai là điều dễ hiểu. Tuy nhiên qua các nghiên cứu cho thấy không ít mẹ bầu tăng cân quá nhanh và nhiều chính là dấu hiệu cảnh báo về sức khoẻ.
Có một số người quan niệm sai lầm là khi có thai thì phải ăn nhiều hơn nhu cầu bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều nhưng lại ít vận động có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu tăng cân nhanh. Mặt khác, nếu mẹ đã hoặc đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, chống co giật,… hoặc mắc các bệnh như suy giáp, hội chứng đa nang buồng trứng,… cũng có thể gây tăng cân nhiều khi mang thai.
Tăng cân vùn vụt là dấu hiệu của một chế độ dinh dưỡng bất hợp lý
Cân nặng tăng nhanh khi mang thai có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi và ngay cả bản thân mẹ bầu. Làm tăng huyết áp thai kỳ, mắc chứng ngưng thở khi ngủ, xảy ra một số biến chứng khi sinh hoặc rủi ro trẻ thừa cân, béo phì khi chào đời là rất cao. Vì vậy, hãy lên thực đơn món ngon cho mẹ bầu một cách hợp lý theo thể trạng trong từng giai đoạn thai kỳ.
3. Mẹ bầu có nên uống sữa đậu nành không?
Trong giai đoạn mang thai, thai phụ hoàn toàn có thể uống sữa đậu nành. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể bổ sung sữa tươi không đường nếu muốn. Vậy mẹ bầu uống sữa tươi không đường vào lúc nào là hợp lý?
Thời điểm lý tưởng nhất để bà bầu uống sữa tươi không đường là sau bữa chính 1 - 2h. Điều này sẽ đảm bảo cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sữa tươi vào buổi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ sâu hơn. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều mẹ nhé!
Xem thêm: Làm Thế Nào Để Nhận Biết Mang Bầu Bé Trai Hay Bé Gái?
Ngoài xây dựng chế độ ăn phù hợp, bà bầu cần lưu ý tránh ăn hàng quán để đảm bảo vệ sinh. Hạn chế ăn những đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, ăn đồ ngọt và quá nhiều tinh bột. Tránh ăn các thực phẩm có tính hàn như nha đam, đu đủ xanh,... để tránh cho cơ thể và em bé bị nhiễm lạnh, đi ngoài.
Cùng với đó, mẹ nên kết hợp thói quen tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút/ngày. Thay vì ăn nhiều trong một bữa, hãy chia thành từng bữa nhỏ như bữa sáng, bữa nhẹ, bữa trưa, bữa xế, bữa tối và bữa khuya.
Kết hợp tập thể dục đúng cách để thai nhi có thể phát triển tốt nhất
Trên đây là một số lưu ý quan trọng khi xây dựng thực đơn cho mẹ bầu kèm theo giải đáp mẹ bầu không tăng cân có sao không. Kiểm soát cân nặng thông qua chế độ dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cho cả mẹ và bé!
Bình luận Facebook