1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Kết quả 5.0/5 (5 đánh giá)

Tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? gif5 

Trong suốt hơn 9 tháng thai kỳ, thai phụ cần kiêng cữ nhiều thứ để đảm bảo sức khoẻ cho thai nhi. Tuy nhiên, rất nhiều người phải đối diện với bệnh tiểu đường thai kỳ. Liệu bệnh này có gây ra nguy hiểm không? Làm thế nào để khắc phục? Mời bạn đọc cùng Ecolife tìm hiểu nhé!

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý hình thành từ sự rối loạn lượng đường trong máu trong giai đoạn mang thai. Đây là một trong những bệnh lý phổ biến ở mẹ bầu. Tuy nhiên, bệnh này chỉ phát triển mạnh trong thời gian mang thai và biến mất sau khi sinh em bé. Nghiên cứu chỉ ra rằng, có khoảng 2% - 10% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

tieu-duong-thai-ky-la-gi-tieu-duong-thai-ky-co-nguy-hiem 

Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra với tỷ lệ cao hơn khi mẹ bầu thừa cân

1.1. Vì sao bệnh tiểu đường phổ biến ở thai phụ?

Trong giai đoạn mang bầu, do nhu cầu năng lượng tăng cao khiến cơ thể mẹ bầu đòi hỏi lượng đường nhiều hơn. Cơ thể thai phụ có thể giải quyết lượng đường tăng cao bằng cách tự điều tiết sản xuất thêm lượng insulin trong thời gian mang thai. Tuy nhiên trên thực tế, không phải mọi bà mẹ đều được thuận lợi như vậy.

Xem thêm: Kiến Thức Chăm Sóc Mẹ Bầu Từ A->Z gif1 

Mặt khác, trong giai đoạn mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố để thai nhi phát triển. Thế nhưng nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin. Từ đó gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố và dẫn tới bệnh tiểu đường thai kỳ.

1.2. Thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao là ai?

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong giai đoạn mang thai sẽ cao hơn nếu bạn:

  • Mang thai khi tuổi đã ngoài 30 tuổi.
  • Trong sử gia đình từng có người mắc bệnh tiểu đường type 2.
  • Bản thân từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
  • Cân nặng quá tiêu chuẩn trước khi mang thai.
  • Đứa con trước nặng hơn 4.1 kg khi vừa sinh ra.

Nếu mức insulin và chỉ số tiểu đường thai kỳ đều ở giới hạn an toàn thì bạn không thuộc nhóm mắc tiểu đường thai kỳ.

tieu-duong-thai-ky-la-gi-tieu-duong-thai-ky-co-nguy-hiem_2 

Mang thai khi ngoài 30 tuổi dễ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ

2. Biểu hiện tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu

Bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai diễn ra khá thầm lặng. Dưới đây là các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, bạn tham khảo nhé!

  • Thường xuyên cảm thấy khát nước, thức giấc giữa đêm để uống nước.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày cùng lượng nước tiểu nhiều hơn so với các thai phụ khác.
  • Vết thương rất lâu lành so với bình thường.
  • Dễ bị nhiễm nấm ở vùng kín, đã điều trị bằng thuốc nhưng thường không hiệu quả.
  • Sụt cân, hốc hác, mệt mỏi và trông thiếu sức sống.

Nếu có tất cả các dấu hiệu trên, bạn nên tham khảo một số cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà hoặc đi xét nghiệm tại cơ sở y tế để yên tâm hơn.

tieu-duong-thai-ky-la-gi-tieu-duong-thai-ky-co-nguy-hiem_3 

Đi tiểu nhiều lần và luôn cảm thấy khát nước là một trong những cách nhận biết tiểu đường thai kỳ

3. Quá trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền?

Để tránh bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm, các chuyên gia y tế đầu ngành khuyến khích mẹ bầu nên tiến hành xét nghiệm vào các thời điểm quan trọng sau:

  • Xét nghiệm lần đầu vào tuần 24 – 28 của thai kỳ.
  • Phụ nữ có thai sau sinh từ 4 – 12 tuần nên đi xét nghiệm lại.
  • Phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ nên thực hiện xét nghiệm ít nhất 3 năm 1 lần.

Xem thêm : Mang Thai Có Dấu Hiệu Gì? Mang Thai Nên Ăn Gì Để Em Bé Khoẻ Mạnh? gif1

Để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất, mẹ bầu nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín. Họ có đội ngũ y bác sĩ lành nghề cùng sự hỗ trợ của máy móc tối tân sẽ giúp bạn đưa ra kết luận chuẩn. Hiện nay, chi phí cho một lần xét nghiệm tiểu đường nói chung và xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nói riêng dao động từ 300.000 – 400.000 đồng/lần (tùy vào từng cơ sở).

tieu-duong-thai-ky-la-gi-tieu-duong-thai-ky-co-nguy-hiem_4 

Lựa chọn xét nghiệm tại cơ sở y tế uy tín để có hướng điều trị an toàn nhất

4. Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nếu chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng quá cao sẽ xảy ra những trường hợp đáng tiếc sau:

4.1. Đối với thai nhi

  • Bé sau khi sinh ra dễ bị thừa cân, béo phì và mắc các bệnh về hô hấp. Hơn nữa chỉ số đường huyết của bé cũng không bình thường.
  • Bé dễ bị tụt canxi sau khi chào đời.
  • Nguy cơ dị tật thai nhi.

4.2. Đối với thai phụ

  • Nguy cơ chấn thương vùng lưng, gãy xương và trật khớp do thai nhi quá nặng.
  • Tỷ lệ tiền sản giật cao gấp 4 lần người bình thường.
  • Khả năng sinh non và sinh mổ tăng cao do phần thân dưới của bé quá to.
  • Sẩy thai, thai chết lưu.
  • Băng huyết sau sinh.

Để tránh những hậu quả đáng tiếc trên xảy ra, thai phụ cần có cho mình những cách phòng ngừa và ứng biến bệnh đúng cách.

tieu-duong-thai-ky-la-gi-tieu-duong-thai-ky-co-nguy-hiem_5 

Bệnh tiểu đường thai kỳ không nguy hiểm khi được phát hiện và điều trị kịp thời

5. Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao?

Trước hết, để phòng ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ, mẹ nên duy trì mức cân nặng lý tưởng khi mang thai. Tạo thói quen ăn uống dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Cân bằng lượng đường bột và các nhóm chất còn lại để tránh tạo cơ hội cho chỉ số đường huyết tăng cao. Cùng với đó là kết hợp các bài tập vận động nhẹ nhàng.

Xem thêm: Làm Thế Nào Để Nhận Biết Mang Bầu Bé Trai Hay Bé Gái?  gif1

Trường hợp mẹ bầu đang phải đối diện với bệnh này, hãy tuân thủ nghiêm ngặt theo thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ. Nói không với đồ ngọt, bổ sung vitamin, khoáng chất thích hợp. Tập những bài thể dục nhẹ nhàng trong 30 phút mỗi ngày như đi bộ, yoga.

Nếu bạn không thể kiểm soát lượng đường bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, hãy thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Khoảng 15% phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ cần dùng thuốc hoặc tiêm. Tuy nhiên giai đoạn mang thai rất nhạy cảm nên phải hết sức lưu ý khi tiếp nạp bất kỳ thứ gì vào cơ thể.

Đặc biệt, mẹ bầu tuyệt đối không tự ý uống thuốc tại nhà, tự chữa bằng các cây thảo dược bởi điều này có thể gây ra những nguy hiểm khôn lường cho thai nhi.

tieu-duong-thai-ky-la-gi-tieu-duong-thai-ky-co-nguy-hiem_6 

Theo dõi Ecolife để cập nhật các bí quyết chăm sóc sức khoẻ ngay hôm nay!

Như vậy, có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ lành mạnh. Nhất là trong giai đoạn bạn có ý định mang bầu thì càng nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và bảo vệ sức khoẻ một cách khoa học để thai nhi luôn mạnh khoẻ.

Đánh giá

Kết quả 5.0/5 (5 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.