Hướng dẫn cách ăn dặm BLW và cách xử lý hóc khi ăn dặm BLW
Hướng dẫn cách ăn dặm BLW và cách xử lý hóc khi ăn dặm BLW
Ăn dặm BLW là một phương pháp ăn dặm cực kỳ phổ biến bởi những tác dụng có lợi cho cả mẹ và bé. Tuy không còn là một cách thức nuôi con mới nhưng kiến thức chuẩn khoa học về biện pháp này vẫn chưa được đề cập đúng đắn. Ăn dặm BLW là gì? Và cách xử lý hóc khi ăn dặm BLW như thế nào? Hãy tìm hiểu ngay dưới đây!
1. Ăn dặm BLW là gì?
Ăn dặm BLW được gọi là ăn dặm tự chỉ huy với ý nghĩa về một phương pháp ăn dặm tự chủ của trẻ nhỏ. Phương pháp này đồng nghĩa với việc trẻ em có thể tự do ăn theo cách mình muốn, ăn những thứ mình thích mà không có sự bắt ép của cha mẹ. Trong bữa ăn, trẻ nhỏ được sắp xếp vị trí ngồi cẩn thận và chủ động ăn uống bằng cách cầm, nắm, bốc hoặc dùng đũa hoặc thì theo sở thích. Phương pháp này hạn chế sự tham gia của cha mẹ trong khi trẻ đang ăn.
Ăn dặm BLW được gọi là ăn dặm tự chỉ huy
BLW là một phương pháp ăn dặm có rất nhiều lợi ích đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Việc chủ động suy nghĩ ăn uống giúp kích thích quá trình phát triển cả về tri giác và thần kinh. Nhận thức về đồ ăn, mùi vị và các hành động cầm, nắm của trẻ cũng phát triển nhanh hơn bình thường.
Ngoài ra, ăn dặm BLW còn giúp phát triển kỹ năng nhai, nuốt của trẻ nhỏ. Trong khi ăn, trẻ có thể chủ động về lượng thức ăn phù hợp với chiếc bụng của bản thân, tránh những trường hợp trẻ ăn quá no khi bị cha mẹ bắt ép.
>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Anh Số 2 - Đảm Bảo Dinh Dưỡng Khi Ăn Dặm Tự Chỉ Huy Cho Bé 6 Tháng
2. Cách ăn dặm BLW cho bé mới bắt đầu
Bắt đầu ăn dặm blw như thế nào là một câu hỏi lớn từ rất nhiều bà mẹ trẻ. Để thực hiện phương pháp ăn dặm BLW có hiệu quả, người mẹ nên tìm hiểu thông tin liên quan đến phương pháp này như cách thức tiến hành, tác dụng, thời gian…
2.1 Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm BLW
Lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, thời gian phù hợp nhất để tiến hành phương pháp ăn dặm BLW là từ 6 tháng tuổi trở lên. Theo nghiên cứu, đây là thời điểm sữa mẹ đã không còn đủ dinh dưỡng cho trẻ, cùng với đó hệ tiêu hóa đã dần hoàn thiện nên ăn dặm là biện pháp cần có để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Trong những ngày đầu tiên ăn dặm blw, cha mẹ cần quan sát kỹ hành vi và phản ứng của trẻ, nếu có những dấu hiệu bất thường cần có sự tư vấn từ các chuyên gia.
Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm BLW là từ 6 tháng tuổi trở lên
2.2 Ăn dặm blw cần chuẩn bị những gì?
Để tiến hành phương pháp ăn dặm một cách hiệu quả, cha mẹ cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết khi ăn dặm BLW bao gồm:
- Ghế ăn dặm
- Khay ăn dặm
- Bát, đũa, thìa, muỗng…
- Cốc nước, ống hút, bình nước…
- Yếm ăn
- Các dụng cụ sơ chế thức ăn cho trẻ (dao, thớt, máy xay, nồi, chảo…)
- Cân tiểu ly xác định lượng thức ăn cho trẻ
- Các đồ dùng vệ sinh (khăn ẩm, khăn ướt..)
Các dụng cụ cần thiết khi ăn dặm BLW
>>> Xem thêm: Công Thức Bánh Ăn Dặm: Siêu Ngon Cho Bé - Siêu Dễ Cho Mẹ
2.3 Các loại thực phẩm phù hợp cho bé ăn dặm BLW
Để cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất mà vẫn phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, cha mẹ cần lựa chọn một số loại thực phẩm nhấn định. Những thực phẩm này cần đáp ứng một số yêu cầu như nhiều dinh dưỡng, dễ ăn, dễ nuốt, dễ tiêu hóa và có lợi cho sức khỏe của trẻ.
Một số thực phẩm được coi là phù hợp với chế độ ăn dặm BLW bao gồm:
- Rau củ: Bông cải xanh, cải ngọt, bí xanh, đậu hà lan, đậu đũa, đậu hà lan, cà rốt, nấm…
- Hoa quả: chuối, nho, xoài, đu đủ, cam, dâu tây, táo, kiwi…
- Chất đạm: Thịt lợn, thịt bò, thịt gà, trứng, tôm, cá, đậu hũ…
- Chất béo: Cá hồi, dầu oliu, dầu dừa, dầu lạc, bơ, phô mai,
- Tinh bột: cơm, cháo, khoai lang, khoai tây, khoai mì, yến mạch…
Một số thực phẩm là phù hợp với chế độ ăn dặm BLW
Cha mẹ cần lưu ý cách cắt rau củ cho bé ăn dặm blw, cắt lát vừa tay cầm hoặc tạo hình hấp dẫn vừa ăn tùy thuộc theo độ tuổi và khả năng ăn của trẻ. Các món ăn nên được chế biến bằng cái hấp, luộc hoặc xào với rất ít gia vị. Thời gian hấp rau củ cho bé ăn dặm blw nên ngăn để đảm bảo giữ được các dưỡng chất có trong thực phẩm.
2.4 Cách cho bé ăn dặm
Phương pháp ăn dặm BLW có hiệu quả khi bữa ăn của trẻ được tiến hành theo cách chủ động, tức nghĩa bé tự ăn theo các mình muốn. Cha mẹ có thể cố định vị trí ngồi cho bé, chuẩn bị sẵn các vật dụng như yếm, bát, đũa, cốc nước, khăn lau trước khi cho bé ăn.
Để tiến hành cho bé ăn dặm, cha mẹ nên chú ý các nguyên tắc quan trọng sau:
- Không ép trẻ ăn, hãy để trẻ tự chủ động ăn uống. Trong trường hợp cha mẹ muốn trẻ ăn theo thứ tự, hãy mang đồ ăn ra cho trẻ theo thứ tự từng món.
- Không quát mắng hay nạt khi trẻ ăn bừa bãi và làm rơi đồ ăn ra ngoài. Trong thời gian đầu tập ăn cha mẹ phải làm quen với việc trẻ ăn sẽ rất bừa bộn và bẩn. Thời gian này cha mẹ hãy để trẻ tập làm quen với cách ăn và đồ ăn nhiều hơn là mong trẻ ăn uống thành thục.
Cha mẹ phải làm quen với việc trẻ ăn sẽ rất bừa bộn và bẩn
- Không nên sử dụng chén đĩa, đặc biệt là đồ dễ vỡ khi bé mới bắt đầu ăn dặm. Vì bé có thể làm rơi vỡ đồ đạc. Khi trẻ đã lớn và thuần thục với cách ăn uống này, cha mẹ có thể sử dụng các đồ dùng xinh xắn để kích thích tính tò mò của trẻ
- Giới hạn một khoảng thời gian nhất định khi bé ăn. Không để thời gian quá lâu dẫn tới tình trạng ăn uống không tập chung.
- Bổ sung thực phẩm đa dạng cùng với cách chế biến phù hợp. Cần chế biến đồ ăn theo nguyên tắc dễ ăn, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng.
- Ngồi bên cạnh và quan sát bé ăn để theo dõi thói quen ăn uống của trẻ cũng như xử lý vấn đề kịp thời khi trẻ bị hóc, nôn, trớ…
>>> Xem thêm: Các Tiêu Chí Nào Để Đánh Giá Một Loại Sữa Bột Tốt Cho Trẻ Sơ Sinh?
3. Bé bị hóc khi ăn dặm BLW và cách xử lý
3.1 Dấu hiệu bé bị hóc khi ăn dặm BLW
Hóc khi ăn là một trường hợp thường gặp ở trẻ nhỏ ăn dặm, đặc biệt là ăn dặm BLW. Do đặc điểm tự chủ trong khi ăn, nên bé rất dễ bị hóc. Những dấu hiệu sau chính là những biểu hiện hóc mà cha mẹ cần nhận biết sớm để có cách xử lý kịp thời.
- Trẻ nôn ọe khi ăn phải đồ ăn quá lớn, ghê cổ họng
- Trẻ nghẹn cổ, khó thở khi dị vật tiến sâu vào cổ họng, gây chèn ép ống thở
- Trẻ nhỏ không nói hoặc khóc được do dị vật đã gây tắc nghẽn cổ họng
- Da mặt tím tái do bé không thở được, máu không lưu thông
3.2 Vì sao bé bị hóc khi ăn dặm
Trong khi ăn dặm BLW, trẻ nhỏ thường hay bị hóc khi ăn, đây là một phản ứng thường chưa kịp làm quen với phương pháp này. Trẻ nhỏ có thể bị hóc khi bé chưa kiểm soát được tốc độ và lượng ăn của mình. Khi bắt đầu làm quen với đồ ăn, trẻ thường ăn theo bản năng, cầm nắm và ăn liên tục dẫn tới hóc.
Trẻ nhỏ thường hay bị hóc khi ăn dặm
Trong trường hợp đồ ăn quá lớn và dai, bé cũng có thể bị hóc vì không kịp nhai và nuốt. Để hạn chế tình trạng hóc, cha mẹ nên lựa chọn những đồ ăn mềm, dễ nuốt và chế biến phù hợp. Nên cắt đồ ăn ở dạng dễ cầm nắm đối với các loại đồ ăn mềm như rau củ. Những thức ăn dễ hóc như thịt, hoa quả cứng nên để miếng nhỏ vừa ăn.
>>> Xem thêm: Cách Xử Lý Khi Trẻ Bị Sặc Sữa Cha Mẹ Cần Phải Biết
4. Cách xử lý hóc khi ăn dặm BLW
Khi trẻ nhỏ bị hóc đồ ăn, cha mẹ nên có các cách xử lý kịp thời, tránh để xảy ra những trường hợp không mong muốn.
4.1 Cách xử lý khi trẻ hóc nhẹ, thở bình thường
Khi trẻ hóc nhưng vẫn có thể thở và nói chuyện bình thường tức là bé chỉ bị hóc nhẹ và không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Trong trường hợp này, cha mẹ nên bình tĩnh quan sát và cố gắng đẩy dị vật ra ngoài. Cha mẹ cố gắng giúp trẻ ho hoặc vỗ lưng cho bé nôn dị vật ra ngoài. Nếu những cách xử lý trên không giải quyết được dị vật, hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để lấy dị vật ra ngoài.
4.2 Cách xử lý khi trẻ khó thở, tím tái
Trong những trường hợp hóc nặng, bé bị chèn ép ống thở dẫn đến khó thở, tím tái cơ thể, cha mẹ cần thực hiện nhanh các biện pháp sơ cứu. Thời gian sơ cứu càng nhanh, cơ hội cứu sống trẻ càng cao.
Đối với các bé dưới 2 tuổi, cha mẹ nên tiến hành sơ cứu bằng cách vỗ lưng như sau:
- Bước 1: Để trẻ nhỏ đầu cúi xuống thấp hơn ngực
- Bước 2: Cha mẹ vỗ lưng cho bé bằng cách dùng gốc bàn tay vỗ vào vùng lưng giữa hay xương bả vai của bé từ 4-5 lần
- Bước 3: lấy dị vật ở miệng bé ra ngoài, (Nếu dị vật không ra, hãy lặp lại từ 3-5 lần các thao tác trên)
Sơ cứu bằng cách vỗ lưng
Nếu cách vỗ lưng không hiệu quả, cha mẹ nên chuyển nhanh qua phương pháp ấn lồng ngực:
- Bước 1: Đặt con nằm ngửa sao cho đầu chúc xuống dưới thấp hơn ngực
- Bước 2: Sử dụng gốc bàn tay để ấn nhẹ 5 lần vào vị trí nửa dưới của xương ức
- Bước 3: Nếu trẻ vẫn có hiện tượng khó thở, hay luân phiên thực hiện các thao tác vỗ lưng và ấn ngực đến khi trẻ thở lại bình thường
Sơ cứu bằng phương pháp ấn lồng ngực
Đối với các bé trên 2 tuổi, cha mẹ nên thực hiện thêm thủ thuật Heimlich cho bé:
- Bước 1: Đứng phía sau con và dùng 2 tay ôm nhẹ lấy vùng thắt lưng của bé
- Bước 2: Đặt 1 tay dạng nắm đấm trên vùng thượng vị (dưới mũi ức và phía trên rốn). Lấy tay còn lại ôm lên nắm đấm đó
- Bước 3: Ấn dứt khoát 5 lần liên tục vào bụng bé theo các hướng từ dưới lên trên và trước ra sau
4.3 Cách xử lý khi trẻ hôn mê
Bé hóc khi ăn dặm BLW có dấu hiệu hôn mê là một tình trạng nặng, khi đó cha mẹ cần thực hiện các thao tác cấp tốc như sau:
- Bước 1: Để trẻ nằm ngửa người, đồng thời quỳ ràng hai chân cạnh đùi của bé
- Bước 2: Đặt chồng 2 lòng bàn tay lên vùng thượng vị của bé ( khu vực phía dưới xương ức)
- Bước 3: Ấn 5 cái vào bụng nhanh, mạnh và dứt khoát từ dưới lên trên. Lặp lại đến khi dị vật được lấy ra ngoài.
>>> Xem thêm: Aptamil Anh - Dòng Sữa Bột Siêu Dinh Dưỡng Cho Trẻ Em Việt Nam
4.4 Cách xử lý khi trẻ có dấu hiệu ngừng thở
Một trường hợp nặng nhất khi hóc đồ ăn ở trẻ là dấu hiệu ngừng thở. Trong trường hợp này cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để các bác sĩ tiến hành cứu chữa kịp thời.
Hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất
Bình luận Facebook