Những lưu ý cho bà bầu khi tiêm chủng vắc xin covid-19
Những lưu ý cho bà bầu khi tiêm chủng vắc xin covid-19
Trong đại dịch covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, nhà nước chúng ta quyết định cho tất cả mọi người trên 18 tuổi tiêm Vắc xin chống lại Covid-19. Nhưng đối với phụ nữ mang và cho con bú thì có ảnh hưởng gì không ? Có những lưu ý như thế nào? Các mẹ cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
1. Mẹ bầu cần được tiêm phòng covid-19 hay không?
Theo nghiên cứu của các bác sĩ Khoa Sản Phụ Sinh cho thấy, phụ nữ mang thai rất cần được tiêm phòng vắc xin chống dịch. Đặc biệt hơn là những người có nguy cơ mắc bệnh cao như cán bộ, nhân viên y tế, đối tượng thường xuyên tiếp xúc với nhiều người trong cộng đồng, người đang sống trong vùng dịch.
Trong quá trình phụ nữ đang mang thai, thì miễn dịch của cơ thể suy giảm đáng kể so với người bình thường. Khi thai phát triển càng lớn, tử cung phụ nữ sẽ to hơn đẩy cơ hoành cao lên, vì thế dung tích của phổi giảm đi, cản trở việc hô hấp, gây nhiều triệu chứng khó thở đối với bà bầu. Nên lượng oxy cần cho bà bầu nhiều hơn người bình thường.
Ngoài ra, đa số phụ nữ mang thai còn có hiện tượng trữ nước gây phù niêm mạc đường hô hấp dễ bị tổn thương. Nếu bà bầu mắc bệnh covid-19 thì tình hình sẽ diễn biến nhanh và xấu hơn người bình thường...cần điều trị tích cực hơn, lượng oxy cung cấp nhiều hơn vì 1 lần cấp oxy là 1 người nhưng đến 2 người nhận
Vì những lý do trên, nên việc tiêm phòng vắc xin cho mẹ bầu là cực kì quan trọng, để bảo vệ được tính mạng người mẹ cũng như đứa bé trong bụng mẹ trước sự tấn công của đại dịch
Hiện nay, nghiên cứu trên thế giới cho thấy, vắc xin Covid-19 không gây ảnh hưởng gì đối với phụ nữ mang thai, và đang được thu thập thêm nhiều thông tin khác để đánh giá vắc xin này thêm toàn diện hơn.
>>> Xem thêm: Những Lưu Ý Trước, Trong Và Sau Khi Tiêm Vắc Xin Covid 19
2. Những lưu ý dành cho mẹ bầu khi tiêm vắc xin covid-19
Phụ nữ đang mang thai khi đăng ký tiêm vắc xin cũng được khám sàng lọc trước, tư vấn trực tiếp và làm theo yêu cầu của bộ y tế. Tuy nhiên nhóm đối tượng này cần được khám qua các bệnh viện sản để bảo đảm an toàn tiêm chủng.
Bác sĩ Khoa sản cho biết: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì Virut Covid-19 không vào được buồng ối. Khi thai trưởng thành trên 13 tuần, cơ thể đã hoàn thiện hơn về các bộ phận quan trọng trên cơ thể, nên nguyên nhân dị tật thai nhi ở giai đoạn này tương đối thấp.
Việc khám thai thường xuyên trước khi tiêm phòng vắc xin Covid-19 tại các bệnh viện phụ sản rất cần thiết cho việc cung cấp các thông tin cần thiết cho bác sĩ chẩn đoán và có đáp ứng đủ điều kiện tiêm chủng hay không?
Trong thời gian hiện tại, phụ nữ mang thai được tiêm chủng các loại vắc xin như : Astrazeneca, Mordena và chống chỉ định đối với Sputnik V. Hầu hết các dòng vắc xin chống covid đều tiêm 2 liều theo thời gian tùy thuộc từng loại.
Phụ nữ mang thai trên 13 tuần cần được tiêm phòng vắc xin mũi thứ nhất. Và mũi thứ hai kết thúc trước 36 tuần. Sau 36 tuần nếu không kịp hoàn tất mũi hai thì sản phụ sẽ được tiêm trong thời gian hậu sản.
Trong thời gian mang thai, phụ nữ còn có các mũi tiêm khác như : phòng uốn ván…. Những mũi tiêm phòng này cần được tiêm trước 14 ngày hay 28 ngày trước khi tiêm vắc xin Covid-19
Không khuyến cáo bỏ thai kỳ trong thời gian tiêm phòng vắc xin Covid-19
>>> Xem thêm: Bật Mí 3 Loại Thuốc Pregnacare Cho Mẹ Bầu Mùa Covid
3. Phản ứng của mẹ bầu sau khi tiêm phòng vắc xin covid -19
Phụ nữ mang thai sẽ có những phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin bình thường như:
Sốt, đau đầu, nóng lạnh, đau cơ, nhức mỏi cơ bắp, ngứa, ửng đỏ sưng chỗ tiêm…
Những biển hiện nghiêm trọng như: tăng huyết áp, chỗ tiêm sưng tấy lan rộng, tê quanh miệng, da tím tái, đỏ da, cổ họng ngứa, đường hô hấp thở khó, nghẹt thở, ho nhiều…. Cơ thể chóng mặt, xây xẩm, chân tay co quắp…
Khi có những biển hiện nghiêm trọng , mẹ bầu nên đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị
Sau khi tiêm phòng vắc xin, mẹ bầu không nên ở nhà một mình ít nhất trong 3 ngày đầu tiên.
Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, thư giãn thoải mái để cơ thể khỏe mạnh và chống lại dịch bệnh
>>> Xem thêm: chế độ dinh dưỡng của bà bầu
Bình luận Facebook