1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Sản phụ sau sinh mổ cần kiêng những gì?

Sản phụ sau sinh mổ cần kiêng những gì?

Kết quả 5.0/5 (5 đánh giá)

Sản phụ sau sinh mổ cần kiêng những gì? gif3 

Sau sinh mổ, cơ thể sản phụ thường rất yếu và cần được bồi bổ các món ăn giàu dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm để sức khoẻ nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, không phải mọi món ăn đều phù hợp với sản phụ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu sản phẩm sinh mổ cần kiêng những gì nhé!

san-phu-sau-sinh-mo-can-kieng-nhung-gi

Thời gian kiêng cữ sau sinh vô cùng quan trọng với sức khoẻ của sản phụ

1. Bí quyết xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ

Nhiều sản phụ sinh mổ thường để lại vết sẹo khá lớn gây ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ của mẹ. Dưới sự tác động của thuốc gây mê khiến hoạt động co bóp của nhu động ruột bị chậm lại, dạ dày và ruột bị xáo trộn tạm thời. Vì vậy sản phụ cần đặc biệt thận trọng trong việc ăn uống.

Thông thường, trong khoảng 6 tiếng đầu tiên từ khi ca mổ kết thúc, sản phụ thường chỉ được phép uống nước lọc, truyền nước hay ăn một ít cháo loãng. Sau khi xì hơi thì bắt đầu chuyển qua dùng thức ăn đặc và tới ngày thứ 2 thì trở về chế độ ăn uống bình thường.

Bữa ăn cần có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như: đạm, đường, tinh bột và chất béo.

  • Tăng cường các thực phẩm giàu protein, chất sắt, vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn để ngăn ngừa thiếu máu, nhanh lành vết thương và phục hồi sức khoẻ trong thời gian sớm nhất.
  • Tránh các thực phẩm có thể gây làm mủ làm chậm quá trình phục hồi và khiến vết sẹo mất thẩm mỹ.
  • Bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hoá, tăng tiết sữa cho con bú.
  • Dùng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ để chế biến thức ăn.
  • Trong những ngày đầu sau mổ, hãy hầm nhừ, băm nhỏ thức ăn và chia thành nhiều bữa trong ngày để giảm gánh nặng tiêu hoá cho sản phụ.

san-phu-sau-sinh-mo-can-kieng-nhung-gi_2 

Xây dựng thực đơn cho sản phụ sau sinh cần tránh thực phẩm có tính hàn

2. Điểm danh 9 điều cần kiêng sau khi sinh mổ

Hãy tiếp tục cùng Ecolife tìm hiểu xem sản phụ sau sinh mổ cần kiêng những gì nhé!

2.1 Nằm ngửa trên mặt phẳng

Tư thế nằm sau sinh đối với sản phụ sinh mổ vô cùng quan trọng để ổn định vết mổ nhanh hơn. Khi hết thuốc tê, sản phụ nên trở mình nằm nghiêng bởi nếu nằm ngửa lâu trên mặt phẳng sẽ làm co thắt tử cung mạnh hơn. Khi nằm, bạn nên kê gối mỏng sau lưng để tạo cảm thấy dễ chịu hơn.

2.2 Nằm một chỗ quá lâu

Sản phụ không nên nằm một chỗ quá lâu. Sau sinh khoảng 24 giờ, hãy tập đứng dậy đi lại và vận động nhẹ nhàng để kích hoạt hệ tiêu hoá. Đồng thời tránh tắc nghẽn tĩnh mạch và chứng dính ruột nguy hiểm. Nếu chưa thể đứng dậy đi lại thì hãy thay đổi tư thế nằmmassage cổ tay, lòng bàn chân quá trình lưu thông máu tốt hơn.

2.3 Ăn quá no sau mổ

Ca sinh mổ lấy đi rất nhiều sức lực của sản phụ nên thường ham muốn ăn và dễ đói bụng. Tuy nhiên, nếu ăn no sau khi mổ, ruột và thành dạ dày sẽ bị tác động khiến việc tiêu hoá thức ăn kém hiệu quả hơn. Vì vậy, nếu ăn quá no sẽ khiến thức ăn bị tích tụ lại, gây ra tình trạng táo bón, đầy hơi.

Hơn nữa, việc ăn quá no còn làm ảnh hưởng đến vết mổ do dạ dày phình to gây áp lực lên da bụng và vết mổ. Khiến chúng bị căng ra, gây đau, lâu lành và rỉ máu ở vết mổ.

san-phu-sau-sinh-mo-can-kieng-nhung-gi_3

Ăn quá no khiến vết mổ chậm hồi phục hơn

2.4 Tắm nước lạnh

Sau khi sinh, cơ thể sản phụ rất yếu và dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng. Vì vậy, sản phụ cần tránh tuyệt đối tắm nước lạnh. Nhất là tắm về đêm hay uống nước lạnh. Vì vậy, hãy tắm và uống nước ấm sau khi sinh. Tốt nhất là tắm bằng vòi hoa sen, hạn chế ngâm mình trong bồn tắm. Sau đó lau khô người bằng khăn mềm, nhất là vùng mổ.

2.5 Ăn đồ tanh, dầu mỡ

Sau khi sinh, hệ tiêu hoá của sản phụ cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Nếu mẹ ăn đồ ăn tanh, nhiều dầu mỡ sẽ khiến dạ dày bị ảnh hưởng, dễ tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi. Khi bị đau bụng, dạ dày và cơ bụng sẽ bị co thắt, tác động tới vết mổ, gây đau. Hãy ưu tiên những đồ ăn dễ tiêu hoá sau sinh.

Xem thêm: Cách Sử Dụng Tảo Xoắn Để Giảm Cân Và Các Lưu Ý Cần Phải Biếtgif2 

Hơn nữa, đồ ăn tanh, nhiều dầu mỡ sẽ làm giảm chất lượng sữa và gián tiếp gây hại lên hệ tiêu hoá của trẻ. Việc kiêng khem của sản phụ không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ của bản thân mà còn liên quan tới em bé. Sau khi sinh mổ, sản phụ nên kiêng các loại thực phẩm như cá, cua, ốc. Trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ tuy nhiên nên tránh trái cây chua như chanh, quýt hay các loại gia vị cay nóng.

2.6 Làm việc quá sớm

Sau khi sinh, mẹ nên chuyên tâm nghỉ ngơi để cơ thể được phục hồi tốt nhất. Vì vậy, mẹ không nên làm việc sớm, hạn chế vận động mạnh. Vì áp lực công việc có thể gây stress ảnh hưởng tới tâm lý, sức khoẻ và chất lượng sữa.

san-phu-sau-sinh-mo-can-kieng-nhung-gi_4

Hãy để cơ thể và tinh thần thoải mái nhất có thể sau khi sinh em bé

2.7 Chăm sóc vùng kín sai cách

Để tránh viêm nhiễm, nhất là lúc sau sinh, sản phụ nên chú trọng việc chăm sóc vùng kín. Hãy rửa âm hộ 3 lần/ngày bằng dung dịch vệ sinh do bác sĩ chỉ định. Tránh dùng những loại dung dịch có nồng độ pH quá cao gây mất cân bằng môi trường tự nhiên của âm đạo, tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Mẹ nên mặc đồ lót bằng chất liệu 100% cotton dễ thấm hút. Nói không với việc mặc quần lót quá chật.

Xem thêm: Tại Sao Phải Kiêng Cữ Sau Sinh? Kiêng Cữ Sau Sinh Đúng Cách?  gif2

2.8 Quan hệ tình dục sớm

Dù sinh mổ không ảnh hưởng nhiều tới bộ phận sinh dục nhưng sản phụ cũng không nên quan hệ tình dục quá sớm. Bởi vết mổ sau sinh cần nhiều thời gian để phục hồi. Nếu quan hệ sớm sẽ gây cọ sát, giãn vết thương làm chậm quá trình hồi phục. Ngoài ra, quan hệ tình dục còn tăng nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn vùng kín.

2.9 Nịt bụng ngay sau khi sinh

Nhiều sản phụ mang nỗi sợ bụng béo, bụng phệ sau sinh làm mất thẩm mỹ mà đã lập tức dùng nịt bụng để nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Thế những, việc dùng nịt bụng quá sớm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ. Nịt bụng tác động trực tiếp lên vết mổ, gây bí hơi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, nịt bụng còn khiến máu khó lưu thông làm ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác bên trong ổ bụng.

Do đó, mẹ chỉ nên dùng nịt bụng sau khi vết mổ đã phục hồi hoàn toàn và cơ thể mẹ cũng hoàn toàn khoẻ mạnh.

san-phu-sau-sinh-mo-can-kieng-nhung-gi_5

Lấy lại vóc dáng bằng những bài tập khoa học để không ảnh hưởng sức khoẻ

3. Xây dựng 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ nhanh phục hồi

Dựa vào 12 thực phẩm sau để xây dựng 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ nhé!

  • Thực phẩm giàu chất đạm: Sữa, tôm, ức gà, thịt nạc,…
  • Bột yến mạch
  • Các loại rau màu xanh đậm
  • Đu đủ xanh
  • Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hạt thì là, óc chó,…
  • Măng tây
  • Nghệ
  • Rong biển
  • Rau củ có màu đỏ
  • Tỏi
  • Hoa quả: chuối tiêu, việt quất,…
  • Gạo lứt

Trong thời gian đầu sau sinh, cơm cữ dành cho mẹ sinh mổ rất quan trọng để vừa phục hồi sức khoẻ cho mẹ, vừa đảm bảo nguồn sữa cho bé. Hãy linh hoạt thay đổi thực đơn dựa trên những thực phẩm gợi ý trên để cơ thể nhanh phục hồi và vết thương mau lành mẹ nhé!

san-phu-sau-sinh-mo-can-kieng-nhung-gi_6 

Theo dõi Ecolife để cập nhật những kiến thức chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé hữu ích!

Ngoài ra, để phục hồi sức khoẻ mẹ bầu sau sinh mổ nhanh và hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo sản phẩm Tảo xoắn Spirulina - “siêu thực phẩm" bổ sung dinh dưỡng tối ưu nhất cho người cần lại sức.

Đánh giá

Kết quả 5.0/5 (5 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.