Tết trung thu mùa Covid 19 - ở nhà nhưng vẫn vui
Tết trung thu mùa Covid 19 - ở nhà nhưng vẫn vui
Tết trung thu là tết của thiếu nhi được vui đùa ngoài trời cùng bạn bè và gia đình, ngoài ra cũng là dịp để dâng bánh lên cúng ông bà tổ tiên và tặng bánh cho người thân. Nhưng do mùa giãn cách từ dịch covid-19 khiến cho chúng ta khó khăn để đón tết. Các bạn hãy cùng đón Rằm trung thu tại nhà cùng gia đình, vừa ấm áp vừa học thêm những điều thú vị qua bài viết này nhé.
1. Vì sao được gọi là Tết Trung Thu
Tết trung thu của Việt Nam được tính theo Âm lịch là ngày 15 tháng 8 hằng năm. Đây là tết của thiếu nhi, sau khi hoàng hôn buông xuống là các hoạt động ngoài trời diễn ra tưng bừng. Trẻ em được ba mẹ tặng lồng đèn trung thu, lồng đèn hình ông sao, cá chép...ăn bánh nướng và múa hát vui đùa bên các tiết mục trò chơi được bày ra.
Vào ngày tết trung thu, người ta sẽ bày ra các mâm cỗ và ngồi dưới ánh trăng còn hay được gọi tắt là “ trông trăng”. Thời điểm trăng lên cao và sáng nhất, thiếu nhi vừa múa hát những bài về Tết trung thu, một số nơi còn tổ chức múa lân, múa rồng, sư tử để các bé có thể vui chơi thỏa thích.
Ở Việt Nam, ngày rằm Trung Thu có từ thời xa xưa, nhiều hình ảnh được khắc trên mặt trống đồng. Từ thời nhà Lý, tết trung thu tổ chức tại kinh thành Thăng Long, với các l6ẽ hội lớn như đua thuyền, rước đèn bằng cách thả lồng đèn dưới sông hoặc cho bay lên cao, múa rối nước.
2. Ý nghĩa của Rằm Trung Thu
Trong dịp rằm Trung Thu, người ta sẽ làm bánh trung thu, hoặc mua bánh dâng lên ông bà tổ tiên, và biếu tặng cho người thân, bạn bè, thầy cô…
Người Hoa còn tổ chức múa rồng, còn người Việt sẽ múa sư tử hay còn được gọi là múa lân. Lân hoặc rồng tượng trưng cho sự may mắn, an lành cho mọi gia đình.
Ngoài việc cho trẻ con vui đùa, đốt đèn mùa Trung Thu, người lớn chúng ta còn ngắm trăng, thưởng thức rượu chè khi trăng lên cao.
Những hoạt động vui chơi cho trẻ như đốt đèn ông sao, đèn hình cá chép, lồng đèn kéo quân muôn sắc màu, muôn hình thù … kết hợp với những bài nhạc ca múa hát mùa Trung Thu và những trò chơi dân gian lạ lẫm. Nhờ những việc này phụ huynh sẽ đưa con em mình hòa nhập với thiên nhiên và tránh xa các điện thoại, vi tính.
Tết Trung Thu ngoài miền Bắc khác với miền Nam. Họ sẽ có những bài hát đối đáp nhau của nam và nữ, vừa hát vừa đánh nhịp trên một chiếc thùng rỗng. Những tiếng “thùng thùng thình” tạo ra một giai điệu quen thuộc khi chung với câu hát đó. Tai gái đối đáp cùng nhau trong đêm trăng rằm, vừa được vui chơi, vừa được dịp kén chọn kết duyên cùng người bạn đời trăm năm. Tục lệ hát trống quân, theo truyền miệng dân gian có từ thời ông Lạc Long Quân và Âu cơ. Tết trung thu của người Hoa, không có phong tục này
>>> Xem thêm: Cách Pha Sữa Aptamil Theo Chuẩn Hàng Anh Quốc
3. Tết trung thu mùa Covid-19 - ở nhà nhưng vẫn vui
Trung thu năm 2020 vừa rồi. Chúng ta vẫn được ra ngoài trời vui chơi cùng ăn bánh thì năm nay tết trung thu 2021, do đại dịch covid ta chống dịch tại nhà. Nhưng mọi người vẫn lạc quan và vui vẻ đón trung thu tại nhà cùng gia đình nhé !
3.1 Cùng nhau làm những chiếc bánh trung thu handmade tại nhà
Dưới đây Ecolife xin hướng dẫn cách chế biến món bánh trung thu nhân đậu xanh để dâng lên ông bà tổ tiên trong mùa giãn cách nhé :
Nguyên liệu cần thiết:
Phần nhân bánh:
- 200gr đậu xanh vàng
- 80gr đường ( nhiều hơn nếu bạn thích ngọt)
- 70gr dầu ăn ( bạn nên dùng dầu dừa hoặc dầu olive tốt cho sức khỏe nhé)
- 10gr bột mì hoặc bột bắp hòa tan với 50ml nước
Phần vỏ bánh:
- 250gr bột mì đa dụng
- 160ml nước đường
- 30gr dầu đậu phộng ( nếu bạn muốn bánh thơm) không có thì dùng dầu ăn thường
- 1 lòng đỏ trứng gà
- 10gr bơ đậu phộng
>>> Xem thêm: Chế Độ Ăn Uống Tăng Sức Đề Kháng Cho Bé Mùa Covid-19
Cách thực hiện:
Bước 1: Làm vỏ bánh
- Rây bột mì vào tô lớn, dùng thìa tạo 1 khoảng trống giữa bột và cho tất cả các nguyên liệu dùng làm vỏ bánh vào
- Dùng thìa nhẹ nhàng trộn đều theo chiều kim đồng hồ, cho đến khi các bột khô hòa tan vào với những nguyên liệu còn lại
- Nhồi bột mịn cho đến khi bột thành một khối đồng nhất, không còn bết dính tay. Bột hoàn thành sẽ hơi ẩm một chút, nếu bột có tình trạng khô và vỡ vụn chúng ta cho thêm dầu ăn vào và trộn tiếp tục
- Dùng bọc nilon hoặc màng bọc thực phẩm ủ lại bột đó và cho bột nghỉ tầm 45-50p
- Sau khi bột nghỉ ngơi xong ta chia đều các phần bột đó ra, mỗi phần bột nặng tầm 45gr
Bước 2: Làm nhân bánh
- Đậu xanh vàng đã cáng vỏ, đun nóng với nước đường cho đến khi nhuyễn mịn
- Lọc qua rây và cho phần nhân đó vào chảo ( lưu ý cần chảo chống dính)
- Sên phần nhân đậu xanh đó trên chảo , cho lượng dầu ăn vào từ từ cho đến khi chúng hòa quyện lại với nhau
- Bột mì ( bột bắp ) đã được hòa tan 40-50ml nước đã chuẩn bị bên trên, ta cho luôn vào chảo sên cùng một lúc
- Sau khi bạn thấy nhân không dính bằng cách lấy một lượng nhỏ vo tròn, nếu nhân không chảy xuống là chúng ta đã thành công
- Vo tròn phần nhân, chia ra từng phần, mỗi phần nhân tầm 100gr
Bước 3: Đóng bánh thành khung
- Nặng phần vỏ bánh sau khi chia thành 1 khối tròn dẹp, cáng mỏng chúng ra, cho phần nhân vào giữa và túm vỏ bánh lại vò thành viên tròn sao cho vỏ bánh bọc được hết phần nhân.
- Cho phần bánh đã vo tròn vào khuôn bánh và ấn nhẹ tay
- Bạn cần chuẩn bị hỗn hợp để quét lên mặt bánh trước khi đem nướng: 1 lòng đỏ trứng gà đánh tan đều
Bước 4: Nướng bánh
Cho bánh vào lò nướng : nướng lần 1 tầm 10- 15 phút. Sau đó bạn lấy ra cho bánh nghỉ ngơi, quét thêm lớp hỗn hợp trứng lên mặt bánh và cho vào nướng tiếp tầm 8-10p nữa. Thế là xong, chúc các bạn thành công
3.2 Cùng nhau làm lồng đèn Trung Thu bằng lon sữa cho bé tại nhà
Lòng đèn là thứ không thế thiếu của trẻ em vào mùa thu trung. Nhưng thực hiện chỉ thị giãn cách do mùa dịch bệnh nên phụ huynh chúng ta đều khó khăn khi mua lồng đèn cho bé. Vậy tại sao ba mẹ lại không tự tay làm, nó vừa mang ý nghĩa tình cảm gia đình vừa cho bé có một trải nghiệm thú vị mùa trung thu
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 1 vỏ lon thiếc ( lon sữa bò, lon sữa bột…)
- Đinh dùng để tạo hình ( lớn nhỏ theo ý thích)
- Búa
- Đèn cầy ( nến)
- Khăn
Cách thực hiện:
Bước 1: Lau rửa sạch hộp thiếc, đổ đầy nước và cho vào ngăn đá để xuyên đêm, cách này giúp vỏ hộp không bị móp khi tạo hình
Bước 2: Đặt hộp thiết lên chiếc khăn chuẩn bị sẵn
Dùng đinh đục lỗ tự do lên hộp thiếc, tạo hình theo ý thích
Bước 3: Sau khi hoàn thành rửa sạch hộp thiếc dưới vòi nước và rã đông đá lạnh bên trong
Bước 4: Khi hộp thiếc đã khô hoàn toàn, ta thắp nến dưới đáy hộp. Ngoài ra nếu bé muốn cầm lồng đèn, Phụ huynh có thể chó thêm tay cầm cho bé bằng chiếc đũa và dùng kẽm để cố định nó lại.
Tuy chúng ta đang giãn cách giữa mùa dịch bệnh, nhưng ta vẫn không bỏ quên mùa tết trung thu hằng năm, hãy cùng đón Rằm trung thu tại nhà vui vẻ các bạn nhé!
>>> Xem thêm : Làm Bánh Cuốn Trứng Đơn Giản Tại Nhà
Bình luận Facebook